Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tếcho phụ nữ có

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố châu đốc (Trang 62 - 64)

8. Kết cấu của luận văn

2.4.Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tếcho phụ nữ có

cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

2.4.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên

Thành phố Châu Đốc có điều kiện tự nhiên vừa thuận lợi, vừa khó khăn cho hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Về thuận lợi, Thành phố Châu Đốc nằm ở vị trí biên giới, có vị trí kinh tế đặc biệt. Châu Đốc có vị trí địa lý khá đặc biệt nằm ở ngã ba sông, nơi sông Hậu và sông Châu Đốc gặp nhau; giữa 4 cửa khẩu kinh tế là: cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên - huyện Tịnh Biên, cửa khẩu quốc gia Khánh Bình - huyện An Phú và cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xƣơng - thị xã Tân Châu. Từ vị trí này, thành phố Châu Đốc đƣợc xem là cửa ngõ giao thƣơng quan trọng của tỉnh An giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi tập trung hàng hoá buôn bán với Vƣơng quốc Campuchia qua cả hai đƣờng thuỷ và đƣờng bộ.

Thành phố Châu Đốc thuộc vùng đồng bằng của tỉnh An Giang do phù sa sông Hậu bồi đắp. Địa hình thấp dần theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam. Ở trung tâm có Núi Sam đột khởi lên giữa đồng bằng tạo nên cảnh quan độc đáo. Phía đông có sông Châu Đốc và sông Hậu chảy theo chiều Bắc - Nam. Phía Tây có kênh Vĩnh Tế chạy song song với biên giới Campuchia, nối liền với thị xã Hà Tiên. Địa hình chia cắt bởi các kênh rạch ngang dọc. Với địa hình đa dạng, Châu Đốc có điều kiện phát triển về thƣơng mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp. Chính nhờ vậy mà Châu Đốc nhanh chóng đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng để trở thành một Thành phố. Với sự phát triển nhanh chóng nhƣ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện một cách nhanh chóng và rõ rệt. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác hỗ trợ phát triển kinh tế cho chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

55

Không những vậy, Châu Đốc còn có điều kiện tự nhiên thuận lợi và vùng núi có sông nƣớc thuận lợi cho phát triển cả dịch vụ, nông nghiệp. Trong đó có lợi thế là Núi Sam, Chùa Bà Châu Đốc đã trở thành địa danh quen thuộc của du khách trong và ngoài nƣớc. Hàng năm lƣợng du khách tham gia du lịch tâm linh đến Chùa Bà ngày càng tăng. Ngành du lịch đang có nhiều tiềm năng phát triển một cách mạnh mẽ. Thành phố Châu Đốc ngày nay còn là trung tâm du lịch của tỉnh An Giang và Đồng bằng sông Cửu Long, là thành phố đồng bằng đặc biệt có sông, có núi với phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích lịch sử - văn hoá đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia và cấp địa phƣơng (cấp Tỉnh); địa điểm du lịch phong phú đa dạng đƣợc trải đều và liên hoàn trên toàn thành phố. Hạ tầng kỹ thuật đƣợc đầu tƣ mới, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển; thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng, đời sống nâng cao, nhu cầu vui chơi giải trí từng bƣớc đƣợc phát triển đã tạo điều kiện cho ngành du lịch thu hút khách đến tham quan ngày càng đông. Du khách phần lớn là viếng Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam, hàng năm có trên 4 triệu lƣợt khách đến tham quan, hành hƣơng. Ngoài ra, du khách còn có thể ngồi thuyền tham quan dòng sông Hậu, dạo quanh làng bè, khu chợ nổi trên sông và sang Cồn Tiên tham quan thánh đƣờng Hồi Giáo, xem nghề dệt thổ cẩm truyền thống của ngƣời Chăm An Giang và mua sắm hàng hoá, đặc sản tại chợ Châu Đốc nhƣ: mắm thái, đƣờng thốt nốt, khô bò, khô cá tra phồng…Đây là điều kiện thuận lợi để tạo ra nhiều việc làm, thu hút đƣợc lao động nhàn rỗi tại chỗ.

Về khó khăn, do là thành phố biên giới, giáp với Campuchia, bên kia là các sòng bạc, kết hợp với tình hình kinh tế khó khăn nên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn dễ rơi vào tệ nạn nhƣ cờ bạc, mại dâm, buôn lậu và buôn bán ma tuý. Điều này làm cho quá trình hỗ trợ phát triển kinh tế trở nên khó khăn hơn do phải vừa hỗ trợ, vừa vận động hoàn lƣơng.

56

Nhân tố con ngƣời ở Châu Đốc cũng ảnh hƣởng đến hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Con ngƣời ở Châu Đốc chịu khó, ham làm, sáng tạo là một thuận lợi lớn giúp cho các mô hình khởi nghiệp, tự tạo việc làm đƣợc phát khởi và đi vào thực tế.

Không những vậy, sự gắn kết với tập thể, lối sống nghĩa tình là thuận lợi lớn giúp huy động đƣợc sức mạnh của cộng đồng, xã hội và mạnh thƣờng quân tham gia đóng góp các hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn nhƣ câu lạc bộ nữ doanh nhân đã tham gia tích cực vào hoạt động giới thiệu việc làm cho phụ nữ ở địa phƣơng. Cũng nhờ đặc tính nghĩa tình này mà các chi hội đã thực hiện thành công mô hình góp vốn xoay vòng để hỗ trợ làm ăn và hỗ trợ mua sắm những thiết bị, dụng cụ thiết yếu trong gia đình phục vụ cho nhu cầu sống cơ bản của phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Cũng nhờ sự tham gia tích cực của cộng đồng và xã hội mà nguồn tài chính phục vụ cho sửa chữa nhà cửa, xây cất mới nhà ở và các khoản hỗ trợ tín dụng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn đƣợc kịp thời và đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ có phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn không có ý chí cầu tiến, gặp khó khăn trong việc hoàn lƣơng. Một số chị em phụ nữ ỷ lại những hỗ trợ của Hội, cộng đồng và địa phƣơng nên không tự lực vƣợt lên hoàn cảnh khó khăn.

Một khó khăn khác là trình độ của một bộ phận không nhỏ chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn còn thấp nên rất khó khăn trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ trong xã hội. Kiến thức về khởi nghiệp, làm kinh tế không nhiều. Đây là nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng vốn tín dụng còn thấp. Văn hoá khởi nghiệp chƣa đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở Châu Đốc.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố châu đốc (Trang 62 - 64)