8. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, Bắc giáp thị xã Châu Đốc, đƣờng ranh giới dài 14,570 km; Đông giáp sông Hậu ngăn cách với huyện Phú Tân; Nam giáp huyện Châu Thành, đƣờng ranh giới dài 29,176 km; Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km.
Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Cái Dầu và 12 xã là: Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thuỷ, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh, Bình Chánh.
Huyện nằm trên tuyến đƣờng du lịch quan trọng của tỉnh An Giang. Hàng năm trên tuyến quốc lộ 91 có khoảng bốn triệu lƣợt khách du lịch và khách hành hƣơng đi qua địa phận Châu Phú để đến núi Sam – miếu Bà Chúa Xứ, núi Cấm, Hà Tiên và Vƣơng quốc Campuchia thông qua hai cửa khẩu kinh tế của An Giang là cửa khẩu Xuân Tô – Tịnh Biên và cửa khẩu Khánh Bình – An Phú.
Ngƣời dân đa số theo đạo Phật giáo Hòa Hảo, mỗi nhà thƣờng có ảnh thờ đức Huỳnh Phú Sổ. Hằng năm, trên địa bàn huyện diễn ra nhiều mang sắc thái dân tộc độc đáo nhƣ: lễ rƣớc thần đình Bình Thủy, lễ vía Thầy Tây An....
Huyện nằm bên bờ Tây sông Hậu, dọc theo sông Hậu có những kênh rạch dẫn nƣớc vào đồng nhƣ kênh Thầy Phó, kênh Bình Mỹ, kênh xáng Cây Dƣơng, kênh Phù Dật, kênh Chữ S, kênh xáng Vịnh Tre, kênh Cần Thảo, kênh Đào...
Do Châu Phú là huyện đầu nguồn sông Cửu Long nên vào khoảng tháng 6 dƣơng lịch hàng năm huyện Châu Phú đều phải đối mặt với mùa lũ. Tình hình lũ diễn biến phức tạp, đỉnh lũ biến động bất thƣờng. Lũ ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển KT-XH và đời sống nhân dân. Lũ gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản, nhƣng cũng mang lại một nguồn lợi lớn. Mùa lũ đã tạo điều kiện để ngƣời dân trong huyện có thêm thu nhập thông qua các hoạt động nhƣ: đánh bắt - nuôi trồng thủy sản, nuôi
35
trồng các loại cây thủy sinh, giao thông vận tải đƣờng thủy.... Ngoài ra, lũ còn có tác dụng vệ sinh đồng ruộng, bồi đắp phù sa cho đất.