Giải pháp về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện châu phú, tỉnh an giang hiện nay (Trang 87 - 89)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Giải pháp về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.2.5.1. Vai trò của giải pháp.

Phát triển kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực của Chƣơng trình xây dựng NTM. Mục tiêu cốt l i của Chƣơng trình xây dựng NTM là nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn. Do đó giải pháp phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển kinh tế trên cơ sở cơ cấu kinh tế thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng NTM tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

79 3.2.5.2. Nội dung của giải pháp.

* Phải thực hiện tốt công tác quy hoạch:

- Xã, huyện phải nhanh chóng rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể KT-XH trong lộ trình.

- Đẩy nhanh hoàn thiện quy hoạch chi tiết, quy hoạch các cụm dân cƣ, quy hoạch vùng các phát triển sản xuất theo hƣớng hàng hóa. Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch CNH, HÐH nông thôn, tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển ngành nghề, dịch vụ, hoàn chỉnh quy hoạch cơ cấu kinh tế.

* Áp dụng, phát triển, nhân rộng các mô hình SXKD tiến bộ:

- Tiếp tục nhân rộng mô hình nhà vƣờn, trang trại sản xuất cây ăn trái theo quy trình chuẩn VietGAP, GlobalGAP,... nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, cần thƣờng xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả các mô hình SXKD khác, các tổ hợp tác và hợp tác xã SX trên địa bàn để xác định những mặt tích cực và hạn chế, tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Tập trung đầu tƣ có trọng điểm các mô hình SX hữu cơ sạch, công nghệ cao bằng nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM phân bổ cho phát triển SX. Thực hiện hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng cho các mô hình SX tiến tiến.

- Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch xanh dựa trên nền tảng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển gắn với bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học. Chú trọng kết hợp phát triển các loại hình du lịch sinh thái hoa kiểng và vƣờn cây ăn trái, du lịch sinh thái cộng đồng gắn với các mô hình SX tại địa phƣơng có hiệu quả: mô hình cánh đồng mẫu, vƣờn dừa mẫu; các mô hình Tổ hợp tác cây ăn trái theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

* Thực hiện tái cơ cấu đúng kế hoạch, đúng lộ trình:

- Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và thực hiện Đề án về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại địa phƣơng theo hƣớng: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sát hợp với điều kiện của địa phƣơng, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển SX gắn với bảo vệ môi trƣờng, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

- Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại SX nông nghiệp. Thực hiện sự phối hợp liên kết 4 nhà

80

“Nhà nông - Nhà nƣớc - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp” phát huy hiệu quả, tạo mối quan hệ liên kết giữa ngƣời SX, tổ hợp tác, hợp tác xã với DN, đảm bảo ngƣời dân có lãi và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

- Tích cực thu hút các DN đầu tƣ vào khu vực nông thôn, mở rộng các hình thức tổ chức SXKD sẵn có. Có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ ngành nghề trong nông thôn để khai thác tốt nguyên liệu tại chỗ và giải quyết nhiều việc làm cho nông dân. Vừa chú trọng phát triển ngành nghề mới, các hoạt động dịch vụ, vận tải, vừa khôi phục ngành nghề truyền thống.

3.2.5.3. Tính khả thi của giải pháp.

Thực tiễn tại địa phƣơng cho thấy địa phƣơng có đủ nguồn lực về vốn và con ngƣời để thực hiện tốt công tác quy hoạch; phát triển, nhân rộng các mô hình SXKD tiến bộ nhƣ mô hình nhà vƣờn, trang trại sản xuất cây ăn trái theo quy trình chuẩn VietGAP, GlobalGAP,...; Thực hiện tái cơ cấu đúng kế hoạch, đúng lộ trình.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện châu phú, tỉnh an giang hiện nay (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)