8. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan điểm cơ bản
Nghị quyết số 26-NQ/T.Ƣ ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng Ðảng Khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã đề ra quan điểm xây dựng NTM với các nội dung chủ yếu nhƣ sau:
Thứ nhất: Quan điểm về vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lƣợng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái của đất nƣớc.
Thứ hai: Quan điểm về giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc. CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH-HĐH đất nƣớc. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng NTM gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.
Thứ ba: Quan điểm về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trƣớc hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lƣợng SX trong nông
69
nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tƣ của Nhà nƣớc và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.
Thứ tư: Quan điểm về nhiệm vụ giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trƣớc hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nƣớc, tự chủ, tự lực tự cƣờng vƣơn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân.
Tóm lại, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận đóng vai trò nòng cốt trong vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện.
Xây dựng NTM phải đƣợc tiến hành thực hiện đồng loạt tất cả các nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế xã hội, nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức SX, kế thừa, lồng ghép với các chƣơng trình, dự án và các cuộc vận động, các phong trào quần chúng đang đƣợc triển khai ở nông thôn, theo phƣơng châm dựa vào nội lực của cộng đồng dân cƣ là chính, có sự hỗ trợ một phần từ NSNN, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia. Việc xây dựng NTM phải đảm bảo phƣơng châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hƣởng.
70