Giải pháp về huy động và sử dụng các nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện châu phú, tỉnh an giang hiện nay (Trang 82 - 84)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Giải pháp về huy động và sử dụng các nguồn vốn

3.2.2.1. Vai trò của giải pháp.

Vốn là nguồn lực tài chính tiên quyết, là điều kiện cần để thực hiện chƣơng trình xây dựng NTN, cần thiết phải có vốn. Giải pháp này nhằm giúp cho tỉnh và các địa phƣơng có khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ nhà nƣớc và trong dân.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp.

* Đa đạng hóa các nguồn vốn phục vụ chƣơng trình xây dựng NTM cả về quy mô, số lƣợng và chất lƣợng:

- Tăng cƣờng các nguồn thu cho NSNN. Rà soát, hoàn thiện các chính sách thuế, phí, lệ phí theo lộ trình, đồng thời nghiên cứu, bổ sung thêm các chính sách thu mới. Đồng thời, rà soát và cơ cấu lại các nhiệm vụ chi nhằm tạo nguồn lực cho Chƣơng trình xây dựng NTM. Đảm bảo việc thu chi các nguồn vốn dân chủ, công khai, minh bạch, quản lý sử dụng thanh quyết toán đúng qui định.

- Chú trọng phát huy nội lực của cộng đồng dân cƣ, vận động, huy động nhân dân tham gia đóng góp sức ngƣời, sức của, hiến vật kiến trúc, cây lâu năm, quyền

74

sử dụng đất ... để góp phần cùng với NSNN thực hiện có hiệu quả các nội dung Chƣơng trình. Chú trọng hài hòa lợi ích của các bên tham gia. Đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích các DN đầu tƣ, liên kết với các xã NTM, đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng mục đích, ý nghĩa của Chƣơng trình xây dựng NTM để ngƣời dân hiểu rõ, hiểu sâu hơn tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, từ đó tích cực tham gia góp vốn xây dựng NTM ở quê mình. Trong huy động tham gia đóng góp, cần đặc biệt chú trọng các đối tƣợng là các DN, các tổ chức, cá nhân làm ăn, sinh sống trên địa bàn, ngƣời An Giang có điều kiện khá giả làm ăn sinh sống ở các tỉnh thành trong và ngoài nƣớc,...

* Tăng cƣờng quản lý và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn vốn:

- Thực hiện phân chia, phân công công việc, dự án cụ thể, xác định rõ việc nào dân làm, việc nào nhà nƣớc hỗ trợ, dự án nào cần ƣu tiên thực hiện trƣớc, dự án nào làm sau, các dự án nào cần thực hiện song song để có thể bố trí vốn hợp lý nhằm triển khai đồng bộ và có hiệu quả trong xây dựng NTM. Quán triệt phƣơng châm không làm thay, tạo sức mạnh tại chỗ, xác định dân là chủ thể trong xây dựng NTM, lấy sức dân làm nền tảng cơ bản, các ngành hỗ trợ, định hƣớng giúp các địa phƣơng thực hiện các tiêu chí NTM.

- Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp, đặc biệt là nguồn vốn tài trợ từ các dự án về ứng phó biến đổi khí hậu, môi trƣờng,... Cân đối các nguồn lực trong xây dựng NTM, ƣu tiên triển khai công tác lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chƣơng trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc Chƣơng trình NTM để phát huy hiệu quả đầu tƣ. Đối với nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ Chƣơng trình xây dựng NTM, cần có cơ chế, cách thức sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong xây dựng NTM, ƣu tiên đầu tƣ tập trung cho các xã điểm, xã đăng ký đạt chuẩn.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động trong dân để thực hiện các công trình xây dựng cơ bản thiết thực tại địa phƣơng. Tăng cƣờng công tác vận động nhân dân trong việc giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các công trình giao thông, thủy lợi nội đồng,… Sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; các khoản huy động hợp pháp khác để thực hiện xây NTM.

75

- Thực hiện nghiêm cơ chế quản lý sử dụng vốn: nguồn vốn đầu tƣ tập trung, đúng mục đích, ƣu tiên vốn thực hiện các công trình, dự án trọng điểm có tính đột phá, có tác động nhanh đến nâng cao đời sống vật chất, chăm lo phát triển giáo dục, y tế để từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn.., tạo điều kiện để các xã điểm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM nhất là các tiêu chí về kết cấu hạ tầng nông thôn.

- Tăng cƣờng hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp cho Chƣơng trình theo kế hoạch hằng năm; đảm bảo việc đầu tƣ hiệu quả, đúng trọng tâm theo kế hoạch đã đề ra trong Đề án xây dựng NTM.

3.2.2.3. Tính khả thi của giải pháp.

Thực tiễn tại địa phƣơng cho thấy địa phƣơng có đủ điều kiện để thực hiện tốt giải pháp này, cụ thể là:

- Về kinh phí từ NSNN: Trung ƣơng và Tỉnh tạo thuận lợi cho địa phƣơng về cấp kinh phí thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM theo nhu cầu của địa phƣơng.

- Về năng lực quản lý sử dụng vốn và nguồn vốn: địa phƣơng có đủ năng lực để tiến hành rà soát và cơ cấu lại các nhiệm vụ chi cho phù hợp với nhu cầu từng lúc từng nơi và có đủ năng lực để tăng cƣờng quản lý và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn vốn.

- Về huy động vốn từ xã hội: ngƣời dân của huyện (đang cƣ trú ở địa phƣơng và ngƣời dân địa phƣơng đang sinh sống và làm việc ở nơi khác) có truyền thống yêu quê hƣơng, xứ sở, rất quan tâm đến sự phát triển của quê hƣơng, sẵn sàng tham gia đóng góp sức ngƣời sức để góp phần thực hiện Chƣơng trình. Bên cạnh đó, rất nhiều DN cũng sẵn sàng tham gia góp vốn thực hiện các dự án đầu tƣ. Điều quan trọng là địa phƣơng phải thực hiện tốt hơn nữa chính sách thu hút, khuyến khích các DN đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện châu phú, tỉnh an giang hiện nay (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)