Giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện châu phú, tỉnh an giang hiện nay (Trang 89)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

3.2.6.1. Vai trò của giải pháp.

Kết cấu hạ tầng là công cụ bổ trợ cho quá trình SX, sinh hoạt của mọi cá nhân và các tổ chức xã hội và đƣợc xã hội thừa nhận, là tổng thể các ngành vật chất – kỹ thuật, các loại hình hoạt động phục vụ SX và đời sống xã hội. Hệ thống kết cấu hạ tầng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là điều kiện tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH. Muốn KT-XH phát triển với trình độ cao, nhanh và bền vững thì phải đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang vẫn còn nhiều hạn chế, lạc hậu, đa số có quy mô nhỏ bé, chƣa đồng bộ,..., vẫn đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển. Vì vậy, giải pháp này nhằm phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH để đảm bảo cho Chƣơng trình xây dựng NTM ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang thành công nhanh chóng.

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp.

* Thực hiện tốt công tác quy hoạch, và cơ chế chính sách phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:

81

- Địa phƣơng phải tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng bảo đảm tính hệ thống và đạt hiệu quả tổng hợp.

- Địa phƣơng phải xây dựng danh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ, xác định dự án nào cần thực hiện trƣớc, trong đó, đặc biệt quan tâm đến các dự án xây dựng hạ tầng thiết yếu nhất nhƣ viễn thông và công nghệ thông tin, điện, nƣớc sạch, mạng lƣới giao thông, hệ thống thủy lợi nội đồng, hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, v.v…;

- Rà soát và nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách chung và chính sách riêng đối với các dự án. Tiếp tục tập trung rà soát, tháo gỡ các rào cản, các khó khăn, vƣớng mắc để đẩy mạnh đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế.

* Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng:

- Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ, thực hiện đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, tập trung vào duy tu, phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu nhƣ: điện, giao thông, các công trình thủy lợi, các công trình phúc lợi xã hội.

+ Về giao thông:

 Đối với những tuyến đƣờng có những đoạn đƣờng nằm trong huyện do tỉnh làm chủ đầu tƣ: đề xuất tỉnh sớm triển khai thực hiện.

 Đối với các xã chƣa đạt tiêu chí giao thông: rà soát lại các tuyến đƣờng chƣa đạt chuẩn để xây dựng kế hoạch thực hiện theo lộ trình đã đề ra. Qua rà soát, có thể đƣa ra khỏi danh mục đối với những tuyến đƣờng chƣa thật sự cần thiết phải tập trung đầu tƣ để ƣu tiên nguồn vốn cho những công trình cấp thiết khác. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động để Nhân dân thấy đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng trong xây dựng và phát triển giao thông nông thôn; thực hiện phƣơng châm “nhà nƣớc và Nhân dân cùng làm”; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn nhƣng phải đảm bảo theo quy trình “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hƣởng thụ”.

+ Về thủy lợi: Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch duy tu, bảo dƣỡng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi sẵn có để đảm bảo an toàn sản xuất nông nghiệp. Tranh thủ nguồn kinh phí từ Nghị định 35/NĐ-CP, nguồn thủy lợi phí và

82

các nguồn kinh phí từ các dự án, chƣơng trình của tỉnh, trung ƣơng hỗ trợ. Bên cạnh đó, kêu gọi các công ty, doanh nghiệp lớn đầu tƣ cơ sở hạ tầng, thủy lợi hoàn chỉnh để phục vụ các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

+ Về Điện: UBND các xã tăng cƣờng phối hợp cùng ngành điện rà soát duy tu, phát triển các công trình điện và thƣờng xuyên thực hiện hƣớng dẫn sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt.

+ Về Trƣờng học: tập trung mọi nguồn lực để đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của các đơn vị trƣờng học theo lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới; phối hợp UBND các xã thực hiện phân luồng, sắp xếp lại các trƣờng học cho phù hợp với địa bàn và quy mô phát triển; Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, huy động nguồn lực để đạt các tiêu chí về cơ sở vật chất trƣờng học do ngành phụ trách; Thực hiện tốt công tác nhân sự ở các trƣờng học.

+ Về Cơ sở vật chất văn hóa: đầu tƣ, nâng cấp nhà văn hóa xã đúng với quy mô và lộ trình đề ra; thƣờng xuyên kiểm tra các hoạt động của nhà văn hóa xã và các điểm sinh hoạt văn hóa ấp theo quy chế đã đƣợc UBND tỉnh ban hành và hƣớng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, vận động nhân dân cải tạo, bố trí điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.

+ Về Cơ sở hạ tầng thƣơng mại: kêu gọi đầu tƣ xây mới, sửa chữa, nâng cấp các chợ theo lộ trình đề ra; UBND các xã quản lý, giám sát chặt chẽ các chợ kinh doanh theo hƣớng văn minh, đúng các quy định về pháp luật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tƣ, quản lý và kinh doanh chợ đạt hiệu quả.

+ Về Thông tin và truyền thông: Đài Truyền thanh huyện xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm, nâng cấp hệ thống truyền thanh các xã theo lộ trình đề ra; UBND các xã tăng cƣờng công tác quản lý, đảm bảo hệ thống truyền thanh vận hành hiệu quả.

- Huy động tối đa mọi nguồn vốn: tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ƣơng, tỉnh và huy động tối đa nguồn lực của địa phƣơng, đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tƣ; khai thác, sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng cơ chế lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ từ các chƣơng trình,

83

dự án khác trên địa bàn. Có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ đối với từng dự án.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, đề án, dự án, đa dạng hóa hình thức đầu tƣ, khai thác tối đa các nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phƣơng với các cơ quan nhƣ Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải… nhằm tham mƣu UBND tỉnh cân đối, phân bổ nguồn ngân sách của tỉnh để đầu tƣ hạ tầng thiết yếu cho các xã và huyện nhƣ: đầu tƣ xây dựng trƣờng lớp học và cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới; đầu tƣ xây dựng các Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; đầu tƣ xây dựng chợ và điện nông thôn.v.v… Đồng thời, phải ƣu tiên cho các xã điểm trong sử dụng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chƣơng trình. Khai thác, kế thừa kinh nghiệm trong xây dựng cơ bản các công trình nông thôn mới theo các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình để tiết kiệm kinh phí đầu tƣ, đạt hiệu quả sử dụng đồng vốn cao.

3.2.6.3. Tính khả thi của giải pháp.

Thực tiễn tại địa phƣơng cho thấy bên cạnh năng lực riêng có của địa phƣơng, địa phƣơng đủ điều kiện và khả năng để có thể tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và các ban ngành liên quan, cũng nhƣ thu hút các nguồn lực xã hội hóa tạo thành nguồn lực tổng hợp cho việc thực hiện tốt công tác quy hoạch và cơ chế chính sách phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng.

3.2.7. Giải pháp về tăng cường sự quản lý điều hành của chính quyền.

3.2.7.1. Vai trò của giải pháp.

Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Sự thành công trong xây dựng nông thôn mới đòi hỏi quyết tâm và trách nhiệm chính trị rất cao. Trong quá trình xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, động viên tinh thần để ngƣời dân phát huy vai trò chủ thể xây dựng NTM. Giải pháp này nhằm tập trung và tăng cƣờng sự chỉ đạo sâu sát, thƣờng xuyên, liên tục và đồng bộ của cấp ủy, các cấp chính quyền, đồng thời

84

huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị để công tác xây dựng NTM đạt hiệu quả cao.

3.2.7.2. Nội dung của giải pháp.

* Tăng cƣờng chức năng, vai trò của cấp ủy và chính quyền địa phƣơng: - Các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng phải chủ động căn cứ Chƣơng trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân trong từng giai đoạn của tỉnh ủy, căn cứ nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình đề ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM; lãnh đạo, chỉ đạo UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện vƣợt chỉ tiêu xây dựng NTM theo nghị quyết đại hội đã đề ra; Giữ xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh có đủ năng lực tổ chức thành công xây dựng NTM với phong trào thi đua yêu nƣớc của các thành phần xã hội, các lĩnh vực hoạt động tại địa phƣơng.

- Nhanh chóng khắc phục quan điểm làm qua loa, thiếu sâu sát của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nâng cao nhận thức chung của cả hệ thông chính trị về chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc trong xây dựng NTM để tạo thống nhất quyết tâm cao trong hệ thống chính trị.

* Củng cố và phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM:

- Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp phải kiện toàn tổ chức, xây dựng nếp làm việc trong Chỉ đạo và từng thành viên:

+ Ban Chỉ đạo phải kiện toàn tổ chức bộ máy theo quy định tiêu chí.

+ Ban Chỉ đạo phải xây dựng kế hoạch thực hiện công tác, xây dựng quy chế làm việc khoa học, có sự phân công công việc cụ thể hợp lý cho từng thành viên Ban Chỉ đạo. Chƣơng trình, kế hoạch phải bám sát quy hoạch và đề án thực hiện NTM; triển khai những mục tiêu ổn định, đề xuất điều chỉnh những mục tiêu cần thay đổi phù hợp. Đồng thời, Trong kế hoạch chung phải có kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai Chƣơng trình tại các xã, cần tập trung kiểm tra các xã điểm đƣợc chọn theo lộ trình đạt chuẩn xã NTM.

+ Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa Ban Chỉ đạo với các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

85

+ Ban chỉ đạo thƣờng xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, tạo thuận lợi cho việc thực hiện xây dựng NTM theo mục tiêu đề ra.

3.2.7.3. Tính khả thi của giải pháp.

Thực tiễn về nguồn lực con ngƣời, về cơ chế chính sách, về năng lực phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức tại địa phƣơng cho thấy địa phƣơng đủ điều kiện và khả năng để thực hiện tốt vấn đề này.

Kết luận Chƣơng 3

Chƣơng 3 của Luận văn đã trình bày các quan điểm cơ bản về xây dựng NTM và xây dựng NTM. Đồng thời, Chƣơng 3 đã nêu đƣợc 7 giải pháp đẩy mạnh xây dựng NTM tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong thời gian tới bao gồm:

(1) Giải pháp về công tác tuyên truyền, vận động (2) Giải pháp về huy động và sử dụng các nguồn vốn. (3) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.

(4) Giải pháp về phát triển nguồn lực thông tin.

(5) Giải pháp về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. (6) Giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

86

KẾT LUẬN

1. Về thực trạng chung

Nền kinh tế của huyện vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức phát triển trên mọi lĩnh vực, duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá, thu nhập bình quân đầu ngƣời dần đƣợc cải thiện, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, phát huy tiềm năng của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo hƣớng tích cực, theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh.

Tiềm năng đất đai đƣợc khai thác tốt, sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh theo hƣớng tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả; tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế hợp tác từng bƣớc ổn định và mang lại hiệu quả thiết thực; trình độ sản xuất của ngƣời nông dân đƣợc nâng cao nhờ nhạy bén trong việc tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật; đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm; nông thôn tiếp tục đƣợc đổi mới, cơ sở hạ tầng đầu tƣ nhiều hơn; chênh lệch giữa thành thị nông thôn từng bƣớc đƣợc rút ngắn; chính sách an sinh xã hội đƣợc tập trung quan tâm.

2. Những kết quả và hạn chế trong xây dựng NTM 2.1. Kết quả

XD NTM đã trở thành phong trào rộng khắp, đã tạo đƣợc chuyển biến đáng kể trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và của nhân dân.

Hạ tầng nông thôn đƣợc quan tâm phát triển, đặc biệt là các công trình trọng điểm có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn.

Sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, nhiều mô hình liên kết hợp tác sản xuất có hiệu quả, từng bƣớc ổn định và đƣợc nhân rộng, các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng.

Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn có chuyển biến đáng kể, đƣợc cải thiện, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân nông thôn ngày một tốt hơn, vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng ngày càng đƣợc chú trọng.

87

Hệ thống chính trị luôn đƣợc kiện toàn, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn quan tâm, tổ chức thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện tốt công tác cán bộ, chất lƣợng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đƣợc nâng cao. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn.

2.2. Những hạn chế

Có lúc, có nơi, sự nhận thức về mục đích, ý nghĩa của chƣơng trình xây dựng NTM chƣa cao, chƣa đầy đủ.

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung xây dựng NTM còn nặng về những chỉ tiêu cần vốn đầu tƣ nhƣ xây dựng cơ bản.

Việc huy động nguồn lực đầu tƣ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chƣa đồng bộ, tỷ trọng thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn chƣa hợp lý.

Phát triển kinh tế hợp tác còn hạn chế, thiếu đa dạng.

Hệ thống kết cấu hạ tầng vừa chậm phát triển vừa thiếu đồng bộ, đầu tƣ dàn trải, chƣa đáp ứng yêu cầu của một nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ còn thấp. Kinh tế tăng trƣởng chủ yếu theo chiều rộng.

3. Từ thực trạng, Luận văn đã đề xuất bảy giải pháp đẩy mạnh xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện châu phú, tỉnh an giang hiện nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)