8. Kết cấu của luận văn:
3.2.5. Công tác giám sát thi công xây dựng
Công tác giám sát thi công xây dựng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng và bảo trì công trình xây dựng. Đặc biệt lƣu ý một số công việc sau:
- Đối với cán bộ giám sát: Phải có trình độ chuyên môn phù hợp, đáp ứng đầy đủ các quy định của nhà nƣớc về điều kiện hành nghề (bằng cấp, chuyên môn, chứng chỉ hành nghề), có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực và tinh thần trách nhiệm cao, không vụ lợi, hiểu biết pháp luật. Có mặt thƣờng xuyên tại công trình để giám sát chặt chẽ tất cả các khâu trong quá trình thi công xây dƣng
- Giám sát về chất lƣợng: Phải tuyệt đối tuân thủ quy trình, quy phạm và giải pháp thiết kế kỹ thuật đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt lƣu ý kiểm tra chặt chẽ quá trình sử dụng vật tƣ, thiết bị. Hạn chế tối đa việc thay đổi chủng loại vật tƣ. Giám sát chặt chẽ việc kiểm tra đánh giá mẫu … Khi có dấu hiệu bất thƣờng phải tạm dừng thi công để xem xét xử lý. Hồ sơ quản lý chất lƣợng phải đƣợc lập đầy đủ khách quan, trung thực
- Giám sát khối lƣợng: Phải thƣờng xuyên cập nhật theo dõi, ghi chép đầy đủ, có kỹ năng tính toán tốt. Khối lƣợng thanh toán phải đảm bảo trung thực, khách quan, chính xác. Nếu không quản lý tốt sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, lãng phí, tham nhũng … Hồ sơ khối lƣợng thanh toán phải đƣợc lập đầy đủ theo quy định
- Giám sát tiến độ: Yêu cầu nhà thầu lập tiến độ thi công chi tiết trình chủ đầu tƣ phê duyệt làm căn cứ để giám sát tiến độ dự án. Việc chậm tiến độ mà không do lỗi khách quan, bất khả kháng đều phải đƣợc xử lý theo quy định của hợp đồng. Hiện nay phẩn lớn các dự án bị chậm tiến độ, việc chậm trễ này có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nguyên nhân chính thƣờng do thiếu vốn, vƣớng mắc GPMB, nhà thầu năng lực thi công yếu kém.