Lý thuyết hệ thống sinh thái

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện cát tiên, tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 29)

10. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái

Lý thuyết hệ thống được khởi xướng bởi nhà sinh học người Áo là Ludving VonBertalanffy (1901-1972), ông đưa ra tư tưởng Lý thuyết hệ thống cơ thể năm 1930, chính thức viết lý thuyết hệ thống năm 1949, xuất bản lý thuyết hệ thống tổng thể năm 1968.

W.R Ashby (1917-1999) là nhà tâm lý học người Anh. Ông viết nhập môn điều khiển học năm 1956 với những ý tưởng từ lý thuyết hệ thống của Bertalanffy và Wiener. Ông được xem là cha đẻ của lý thuyết hệ thống và điều khiển học. [28]

Novert Wiener là nhà triết học toán người Nga, gốc do Thái, nhập cư ở Mỹ. Ông là tác giả của “Điều khiển học hay sự điều khiển và giao tiếp trên loài và máy móc” (1948).

Claude Elwood Shannon là nhà toán học người Mỹ, ông sáng lập lý thuyết thông tin hiện đại. Với triết lý “thông tin không phải vật chất hoặc ý thức, thông tin là thông tin”. Ông có ước vọng trình bày lý thuyết hệ thống dưới dạng phi toán học. [28]

T. Parson là nhà xã hội học người Mỹ. Tác phẩm tiêu biểu là Ấn phẩm “hệ thống xã hội”. Ông nhìn hệ thống xã hội ở 4 khía cạnh: thích ứng, đạt mục tiêu, hội nhập và duy trì hệ thống.

Thuyết hệ thống được sử dụng trong công tác xã hội như một công cụ trợ giúp nhân viên xã hội khi học phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp. Ví dụ như khi nhân viên xã hội với cá nhân/nhóm/cộng đồng với rất nhiều những tác động phức tạp giữa đối tượng và những sự kiện xảy ra. Việc tổ chức thông tin thành hệ thống sẽ giúp nhân viên xã hội nhìn nhận vấn đề sáng tỏ hơn. Mỗi thành viên trong hệ thống gia đình đều có sự tương tác lẫn nhau và mỗi hệ thống gia đình lại tương tác với môi trường xã hội mà nó đang sống. [28]

Thuyết hệ thống sinh thái là một lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết lý của ngành Công tác xã hội nó nói lên sự liên hệ giữa các hệ thống (các tổ chức nhóm) và vai trò của cá nhân trong môi trường sống. Lý thuyết này dựa trên giả thiết rằng, mỗi cá nhân đều trực thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống. Cả cá nhân và môi trường đều được coi là một sự thống nhất, mà trong đó các yếu tố liên hệ và trực thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ (Compton, 1989). [28]

Trong mỗi môi trường sinh thái, các hệ thống hoạt động vừa có tính chất riêng biệt và phức tạp, vừa có sự trao đổi liên kết chặt chẽ giữa chúng. Để hiểu biết về một yếu tố nào đó trong môi trường (ví dụ như một cá nhân), chúng ta phải nghiên

cứu để hiểu cả hệ thống môi trường xung quanh của nó. Vì vậy, trong công tác xã hội bất cứ một việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều có liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó.

Trong lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ không chỉ nhìn nhận và tác động một cách đơn lẻ. Mọi người trong hoàn cảnh sống đều có những hành động và phản ứng ảnh hưởng lẫn nhau, và một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ với một người sẽ có ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh. Vì thế, trong các hoạt động công tác xã hội, chúng ta phải nh ìn vấn đề cần thay đổi trên nhiều phương diện và ở nhiều mức độ khác nhau, trên lĩnh vực cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và thế giới. [28]

Môi trường bao gồm ba cấp độ:

Cấp độ vi mô là các quan hệ trực tiếp của từng cá nhân, hay nói cách khác, nó chính là cuộc sống của cá nhân mỗi con người. Ví dụ gia đình là nơi cá nhân sinh ra và lớn lên có ảnh hưởng trực tiếp; lớp học là nơi cá nhân tham gia hàng ngày để thu thập kiến thức kỹ năng; cơ quan là nơi cá nhân cống hiến sức lao động và sự sáng tạo để khẳng định mình. [28]

Cấp độ trung mô bao gồm hai loại: Cấp trung mô nội sinh và cấp trung mô ngoại sinh. Cấp trung mô nội sinh: ví dụ mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, gây nên sự ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh. Cấp trung mô ngoại sinh: Ví dụ nơi làm việc của người cha, nhưng sự kiện xảy ra tại nơi làm việc của cha như bị sa thải, hoặc tăng lương có thể ảnh hưởng đến thái độ của anh ta với con mình khi anh ta trở về nhà từ đó ảnh hưởng đến đứa trẻ. [28]

Cấp độ vĩ mô: Là những yếu tố là bản chất hay quy định của xã hội, cộng đồng có ảnh hưởng đến cá nhân nằm trong đó. Như chính sách, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, chính trị đã tác động tới cuộc sống các thành viên. [28]

Tăng cường khả năng xây dựng và giải quyết các vấn đề cho thân chủ. Nhân viên công tác xã hội cần thể hiện vai trò: khả năng giúp đỡ; giảng giải giúp thân chủ học các kỹ năng giải quyết vấn đề, phân loại nhận thức, đưa ra những thông tin phù hợp thiết lập mô hình hành vi; tạo điều kiện thuận lợi cho thân chủ bằng

việc duy trì sự tự do của thân chủ về hành động từ những áp lực không phù hợp, xác định những nhiệm vụ huy động sự trợ giúp của môi trường; làm trung gian hòa giải; biện hộ; tổ chức như việc đưa thân chủ vào các mối tương tác với nhau hoặc tạo dựng những mạng lưới xã hội mới.

Điểm mạnh của lý thuyết hệ thống sinh thái là tạo được một cách tiếp cận thống nhất từ các quan điểm khác nhau của tâm lý học, xã hội và cộng đồng. Nó mang tính tương tác giúp thúc đẩy cách hiểu về tác động giữa các cá nhân và cá nhân với hệ thống. Bên cạnh đó, cho phép có sự tích hợp các quan điểm lý luận. Đồng thời, định hướng cho việc đánh giá về hành vi.

Điểm hạn chế của lý thuyết hệ thống sinh thái là không mang tính mô tả, là một lý thuyết tổng quát, khó áp dụng vào các tình huống cụ thể, là lý thuyết có nhiều mối liên kết nhưng lại không đưa ra lý thuyết cụ thể nào để kết nối các lý thuyết đó theo cách giải thích.

Có thể nói, nạn nhân của bạo lực gia đình cũng là một cá nhân trong xã hội, chính vì vậy mà cũng chịu tác động của các tiểu hệ thống bên ngoài. Đó là gia đình, xã hội, các tổ chức đoàn thể chính quyền, bệnh viện, tòa án. Vận dụng lý thuyết hệ thống đã chỉ ra mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, với nhóm và ngược lại. Đó là mối liên hệ giữa nạn nhân bạo lưc gia đình với người gây ra bạo lực, với gia đình, ông bà cha mẹ và ngược lại. Trong việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình không thể không chú ý đến sự ảnh hưởng qua lại đó. Tạo dựng và phát huy những tiềm năng, sức mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong việc trợ giúp nạn nhân của bạo lực gia đình.

Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh đến sự tương tác giữa con người với môi trường sinh thái của mình. Theo thuyết này cuộc sống của mỗi con người phụ thuộc vào môi trường xã hội mà họ sinh sống, trong đó có những mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hệ thống. Khi can thiệp vào bất cứ điểm nào trong hệ thống thì cũng sẽ tạo ra sự thay đổi trong toàn hệ thống. Môi trường sinh thái bao gồm: (1) Cấp vi mô: Là các quan hệ trực tiếp tác động đến cá nhân của mỗi người;

(2) Cấp trung mô: Là sự tương tác giữa các hệ thống ở cấp vi mô ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân hoặc môi trường ảnh hưởng đến cá nhân nhưng họ không nằm

trong đó; (3) Cấp vĩ mô: Là những yếu tố bản chất hay quy định của xã hội, cộng đồng có ảnh hưởng đến cá nhân nằm trong đó.

Vận dụng lý thuyết này, chúng ta có thể hiểu rằng, mỗi một gia đình là một tế bào của xã hội. Trong gia đình hòa thuận, bình an thì sẽ tập trung phát triển kinh tế, tạo cảm giác an tâm cho mọi thành viên. Từ đó, sẽ dẫn đến một xã hội văn minh, các quyền của con người được duy trì và thực thi có hiệu quả.

Gia đình cũng chính là nơi bắt đầu của mỗi cá nhân để được nuôi dưỡng, khôn lớn và trưởng thành, chính vì vậy gia đình như một xã hội thu nhỏ và phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau như: chức năng duy trì nòi giống; chức năng kinh tế; chức năng giáo dục.

Như vậy, mỗi một gia đình tốt thì sẽ có xã hội tốt, một xã hội tốt sẽ là môi trường thuận lợi để cá nhân phát triển. Từ đó, các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp sẽ được lưu truyền từ thế hệ này cho thế hệ khác. Do vậy, lý thuyết sinh thái được vận dụng rất phổ biến trong nghiên cứu nói chung và trong công tác xã hội nói riêng.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện cát tiên, tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w