10. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Lý thuyết nhu cầu của A Maslow
Theo Maslow về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có thức ăn, thức uống, được ngủ, nghỉ. Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt, nếu con người không
được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày [27].
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng. Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này.
Chi tiết nội dung của tháp nhu cầu: Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ.
- Nhu cầu cơ bản: bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Nhu cầu cơ bản này phù hợp với quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng: Con người trước hết phải được đáp ứng các nhu cầu ăn, mặc, ở… [27].
- Nhu cầu về an toàn, an ninh: nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của
mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như: chiến tranh, thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn [27].
- Nhu cầu về xã hội: nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nếu nhu cầu này không được thỏa mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tâm lý [27].
-Nhu cầu được quý trọng: nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 02 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. [27]
-Nhu cầu được thể hiện mình: khi nghe về nhu cầu này chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. Nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả, cống hiến cho cộng đồng xã hội. [27]
Thông qua lý thuyết về thang nhu cầu đư ợc đ ề xướng bởi nhà tâm lý học A.Maslow, NVCTXH sẽ tìm hiểu và chỉ ra hệ thống những nhu cầu của thân chủ. Phù hợp với nhu cầu của đối tượng là yêu cầu tiên quyết, không thể thiếu quyết định hiệu quả của các hoạt động trợ giúp; việc tìm hiểu nhu cầu của nhóm thân chủ là khâu không thể thiếu trong việc thực hành CTXH.
Thuyết nhu cầu của Maslow là căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con người nói chung. Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng cụ thể và nhất là đối với từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau, vì họ là những cá thể độc lập với những đặc điểm riêng, nằm trong những bối cảnh không giống nhau.
Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con:
Hầu hết phụ nữ đơn thân nuôi con thiếu thốn các nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó có những người đặc biệt khó khăn không
có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân như việc lo ăn uống, học hành của con cái, chi phí sức khỏe cho bản thân và con cái, chi phí sinh hoạt trong gia đình. Thậm chí có nguy cơ bị đe dọa đến sự an toàn của cuộc sống. Những đối tượng này rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, xã hội và đặc biệt là nhân viên CTXH.
Việc đáp ứng các nhu cầu của con người chính là động cơ thúc đẩy họ tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội. Nếu không đáp ứng các nhu cầu của con người thì họ cũng mất dần động cơ đóng góp cho xã hội.
Theo thuyết nhu cầu, con người là một thực thể sinh học - tâm lý xã hội. Vì vậy, con người có các nhu cầu khác nhau cần cho sự sống và cho cuộc sống xã hội. Hệ thống nhu cầu này được xếp theo thứ tự từ thấp lên cao theo hình tháp, những nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại được xếp phía dưới trong khi những nhu cầu cho sự phát triển, hoàn thiện cá nhân được xem là quan trọng hơn, giá trị hơn thì được xếp phía trên của kim tự tháp. Các nhu cầu đó bao gồm: (1) Nhu cầu sinh lý, sinh tồn; (2) Nhu cầu được an toàn, được bảo vệ; (3) Nhu cầu được thuộc về, được yêu thương; (4) Nhu cầu được tôn trọng, được kính trọng; (5) Nhu cầu tự khẳng định mình. Theo A. Maslow, mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào những nhu cầu trước đó, nếu một nhu cầu nào đó của con người không được đáp ứng thì gặp phải những khó khăn trong việc thực hiện các nhu cầu cao hơn. [27]
Ứng dụng lý thuyết trong nghiên cứu:
Theo nội dung thuyết nhu cầu của A.Maslow có thể thấy rằng phụ nữ bị BLGĐ có nhiều nhu cầu không được đáp ứng như nhu cầu sinh lý (không có thức ăn, nước uống, quần áo, nơi ở), nhu cầu an toàn (bị đánh đập tổn hại sứ c khỏe, tính mạng), nhu cầu xã hội (thiếu đi các mối quan hệ gần gũi như gia đình, bàn bè, đồng nghiệp, các hội, nhóm, câu lạc bộ)… khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Trong quá trình thực hiện phương pháp CTXH nhóm để can thiệp cho phụ nữ bị BLGĐ, việc ứng dụng lý thuyết nhu cầu sẽ giúp cho nhân viên CTXH xác định được nhu cầu hiện tại của phụ nữ bị bạo hành, những khó khăn về vật chất lẫn
tinh thần mà họ gặp phải. Trên cơ sở đó để lập kế hoạch tổ chức các hoạt động can thiệp, hỗ trợ phù hợp để đáp ứng tốt các nhu cầu của thân chủ.
Vận dụng thuyết nhu cầu, chúng ta có thể hiểu được nhu cầu của mỗi người trong gia đình về sự yêu thương, chăm sóc, tôn trọng, gắn bó... là rất chính đáng. Chính vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình dù vợ hoặc chồng, cha mẹ với con cái thì đều có nhu cầu được yêu thương, chăm sóc, tôn trọng. Do vậy, vận dụng thuyết nhu cầu trong nghiên cứu của mình tôi cho rằng rất có ý nghĩa.
1.3. Phương pháp công tác xã hội nhóm
Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. [20]
Công tác xã hội nhóm là phương pháp công tác xã hội mà đối tượng tác động vào là nhóm, là mối tương quan giữa các nhóm, là mục đích, bầu không khí sinh hoạt nhóm. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm. Nhằm đạt tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn. Trong hoạt động công tác xã hội nhóm một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của nhóm trưởng (có thể là nhân viên xã hội hoặc thành viên nhóm) và đặc biệt là sự trợ giúp, điều phối của nhân viên xã hội trong trường hợp trưởng nhóm là thành viên của nhóm. [20]