10. Cấu trúc của luận văn
2.5. Lực lượng hỗ trợ can thiệp chống bạo lực gia đìn hở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng
Để giảm thiểu bạo lực gia đình rất cần sự hỗ trợ, can thiệp của các lực lượng chức năng cùng tham gia.
Bảng 2.6: Ý kiến đánh giá của cán bộ và người dân về hỗ trợ về can thiệp hỗ trợ chống bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ về can Cán bộ Người dân
STT thiệp hỗ trợ Trung Trung
chống bạo lực Có Không ĐLC Có Không ĐLC
bình bình gia đình 1 2 3 4 5 6
Nhân viên công tác xã hội Chính quyền địa phương Những người thân khác trong gia đình Những người xung quanh gần nhà Không biết nhờ ai hỗ trợ Các hỗ trợ khác 12 18 0,40 0,50 65 55 0,54 0,50 40,00% 60,00% 54,17% 45,83% 26 4 0,87 0,35 92 28 0,77 0,42 86,67% 13,33% 76,67% 23,33% 15 15 0,50 0,51 74 46 0,62 0,49 50,00% 50,00% 61,67% 38,33% 11 19 0,37 0,49 63 57 0,53 0,50 36,67% 63,33% 52,50% 47,50% 1 29 0,03 0,18 0 120 0,00 0,00 3,33% 96,67% 0,00% 100,00% 0 30 0,00 0,00 0 120 0,00 0,00 0,00% 100,00% 0,00% 100,00%
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy các cán bộ đánh giá về hỗ trợ về can thiệp hỗ trợ chống bạo lực gia đình chủ yếu là chính quyền địa phương (chiếm tỷ lệ 86,67%), tiếp đến là những người thân khác trong gia đình (chiếm tỷ lệ 50,00%), nhân viên công tác xã hội (chiếm tỷ lệ 40,00%), những người xung quanh gần nhà (chiếm tỷ lệ 36,67%), không biết nhờ ai hỗ trợ (chiếm tỷ lệ 3,33%) và cuối cùng là các hỗ trợ khác (chiếm tỷ lệ 0,00%).
Với kết quả khảo sát nêu trên cho thấy, vẫn còn có ý kiến đánh giá khi xảy ra bạo lực gia đình “không biết nhờ ai hỗ trợ” điều này cho thấy, các lực lượng chức năng cần làm tốt công tác phối hợp, tuyên truyền để hỗ trợ và can thiệp kịp thời cho người yếu thế.
Không Có
86,67%
50,00% 3,33% 0,00%
40,00% 36,67%
Nhân viên công Chính quyền địa Những người Những người Không biết nhờ ai Các hỗ trợ khác
tác xã hội phương thân khác trong xung quanh gần hỗ trợ gia đình nhà
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ đánh giá cán bộ về hỗ trợ can thiệp hỗ trợ chống bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (%)
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Đối với người dân, kết quả khảo sát cho thấy, hỗ trợ về can thiệp hỗ trợ chống bạo lực gia đình chủ yếu là chính quyền địa phương (chiếm tỷ lệ 76,67%), tiếp đến là những người thân khác trong gia đình (chiếm tỷ lệ 61,67%), nhân viên công tác xã hội (chiếm tỷ lệ 54,17%), những người xung quanh gần nhà (chiếm tỷ lệ 52,50%), không biết nhờ ai hỗ trợ (chiếm tỷ lệ 0,00%) và cuối cùng là các hỗ trợ khác (chiếm tỷ lệ 0,00%). Không Có 76,67% 61,67% 54,17% 52,50% 0,00% 0,00%
Nhân viên công Chính quyền địa Những người thân Những người Không biết nhờ ai Các hỗ trợ khác tác xã hội phương khác trong gia xung quanh gần hỗ trợ
đình nhà
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ đánh giá người dân về hỗ trợ can thiệp hỗ trợ chống bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (%)
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Kết quả cho thấy, các lực lượng hỗ trợ can thiệp chống bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng như: “Chính quyền địa phương” đây được xem là chỗ dựa vững chắc của nạn nhân khi bị ngược đãi, bạo hành. Tiếp theo, đó là
“Người thân khác trong gia đình” và “Nhân viên công tác xã hội”. Đây là những lực lượng chính thống, tinh nhuệ trong giải quyết các vấn đề xã hội và được người dân tin tưởng để đón nhận sự trợ giúp, can thiệp.
Theo ý kiến đánh giá của người dân khi được hỏi về bạo lực gia đình, lực lượng hỗ trợ ngoài chính quyền địa phương và nhân viên công tác xã hội thì còn có những người xung quanh gần nhà. Như vậy, lực lượng hỗ trợ can thiệp khi có bạo lực gia đình đã được người dân nhận thức đúng về vai trò của từng lực lượng, qua đó cho thấy, điều mà người dân đánh giá cao nhất vẫn là chính quyền địa phương. Điều này, càng khẳng định thêm một lần nữa về vị trí vai trò của công tác gần dân, hiểu dân, nhất là công tác xã hội trong dân cần phát huy tính hiệu quả hơn nữa để trợ giúp và can thiệp kịp thời cho những nạn nhân, người yếu thế trong xã hội.
2.6. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình
Qua kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình đạt mức rất quan trọng, điều đó thể hiện qua kết quả khảo sát có 25 người đánh giá rất quan trọng (chiếm tỷ lệ 83,33%) và 5 người đánh giá quan trọng (chiếm tỷ lệ 16,67%).
16,67%
Quan trọng Rất quan trọng
83,33%
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ đánh giá cán bộ về tầm quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh
Lâm Đồng (%)
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Người dân cũng đánh giá vai trò c ủa nhân viên công tác xã hội trong tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình đạt mức rất quan trọng, điều đó thể hiện qua kết quả khảo sát có 88 người đánh giá rất quan trọng (chiếm tỷ lệ 73,33%), có 29 người đánh giá quan trọng (chiếm tỷ lệ 24,17%) và 3 người đánh giá bình thường (chiếm tỷ lệ 2,50%).
2,50%
24,17% Bình thường Quan trọng 73,33% Rất quan trọng
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ đánh giá người dân về tầm quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình (%)
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Như vậy, nhìn chung công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình là rất quan trọng, có ý về mặt xã hội và nhân văn, nếu phát huy tốt vai trò của công tác xã hội trong đời sống xã hội của người dân thì sẽ trợ giúp kịp thời với những người yếu thế (nạn nhân bị bạo lực gia đình).
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu từ đó, tiến hành khảo sát, phân tích kết quả về thực trạng bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng có xảy ra bạo lực gia đình tuy nhiên chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Khi khảo sát hầu hết người dân đã phân biệt và đánh giá được những hành vi bạo lực gia đình; đồng thời đánh giá được mức độ bạo lực gia đình ở địa phương, cũng nh ư đánh giá được nguyên nhân và các hình thức dẫn đến bạo lực gia đình. Đặc biệt, khi xảy ra bạo lực gia đình cần tìm đến những hình thức can thiệp, trợ giúp khi mình là nạn nhân của bạo lực gia đình. Mặt khác, qua khảo sát, phân tích người nghiên cứu đã thu nhận được hiệu quả của các hình thức tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương. Đồng thời, trong nghiên cứu cũng giúp người dân nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, gia đình, sự phát triển của con cái...
Qua nghiên cứu cho thấy, người dân rất cần được hỗ trợ, can thiệp về bạo lực gia đình của chính quyền địa phương, của nhân viên công tác xã hội, đây cũng là thông tin bổ ích để các cấp ban ngành, các cơ sở đào tạo công tác xã hội thấy được ý nghĩa và vai trò của nhân viên công tác xã hội với các vấn đề của xã hội nói chung và hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo hành gia đình nói riêng.
Kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 2 còn là cơ sở để đi sâu phân tích các cơ sở đề xuất biện pháp, can thiệp nhóm đối với công tác xã hội để giúp đỡ các nạn nhân, những người yếu thế.
Chương 3
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ÐÌNH Ở HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG