Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện cát tiên, tỉnh lâm đồng (Trang 50 - 51)

10. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Huyện Cát Tiên nằm ở phía Nam của tỉnh Lâm Đồng. Trong thời kỳ khá ng chiến chống Pháp và chống Mỹ, địa bàn huyện Cát Tiên ngày nay là khu vực thuộc tỉnh Phước Long, có thời kỳ thuộc tỉnh Đồng Nai Thượng, là vùng căn cứ của khu ủy khu VI, Khu X của Tỉnh ủy Lâm Đồng, là địa bàn có đường hành lang nối tiếp đường mòn Hồ Chí Minh từ Đăk Lắk qua Cát Tiên, Phước Long để về Trung ương Cục Miền Nam.

Ngày 06 tháng 6 năm 1986, theo Quyết định số 68/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) huyện Cát Tiên được thành lập trên cơ sở chia huyện Đạ Huoai cũ thành ba huyện đó là: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Ngày 01 tháng 01 năm 1987 huyện Cát Tiên chính thức đi vào hoạt động.

Hiện nay, huyện Cát Tiên có 09 đơn vị hành chính có 02 thị trấn (thị trấn Cát Tiên và thị trấn Phước Cát) và 07 xã (Quảng Ngãi, Đức Phổ, Phước Cát 2, Nam Ninh, Gia Viễn, Tiên Hoàng, Đồng Nai Thượng). Tổng diện tích tự nhiên 42.694 ha, dân số 35.283 người (số liệu thống kê ngày 01/4/2019); trong đó có 17 dân tộc thiểu số với hơn 8.820 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 80% dân số của huyện, các dân tộc khác chủ yếu di cư từ nơi khác đến và hầu hết là các dân tộc từ các tỉnh Miền núi phía Bắc như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Mường… di cư vào đây sinh sống và lập nghiệp. Kinh tế của huyện phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm; thu ngân sách nhà nước đạt kết quả đáng ghi nhận. Triển khai thực hiện tốt các khâu đột phá đã được Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VIII xác định, nhất là đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hoàn thiện; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với ứng dụng công nghệ, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích; chú trọng thực hiện các giải pháp về phát triển dịch vụ - du lịch nhằm tạo động lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện sau năm 2020. Công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm đúng mức; tiếp tục

chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo chuyên ngành gắn với chức danh đang đảm nhận và trong nguồn quy hoạch; chất lượng lao động ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đạt kết quả khá toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; chính sách an sinh xã hội được quan tâm đúng mức. Quốc phòng - an ninh được giữ vững và ổn định.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện cát tiên, tỉnh lâm đồng (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w