Hình 1.1 Ong C. flavifes
a. Ong đực C. flavifes
b. Ong cái C. flavifes
(Nguồn: Nguyễn Việt Thắng, 2015)
Theo Nguyễn Việt Thắng (2015) nghiên cứu, ong kí sinh C. flavipes kí sinh sâu non sâu đục thân mía C. tumidicostalis. Cho thấy tỉ lệ kí sinh của ong C. flavipes
trên sâu non tuổi 2 cao nhất là 48,00 ± 10,33%, khác biệt có ý nghĩa khi cho ong
C. flavipes kí sinh lên vật chủ là sâu non tuổi 3 và tuổi 4. Tỉ lệ kí sinh của sâu non tuổi 2 là cao nhất là do khả năng tự vệ của sâu non tuổi 2 còn kém, lớp da mỏng, nên ít ảnh hƣởng đến sức khỏe của ong cái C. flavipes. Tỉ lệ kí sinh của ong C. flavipes trên sâu non tuổi 4 thấp nhất là do cơ thể sâu non tuổi 4 đã lớn, khả năng tự vệ và phản xạ nhanh hơn, lớp da cũng dày hơn sâu non tuổi 2, nên ong C. flavipes khó kí sinh hơn. Trong đó, số kén ong C. flavipes hình thành từ sâu non tuổi 4 là cao nhất 57,30 ± 18,94 kén, khác biệt rất có ý nghĩa với nghiệm thức số kén ong C. flavipes
hình thành từ sâu non tuổi 2. Số kén ong hình thành trên sâu non tuổi 2 thấp nhất là do sâu non ong C. flavipes trong cơ thể sâu non sâu đục thân tuổi 2 phát triển không đồng đều. Sâu non ong C. flavipes phát triển vƣợt trội sẽ chui ra trƣớc,
những sâu non ong C. flavipes phát triển chậm hơn sẽ không chui ra và hóa nhộng đƣợc, sẽ chết sau khi sâu non sâu đục thân tuổi 2 chết. Tỉ lệ vũ hóa của ong
C. flavipes cao nhất khi kí sinh lên sâu non tuổi 4 là 92,29 ± 5,58 %, do dinh dƣỡng trong cơ thể sâu non tuổi 4 đáp ứng đủ cho sâu non ong C. flavipes phát triển. Ngƣợc lại, tỉ lệ vũ hóa của ong C. flavipes trên vật chủ là sâu non tuổi 2 thấp nhất do dinh dƣỡng trong cơ thể sâu non tuổi 2 không đủ cung cấp cho sâu non ong C. flavipes
phát triển đầy đủ nên sâu non ong C. flavipes hóa nhộng cƣỡng bức.