Hình 1.5 Ong T. japonicum
(Nguồn: Trinidad, 1979)
Theo Phạm Hữu Nhƣợng (1996), đã tìm thấy T. japonicum kí sinh trên trứng sâu hại của 27 loài thuộc bộ Lepidoptera. Ở Việt nam, đã phát hiện 18 loài thuộc 8 giống và 7 họ bị ong T. japonicum. Trong ruộng lúa, loài ong này kí sinh trên 8 loài sâu hại tập trung nhất trên hai loài là sâu đục thân lúa Trypolyza incerlulas
(Lepidoptera: Crambidae) và sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis (Lepidoptera: Crambidae). Chu kì phát triển của T. japonicum qua 4 pha: trứng, ong non, nhộng và ong trƣởng thành. Tất cả các pha trƣớc trƣởng thành đều sống kí sinh trong trứng vật chủ, ong trƣởng thành sống tự do.
Trứng ong T. japonicum hình bầu dục hơi thon, dài 0,053 – 0,1 mm; rộng 0,025 – 0,03mm sau khi đẻ khoảng 20 – 24h trứng phát triển thành ong non. Ấu trùng ong T. japonicum ở nhiệt độ 27oC kéo dài từ 36 – 48h, và bao giờ cũng sử dụng hết chất dinh dƣỡng trứng vật chủ. Ong mới nở dài khoảng 0,6mm và ở giai đoạn đẩy sức dài tới 1,215mm. Tốc độ sinh trƣởng của ong phụ thuộc rất lớn vào
điều kiện dinh dƣỡng. Ấu trùng ong T. japonicum phát triển chậm và kém trong điều kiện kí sinh kép. Khi ong non phát triển đẩy sức, ngừng dinh dƣỡng lột xác và chuyển sang pha nhộng. Pha nhộng kéo dài từ 36 – 48h. Sau đó trƣởng thành phá vỡ vỏ nhộng và vỏ trứng vật chủ vũ hóa ra ngoài. Ong vừa mới nở nằm trong vỏ trứng vật chủ, cánh còn mềm và gập lại phía lƣng. Khoảng một ngày sau đó ong mới có khả năng bay ra ngoài. Cơ thể ong màu đen ở bất cứ nhiệt độ nào. Ong cái thƣờng to hơn ong đực, có máng đẻ trứng kéo dài ra phía sau và các lông trên râu ngắn hơn ong đực. Sau khi vũ hóa ong hoạt động nhanh nhẹn, ong đực có thể giao phối ngay nếu gặp ong cái. Sau đó ong cái tìm trứng vật chủ để đẻ trứng. Tổng vòng đời của ong T. japonicum trong điều kiện thuận lợi kéo dài từ 148 – 192h (khoảng 6 – 7 ngày). Thời gian để ong T. japonicum tiêu diệt trứng vật chủ xảy ra trong khoảng 36 – 48h vì sau khi đẻ trứng khoảng một ngày thì ong non mới chui ra khỏi vỏ trứng và sử dụng chất dinh dƣỡng trong trứng của vật chủ để hoàn thành vòng đời.
T. japonicum có khả năng sinh sản lớn. Độ sinh sản trung bình 53 ± 0,86 trứng và phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ dinh dƣỡng của ong non và tuổi thọ của ong trƣởng thành. Ong có tuổi thọ càng cao, khả năng kí sinh càng lớn. Ong sống khoảng 4 ngày có khả năng kí sinh là 64 ± 5,6 trứng, ong sống 1 ngày khả năng đẻ trứng biến động từ 24,6 ± 3,8 trứng. Nhịp điệu sinh sản của ong thay đổi rõ rệt theo các giờ trong ngày và theo thời gian sống của ong. Ong đẻ vào ban ngày và tập trung vào buổi sáng khoảng 6 – 8h. Trong 2 ngày đầu tiên nếu đủ số trứng ong có khả năng đẻ đến 90% tổng số trứng. Khả năng kí sinh của ong trên trứng vật chủ lớn nhất trong thời gian từ 1 – 5h sau khi vũ hóa và có thể đạt tới 65 ± 6 trứng/1 ong cái.
Trong khoảng ẩm độ tối thích là 70 – 90% tỉ lệ vũ hóa của ong đạt 78,8 – 87,1%; tỉ lệ kí sinh của ong từ 59,5 – 70,8%. Khoảng nhiệt độ thích hợp là 25 – 30oC tỉ lệ vũ hóa của ong đạt từ 75,44 – 92%; tỉ lệ kí sinh từ 69,2 – 74,4%; thời gian hoàn thành vòng đời của ong từ 7 – 9 ngày.