Theo Doutt và Viggiani (1968), Trichogramma gồm 83 chi và 839 loài. Hầu nhƣ tất cả các Trichogrammatidae là loài kí sinh chính trên trứng của đa số các loài côn trùng, đặc biệt là những côn trùng trong bộ Lepidoptera, bộ cánh nửa cứng, Coleoptera, Thysanoptera, Hymenoptera, Diptera và bộ cánh gân (Viggiani và Laudonia, 1994). Nhiều loài Trichogramma đƣợc sử dụng rộng rãi trong kiểm soát sinh học của côn trùng gây hại khác nhau vì tỉ lệ kí sinh thƣờng có thể lên đến 90%, đặc biệt là Lepidoptera (Walter, 1983).
Ký sinh trứng thuộc họ Trichogrammatidae là một trong những tác nhân kiểm soát sinh học sử dụng rộng rãi nhất. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 85 chi (Viggiani, 2001), trong đó 26 chi đã đƣợc ghi nhận từ Ấn Độ (Yousuf và Shafee, 1987). Trong số này, có khoảng 250 loài phân bố trên toàn thế giới và là một trong những loài quan trọng nhất. Ở Ấn độ có tới 12 loài ong mắt đỏ Trichogramma và 2 loài Trichigramma có thể sử dụng đƣợc trong phòng trừ các loài sâu hại cây trồng (David và Easwaramoorthy, 1986).
Theo Trƣơng Xuân Lam và ctv (2011), Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật, ong mắt đỏ Trichogrammatidae là họ ong ký sinh trên trứng của nhiều loại côn trùng có hại. Họ ong mắt đỏ gồm 70 chi, 400 loài, loài thƣờng đƣợc sử dụng trong công tác
BVTV ở nƣớc ta là các loài T. japonicum, T. chilonis, T. dendrolim, T. evanescens,
T. eaproctidis, T. embrypragum. Nhƣng trong đó, ong mắt đỏ gồm 3 loài phổ biến (T. chilonis, T. japonicum, T. dendrolimi), đây là các loài kí sinh trứng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa số lƣợng sâu ngoài tự nhiên. Từ lâu ong mắt đỏ đƣợc sử dụng nhƣ biện pháp chính để diệt trừ trứng của một số loài sâu hại nhƣ sâu đục thân ngô, sâu cuốn lá lúa, sâu tơ, sâu róm thông… Trƣớc tiên ong mắt đỏ đƣợc nhân nuôi trong phòng thí nghiệm sau đó đem thử ra ruộng và có khả năng diệt sâu hại ngay từ giai đoạn trứng sâu với ƣu điểm tuyệt đối an toàn cho con ngƣời, đặc biệt là môi trƣờng, hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu trên cánh đồng.