Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học của ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii (Hymenoptera: Trichogrammatidae) kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicotalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae) (Trang 43)

2.2.1 Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu: sâu đục thân C. tumidicostalis đƣợc thu từ nông trƣờng mía Thành Long (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), ong Trichogramma chilonis thu từ các ruộng mía ở nông trƣờng mía Thành Long (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), ngài gạo Corcyra cephalonica thu từ các nhà máy xay xát lúa gạo ( huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An).

Thiết bị: tủ định ôn (model: MLR–351H) duy trì ở 28 ± 2oC, ẩm độ 45 ± 5%, 12L:12D, kính lúp soi nổi, hộp nhựa (7 x 11 cm) và (4x3 cm) có lỗ lƣới, máy chụp hình, thùng giấy A4, ống nghiệm (3 x 15 cm) và (1 x 5 cm), mật ong.

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.2.2.1 Thu thập và nhân nuôi sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis

Phƣơng pháp thực hiện:

Sâu đục thân C. tumidicostalis đƣợc thu từ nông trƣờng mía Thành Long (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh).

Hình 2.1 Thu thập nguồn sâu đục thân mía ngoài tự nhiên a: Ruộng mía bị nhiễm sâu đục thân mía

b: Cây mía bị nhiễm sâu đục thân mía

Phƣơng pháp nhân nuôi sâu đục thân mía C. tumidicostalis đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp của Huỳnh Vũ Linh (2015):

Tiến hành thu thập sâu đục thân mía C. tumidicostalis trên các ruộng mía bị hại. Sau đó nuôi tiếp C. tumidicostalis trên lóng mía non trong hộp nhựa (25x17x8 cm).

Hình 2.2 Nhân nguồn sâu đục thân mía C. tumidicostalis trong phòng thí nghiệm Khi sâu non hóa nhộng, tiến hành chuyển nhộng sang hộp nhựa, phía dƣới có khăn giấy ẩm để giữ độ ẩm cho nhộng.

Hình 2.3 Hộp nhựa lƣu giữ nhộng sâu đục thân mía C. tumidicostalis

Khi nhộng vũ hóa, tiến hành thu ngài cho bắt cặp giao phối trong lồng đẻ trứng, bên trong lồng có cắm giấy thấm mật ong 50% cho ngài ăn thêm. Cho ngài đẻ trứng trên giấy A4 đã chuẩn bị trong lồng. Tiến hành thu trứng và thay thức ăn cho ngài.

Hình 2.4 Lồng đẻ trứng của ngài trƣởng thành C. tumidicostalis

Trứng thu đƣợc cho vào hộp nhựa hình trụ (đƣờng kính 11 cm, chiều cao 7 cm) dƣới đáy hộp có giấy ẩm. Đến khi trứng sắp nở thì chuyển trứng qua hộp nhựa (25x17x8 cm)có chứa lóng mía để nuôi sâu non, sau 7 ngày tiến hành thay mía 1 lần.

2.2.2.2 Thu thập và nhân nuôi ngài gạoPhƣơng pháp thực hiện: Phƣơng pháp thực hiện:

Tiến hành thu thập sâu non ngài gạo ở các vựa lúa gạo về nhân nuôi trên các thùng giấy A4 bằng cám bắp trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Hình 2.5 Nhân nuôi ngài gạo trong thùng giấy A4.

Khi ngài gạo vũ hóa, thu gom ngài vào hộp nhựa có lƣới phía trên nắp. Sau đó cho các hộp nhựa vào thùng đậy nắp lại để tạo không gian tối cho ngài giao phối và đẻ trứng.

Sau 24h tiến hành thu trứng ngài gạo, dùng cây cọ chải trứng ra khỏi mặt lƣới trên nắp hộp nhựa. Làm sạch trứng ngài gạo. Tiến hành thu trứng ngài gạo trong 2 – 3 ngày liên tục, sau đó loại bỏ ngài cũ và thu gom lứa ngài mới.

Hình 2.6 Thu ngài và trứng ngài gạo nhân nguồn a: Thu ngài gạo vào hộp nhựa

Trứng ngài gạo sau khi làm sạch đƣợc đem đi khử phôi dƣới đèn cực tím 32W trong 20 phút. Sau đó dán trứng ngài gạo mới khử phôi xong trên giấy A4 cứng bằng bột mì tinh. Cho bảng trứng ngài gạo vào lồng nhân nguồn ong T. chilonis.

2.2.2.3 Nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma chilonis trong phòng thí nghiệm Phƣơng pháp thực hiện Phƣơng pháp thực hiện

Thu thập trứng sâu đục thân mía bị côn trùng kí sinh ngoài đồng ruộng về để thu ong T. chilonis. Mỗi bảng trứng đƣợc giữ trong từng ống nghiệm riêng biệt cho đến khi ong vũ hóa.

Hình 2.7 Nhân nguồn ong mắt đỏ trên trứng ngài gạo a: Ong T. chilonis đƣợc thu trên lá mía ngoài tự nhiên b: Bảng trứng ngài gạo chuẩn bị cho ong mới vũ hóa kí sinh

Khi ong vũ hóa, cho ong ăn thêm mật ong 50%, bắt cặp và giao phối trong ống nghiệm. Sau 2 – 3h, cho ong tiếp xúc với bảng trứng ngài gạo. Sau 24h, tiến hành thay bảng trứng mới, bảng trứng cũ cho vào ống nghiệm chờ đến khi ong vũ hóa tiến hành thí nghiệm.

Hình 2.8 Nhân nguồn ong mắt đỏ T.chilonis

a: Cho ong ăn thêm mật ong 50% trong ống nghiệm b: Bảng trứng ngài gạo chuẩn bị vũ hóa

Ong T. chilonis dùng để tiến hành thí nghiệm đƣợc thu ở ngoài đồng về và nhân nuôi một thế hệ trên trứng ngài gạo. Sau thế hệ F1 trên trứng ngài gạo, tiến hành nhân nguồn ong lại trên trứng sâu đục thân mía.

2.2.2.4 Thí nghiệm xác định vòng đời của ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis trứng sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis

Phƣơng pháp thực hiện:

Ong mới vũ hóa, cho bắt cặp và ăn thêm mật ong 50% trong 24h. Sau đó cho 20 cặp ong (đực, cái) T. chilonis tiếp xúc với 70 trứng sâu đục thân mía và ăn thêm mật ong 50%. Sau 24h thì lấy bảng trứng cũ ra. Giữ bảng trứng cũ lại để quan sát.

Vòng đời của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía ( từ ong T. chilonis

kí sinh trứng sâu đục thân C. tumidicostalis đến giai đoạn ong vũ hóa).

2.2.2.5 Khảo sát khả năng kí sinh của ong Trichogramma chilonis trên trứng sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh trên cùng một đục thân mía Chilo tumidicostalis khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh trên cùng một số lƣợng trứng vật chủ

Phƣơng pháp thực hiện:

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu đơn yếu tố với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp lại.

Nghiệm thức 1: 1 cặp ong mắt đỏ T. chilonis (đực, cái). Nghiệm thức 2: 3 cặp ong mắt đỏ T. chilonis (đực, cái). Nghiệm thức 3: 5 cặp ong mắt đỏ T. chilonis (đực, cái). Nghiệm thức 4: 7 cặp ong mắt đỏ T. chilonis (đực, cái).

Hình 2.9 Thí nghiệm xác định ảnh hƣởng của số lƣợng ong T. chilonis đến tỉ lệ kí sinh Ong mới vũ hóa, cho ong bắt cặp và ăn thêm mật ong 50% trong ống nghiệm trong 24h. Sau đó, bắt lần lƣợt 1 cặp ong, 3 cặp ong, 5 cặp ong, 7 cặp ong mắt đỏ T. chilonis cho vào từng ống nghiệm đã chuẩn bị sẵn 70 trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi. Cho ăn thêm mật ong 50% và nƣớc cất. Sau 24h lấy bảng trứng ra khỏi ống nghiệm. Giữ các bảng trứng lại để quan sát.

Chỉ tiêu theo dõi:

Với x: là số lƣợng cặp ong T. chilonis thay đổi qua các nghiệm thức. Tỉ lệ kí sinh (x) (%) = (số trứng bị kí sinh số trứng sử dụng) x 100

Tỉ lệ vũ hóa (x) (%) = (số trứng có ong vũ hóa/số trứng bị kí sinh) x 100

Tỉ lệ con cái (x) (%) = (số con cái vũ hóa/tổng số con vũ hóa) x 100

Tỉ lệ kí sinh/1 cặp ong (%) = Tỉ lệ kí sinh (x)/(x)

Tỉ lệ vũ hóa/1 cặp ong (%) = Tỉ lệ vũ hóa (x)/(x)

Tỉ lệ con cái/1 cặp ong (%) = Tỉ lệ con cái (x)/(x)

Xác định công thức kí sinh hiệu quả về mặt số lƣợng, xây dựng mô hình toán học y = f(x), trong đó, y là: tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ con cái; x là số lƣợng ong kí sinh.

2.2.2.6 Thí nghiệm xác định tuổi vật chủ thích hợp cho 1 cặp ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện không có sự lựa chọn vật chủ

Phƣơng pháp thực hiện:

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu đơn yếu tố với 3 nghiệm thức và 10 lần lặp lại.

Nghiệm thức 1: 70 trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis 1 ngày tuổi

Nghiệm thức 2: 70 trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis 2 ngày tuổi

Nghiệm thức 3: 70 trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis 3 ngày tuổi

Ong mới vũ hóa, cho bắt cặp và ăn thêm mật ong 50% trong ống nghiệm trong vòng 24h. Sau đó bắt 7 cặp ong T. chilonis cho vào từng ống nghiệm tiếp xúc với trứng sâu đục thân 4 vạch 1 ngày tuổi, 2 ngày tuổi, 3 ngày tuổi. Cho ăn

thêm mật ong 50% và nƣớc cất. Sau 24h lấy bảng trứng ra khỏi ống nghiệm. Giữ các bảng trứng cũ để quan sát.

Hình 2.10 Thí nghiệm xác định tuổi vật chủ thích hợp trong điều kiện không có sự lựa chọn vật chủ

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỉ lệ kí sinh (%) = (số trứng bị kí sinh/số trứng sử dụng) x 100

Tỉ lệ vũ hóa (%) = (số trứng có ong vũ hóa/số trứng bị kí sinh) x 100

Tỉ lệ con cái (%) = (số con cái vũ hóa/tổng số con vũ hóa) x 100

2.2.2.7 Thí nghiệm xác định tuổi vật chủ thích hợp cho ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện có sự lựa chọn vật chủ

Phƣơng pháp thực hiện:

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu đơn yếu tố với 1 nghiệm thức và 10 lần lặp lại gồm 7 cặp ong đực cái.

Ong mới vũ hóa, cho bắt cặp và ăn thêm mật ong 50% trong ống nghiệm trong 24h. Sau đó bắt 7 cặp ong T. chilonis đực cái cho vào từng ống nghiệm đã chuẩn bị 70 trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi, 70 trứng sâu đục thân mía

4 vạch 2 ngày tuổi, 70 trứng sâu đục thân mía 4 vạch 3 ngày tuổi. Cho ăn thêm mật ong 50% và nƣớc cất. Sau 24h lấy bảng trứng cũ ra, giữ lại và quan sát.

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỉ lệ kí sinh (%) = (số trứng bị kí sinh/số trứng sử dụng) x 100

2.2.2.8 Thí nghiệm xác định khả năng sinh sản của ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis sinh trứng sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis

Phƣơng pháp thực hiện:

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu đơn yếu tố với 1 nghiệm thức và 10 lặp lại, mỗi nghiệm thức gồm 7 cặp ong đực cái.

Ong mới vũ hóa, tiến hành bắt 7 cặp ong T. chilonis đực cái cho vào từng ống nghiệm đã chuẩn bị sẵn trứng sâu đục thân. Cho ăn thêm mật ong 50%. Sau 24h lấy bảng trứng cũ ra, thay bằng bảng trứng mới. Giữ bảng trứng cũ để quan sát.

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỉ lệ kí sinh (%) = (số trứng bị kí sinh/số trứng sử dụng) x 100

Tỉ lệ ong cái (%) = (số ong cái vũ hóa/tổng số ong vũ hóa) x 100

Tỉ lệ vũ hóa (%) = (số trứng có ong vũ hóa/số trứng bị kí sinh) x 100

2.2.2.9 Mô tả tập tính kí sinh của ong Trichogramma chilonis

Mô tả tập tính sống và kí sinh của ong mắt đỏ T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân 4 vạch hại mía C. tumodicotalis.

2.2.2.10 Phƣơng pháp xử lí số liệu

Số liệu đƣợc nhập, chuyển đổi và vẽ đồ thị dựa vào phần mềm Excel (2010).

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Xác định vòng đời của ong Trichogramma chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis mía Chilo tumidicostalis

Kết quả theo dõi vòng đời của ong T. chilonis khi cho 20 cặp ong T. chilonis kí sinh trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis đƣợc thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1 Kết quả vòng đời ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch

C. tumidicostalis

STT Ong mắt đỏ

Vòng đời ong mắt đỏ (ngày)

Biến động TB ± SD Số ong vũ hóa

1 Ong đực 9 – 10 9,4 ± 0,5 7

2 Ong cái 9 – 10 9,4 ± 3,1 30

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ: 28 ± 2oC; ẩm độ: 45% ± 5%.

Qua bảng 3.1 nhận thấy vòng đời ong T. chilonis biến động từ 9 đến 10 ngày, vòng đời trung bình của ong cái là 9,4 ± 3,1 ngày, ong đực 9,4 ± 0,5 ngày.

Kết quả thí nghiệm cao hơn so với báo cáo của Nadeem (2008; 2009). Khi theo dõi vòng đời của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía C. infuscatelus trong điều kiện nhiệt độ 28oC thì ong T. chilonis có vòng đời là 7,3 ngày (Nadeem; 2008; 2009). Cũng cao hơn kết quả báo cáo của Cao Anh Đƣơng (2012) về vòng đời của ong T. chilonis kí sinh trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. sacchaphagus ở 30oC là 7,43 ±

0,49 ngày. Có sự khác biệt là do chịu ảnh hƣởng của nhiệt độ, độ ẩm và các vật chủ khác nhau.

Nhƣ vậy, vòng đời ong mắt đỏ T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch

C. tumidicostalis biến động từ 9 ± 3,1 ngày dài hơn khi cho ong T.chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. sacchaphagus là 7,43 ± 0,49 ngày. Tuy nhiên, vòng đời ong T. chilonis cũng khá ngắn, ngắn hơn so với vòng đời của ong C. flavipes kí sinh trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis là 20,18 ± 1,54 ngày (Nguyễn Việt Thắng, 2015). Nhƣ vậy, thời gian hoàn thành vòng đời ong T. chilonis là một điều kiện thuận lợi cho việc phóng thích và phát triển quần thể ong T. chilonis trên trứng sâu đục thân mía trong thời gian ngắn.

3.2 Khảo sát khả năng kí sinh của ong Trichogramma chilonis trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh trên cùng thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh trên cùng một số lƣợng vật chủ không đổi

Kết quả khảo sát khả năng kí sinh của ong T. chilonis trên 70 trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis khi thay đổi số lƣợng ong kí sinh trên cùng một số lƣợng vật chủ không đổi đƣợc thể hiện trong bảng 3.2; 3.3 và 3.4.

Bảng 3.2 Kết quả tỉ lệ ký sinh của ong T. chilonis với số lƣợng cặp ong khác nhau

STT Số cặp ong (đực; cái) Trung bình số lƣợng trứng bị kí sinh/ 70 trứng Tỉ lệ kí sinh (%) 1 1 cặp 7,1 10,1 ± 1,2 d 2 3 cặp 18,3 26,1 ± 1,7 c 3 5 cặp 31,9 45,6 ± 1,9 b 4 7 cặp 59,3 84,7 ± 2,1 a CV (%) 3,2 %

Ghi chú: TB: trung bình. SD: độ lệch chuẩn. STT: số thứ tự; nhiệt độ: 28 ± 2oC; độ ẩm: 45 ± 5%. Số liệu % đã được chuyển đổi bằng arcsin trước khi xử lí thống kê. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng kí tự thì có sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, khả năng kí sinh của các cặp ong T. chilonis trên 70 trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis 1 ngày tuổi giữa các nghiệm thức thả 1 cặp ong; 3 cặp ong; 5 cặp ong; 7 cặp ong có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Với số lƣợng 7 cặp ong T. Chilonis số lƣợng trứng bị kí sinh cao nhất (59,3 trứng), tỉ lệ kí sinh cao nhất (84,7%). Khi số lƣợng ong cái tăng thì tỉ lệ kí sinh trên trứng vật chủ cũng tăng. Tuy nhiên, khi tăng số lƣợng ong T. chilonis từ 1 ong cái lên 3 ong cái thì tỉ lệ kí sinh tăng gấp 2,6 lần (10,1% – 26,1%). Tỉ lệ kí sinh tăng 1,7 lần khi tăng số lƣợng ong từ 3 ong cái lên 5 ong cái (26,1 – 45,6%). Tỉ lệ kí sinh tăng 1,8 lần khi tăng từ 5 ong cái lên 7 ong cái(45,6 – 84,7%). Tỉ lệ kí sinh tăng là do khi tăng số lƣợng ong cái T. chilonis thì có sự trợ lực lẫn nhau giữa các cá thể ong cái trong quá trình kí sinh. Ong cái có tập tính di chuyển cùng với nhau trong quá trình kí sinh. Nghĩa là hai con ong cái có thể lần lƣợt kí sính trên cùng một trứng sâu đục thân mía C. tumisdicostalis.

Đồ thị 3.1 Kết quả tỉ lệ kí sinh của các cặp ong khác nhau

Tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis kí sinh 70 trứng sâu đục thân mía 4 vạch

C.tumisicostalis 1 ngày tuổi đƣợc minh họa qua phƣơng trình tƣơng quan phi tuyến 10,1 26,1 45,6 84,1 y = 48,852ln(x) + 2,6616 R² = 0,847 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1 3 5 7 Tỉ lệ kí sinh (%) Tỉ lệ kí sinh (%) Log. (Tỉ lệ kí sinh (%))

tính y = f(x) = 48,852ln(x) + 2,6616. Trong đó, hệ số tƣơng quan R = 0,92 (R 1) thể hiện số lƣợng ong kí sinh (x) và tỉ lệ kí sinh (y) có sự tƣơng quan rất chặt chẽ với nhau. Phản ánh khi lƣợng ong kí sinh gia tăng đều thì tỉ lệ trứng sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis bị kí sinh cũng tăng nhƣng mức độ tăng không đều. Qua đồ thị 3.1 nhận thấy khi tăng đều số lƣợng ong kí sinh từ 1 cặp ong lên 3 cặp ong; 5 cặp ong và 7 cặp ong thì tỉ lệ kí sinh cũng tăng nhƣng chỉ tăng thêm lần lƣợt là 2,6; 1,7; 1,8 lần. Điều này chứng tỏ, khi tăng số lƣợng ong tới một số lƣợng nhất định nào đó thì tỉ lệ kí sinh sẽ giảm do có sự cạnh tranh giữa các cá thể ong cái trong cùng một không gian và số lƣợng trứng sâu đục thân mía không đổi.

Bảng 3.3 Kết quả tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía STT Số cặp ong Số trứng vũ hóa/ 70 trứng Tỉ lệ vũ hóa(%)

1 1 cặp 00,0 – 00,0 00,0 ± 0,0 d

2 3 cặp 10,7 – 17,6 13,2 ± 2,5 c

3 5 cặp 15,2 – 23,3 18,8 ± 3,2 b

4 7 cặp 20,0 – 24,6 24,4 ± 1,7 a

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học của ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii (Hymenoptera: Trichogrammatidae) kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicotalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)