Đánh giá một số chỉ tiêu trong hoạt động cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm - Tỉnh Kiên Giang (Trang 73)

Trong suốt quá trình hoạt kinh doanh, Chi nhánh NHNN & PTNT Mỹ Lâm tỉnh Kiên Giang không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đi đôi với mở rộng quy mô cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng từng bước nâng dần chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn tạo điều kiện để nâng cao vị thế cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Thông qua một số các chỉ tiêu tài chắnh có thể đánh giá một cách khái quát về quy mô và hiệu quả hoạt động tắn dụng mà Chi nhánh đã đạt được trong 3 năm qua:

Bảng 3.11 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn

Đơn vị tắnh: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tắn Dụng Ngân Hàng Mỹ Lâm)

* Tổng dƣ nợ ngắn hạn trên vốn huy động

Qua kết quả trên cho thấy Ngân hàng hoạt động chủ yếu là trên vốn huy động, vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục đây là kết quả tốt. Chỉ số này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào cho vay ngắn hạn, chỉ tiêu của chỉ số này quá nhỏ hay quá lớn cũng không tốt. Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm không ổn định qua các năm.

+ Năm 2014 tỷ số này là 3,04 tức trong 3,04 đồng vốn Ngân hàng cho vay thì có 1 đồng là vốn huy động.

+ Năm 2015 tỷ số này là 2,81 tức trong 2,81 đồng vốn Ngân hàng cho vay thì có 1 đồng huy động vốn. Tỷ số này giảm so với năm 2014 do năm 2014 vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn và dư nợ ngắn hạn năm này cao nên tỷ số này cao, mặc dù dư nợ 2015 tăng nhưng vốn huy động 2015 tăng với tốc độ nhanh hơn nên tỷ số này giảm.

Chỉ tiêu Đõn vị tắnh Nãm 2014 Nãm 2015 Nãm 2016 Vốn huy động Triệu đồng 35.972 56.896 68.844

Doanh số cho vay Triệu đồng 206.334 352.290 601.006 Doanh số thu nợ Triệu đồng 154.638 301.846 437.094 Tổng dý nợ ngắn hạn Triệu đồng 109.423 159.867 323.779 Dý nợ bình quân Triệu đồng 102.451 134,645 241.823 Nợ quá hạn Triệu đồng 108 100 170 Tổng dý nợ/ Vốn huy động Lần 3,04 2,81 4,70 Nợ quá hạn/ Tổng dý nợ % 0,10 0,06 0,05 Doanh số thu nợ/ Doanh số

cho vay % 75 86 73

+ Năm 2016 tỷ số này là 4,7 tức là trong 4,7 đồng vốn Ngân hàng cho vay thì có 1 đồng là vốn huy đồng. Tỷ số năm 2016 tăng 1,89 so với năm 2015 nhưng ngược lại với trường hợp trên. Trong năm nay vốn huy động tuy tăng nhưng dư nợ năm nay tăng quá nhanh làm cho chỉ số này tăng theo.

Thông thường khi nguồn vốn huy động ở Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu Ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.

* Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ

Một điều mà bất kỳ Ngân hàng nào cũng gặp phải là tồn tại các khoản nợ quá hạn nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng đó cao hay thấp. Nếu tỷ lệ này thấp thì chứng tỏ Ngân hàng này hoạt động có hiệu quả và ngược lại cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng chưa tốt lắm cần phải chú trọng nhiều hơn và có nhiều biện pháp để hạn chế nợ quá hạn. Đây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tắn dụng. Nó phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay và khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng.Qua số liệu thực tế cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm biến động. Cụ thể năm 2014 là 0,1%, năm 2015 là 0,06% và năm 2016 giảm xuống 0,05%. Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm qua các năm. Đều đó cho thấy mức độ rủi ro tắn dụng có xu hướng giảm qua các năm cũng như chất lượng tắn dụng tăng qua các năm.

* Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.

+ Năm 2014, hệ số này là 75% tức 100 đồng cho vay sẽ thu lại được 75 đồng nợ.

+ Năm 2015, hệ số này tăng lên 86% tức 100 đồng cho vay Ngân hàng thu hồi lại được 86 đồng nợ, tỷ số này tăng so với năm 2014 là do doanh số cho vay tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh số thu nợ của Ngân hàng.

+ Đến năm 2016, hệ số này chỉ 73% do doanh số cho vay quá cao nên mặc dù có tăng doanh số thu nợ nhưng vẫn không kịp với doanh số cho vay nên tỷ số năm này thấp hơn hai năm trước.

Qua ba năm, ta thấy tỷ số này giảm nhưng không thể cho rằng hiệu quả thu nợ của Ngân hàng giảm được mà phải kết hợp nhiều chỉ tiêu nữa mới cho ta nhìn tổng thể hơn, chắnh xác hơn hoạt động cho vay của Ngân hàng. Trong tương lai Ngân hàng cần phải tăng cường hơn công tác thu nợ cũng như thẩm định để ngày càng nâng cao doanh số thu nợ hơn.

* Vòng quay vốn tắn dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ quay vòng của đồng vốn tắn dụng từ đó biết được thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm.Tỷ số càng lớn thì hiệu quả càng cao.

+ Năm 2014 vốn Ngân hàng quay 1,07 vòng trong năm.

+ Năm 2015 vốn của Ngân hàng quay 1,19 vòng trong năm tăng 0,12 vòng so với năm 2014.

+ Năm 2016 vốn Ngân hàng quay 1,34 vòng trong năm tăng 0,15 vòng so với năm 2015.

Chỉ số này tăng là do dư nợ bình quân qua các năm giảm hoặc doanh số thu nợ tăng nhưng theo như đã phân tắch thì dư nợ của Ngân hàng qua các năm đều tăng và kéo theo dư nợ bình quân cũng tăng, do đó vòng vay tắn dụng tăng do doanh số thu nợ tăng. Chỉ số này tăng qua ba năm cho thấy công tác thu hồi vốn năm sau cao hơn năm trước và khả năng sinh lời vốn của Ngân hàng tăng. Vòng quay vốn của Ngân hàng luôn lớn hơn 1 cho thấy vốn của Ngân hàng được sử dụng có hiệu quả, có khả năng sinh lời. Ngân hàng không bị rơi vào tình trạng ứ động về vốn.

3.2.4 Phân tắch một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang.

Hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động cho vay. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có giới hạn, nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố về: giá trị tài sản đảm bảo, trình độ học vấn, số người phụ thuộc, thu nhập, khoảng cách, độ tuổi, lịch sử nợ quá hạn của khách hàng. Những yếu tố này được cho là rất quan trọng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng.

* Thông tin chung các biến độc lập.

Bảng 3.12 Thông tin chung về các biến độc lập tham gia trong mô hình Binary Logistic Thông tin ĐVT Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị TSĐB Triệu đồng 1700 90 407,50 294,448 Trình độ học vấn Năm 4 0 2,46 1,123 Số người phụ thuộc Người 5 1 2,35 1,048 Thu nhập Triệu đồng 930 20 239,82 203,759 Khoảng cách Km 4 1 2,34 0,945 Độ tuổi Tuổi 65 29 46,34 8,882 Lịch sử nợ quá hạn 1 hoặc 0 1 0 0,79 0,409

( Nguồn của tác giả nghiên cứu)

Đề tài sử dụng mô hình Binary Logistic để xác định mức độ ý nghĩa của từng yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cho vay ngắn hạn trên địa bàn. Kết quả ước lượng mô hình Binary Logistic được trình bày cụ thể trong bảng.

Bảng 3.13 Kết quả ước lượng mô hình Binary Logistic về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập 100 khách hàng vay vốn bằng SPSS)

Dựa vào kết quả kiểm định mức phù hợp của mô hình, ta có Sig.< 5%  mô hình được chấp nhận. Như vậy, mô hình tổng quát cho thấy mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy trên 99%.

Nhân tố Hệ số (β) Mức ý nghĩa (Sig.) Giá trị TSTC 0,010 0,069 Trình độ học vấn 4,806 0,039 Số người phụ thuộc -3,360 0,027 Thu nhập 0,029 0,021 Khoảng cách 3,032 0,061 Độ tuổi 0,735 0,021 Lịch sử nợ quá hạn 7,726 0,019 Hằng số -57,535 0,022 Tổng số quan sát 100 Phần trăm dự báo đúng 97 Giá trị Loglikelihood 19,663a

Giá trị kiểm định chi bình phương 114,087

Xác suất lớn hơn giá trị chi binh phương 0.000

Hệ số R2

0,680 Hệ số 2

- Hồi quy Binary Logistic sử dụng chỉ tiêu -2 Log likelihood để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Giá trị -2 Log likelihood càng nhỏ càng thể hiện độ phù hợp cao của mô hình. Kết quả ước lượng cho thấy giá trị -2 Log likelihood= 19,663a là khá thấp, như vậy nó thể hiện một độ phù hợp khá tốt của mô hình. - Mức độ chắnh xác của dự báo.

+ Trong 39 trả lời không cho vay mô hình dự báo đúng 37 trường hợp, tỷ lệ dự báo đúng là 94,9%.

+ Trong 61 trả lời cho vay mô hình dự báo chắnh xác là 60. Vậy tỷ lệ dự báo cắnh xác là 98,4% . Vậy tỷ lệ dự báo đúng của toàn mô hình là 97%.

Ta có được phương trình từ hệ số hồi quy như sau: LN P( Y= 1)

P( Y= 0) =-57,535+0,010X1+4,806X2-3,360X3+0,029X4-3,032X5+0,735X6 + 7,726X7

Trong kết quả hồi quy của mô hình Binary Logistic, các hệ số của hàm số hồi quy không trực tiếp giải thắch mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, cho nên phải dùng hệ số tác động biến để giải thắch các biến độc lập lên hoạt động cho vay ngắn hạn. Các yếu tố được xem xét có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn được giải thắch như sau:

- Hằng số β0: có ý nghĩa thống kê ở mức 5% thì giá trị của biến phụ thuộc chắnh giảm (3,488). Hay nói cách khác nó cho biết ảnh hưởng trung bình của tất cả các biến bị loại ra khỏi mô hình đối với biến Y vì lý do không thể thu thập được thông tin của những biến này.

Theo kết quả nghiên cứu:

- Biến giá trị tài sản thế chấp: mang giá trị dương (+) với mức ý nghĩa 10% (P-value= 0.069 > 5% nhưng vẫn nằm trong mức sai số cho phép của mô hình là 10%) tức là có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng. Kết quả thống kê của hàm Binary Logistic cho thấy giá trị tài sản tài sản thế chấp mang dấu Ộ+Ợ đúng với kì vọng với giả thiết ban đầu. Giá trị tài sản thế chấp càng lớn thì khả năng cho vay càng cao vì đáp ứng được nhu cầu trả nợ.Đây là biến có yếu tố quan trọng vì giá trị tài sản là yếu tố để xác định để phòng ngừa rủi ro xấu nhất để đảm bảo thu hòi nợ của 1 khoản cho vay để xem xét hoạt động cho vay ngắn hạn.

- Biến trình độ học vấn: mang giá trị dương (+) với mức ý nghĩa 5% (P- value= 0,039 < 5%) cho thấy được trình độ học vấn có ảnh hưởng cùng chiều

với biến phụ thuộc. Khi trình độ học vấn càng cao thì khách hàng càng am hiểu và thực hiện đúng quy định, thủ tục của ngân hàng như trả nợ đúng hạn, sử dụng vốn vay ngân hàng có hiệu quả, quản lý kinh doanh của họ tốt hơn khả năng cho vay càng cao.

- Biến số người phụ thuộc: mang giá trị âm (-) với mức ý nghĩa 5% (P-value= 0,027 <5%) cho thấy số người phụ thuộc có ảnh hưởng cùng chiều với hoạt động cho vay ngắn hạn. Kết quả thống kê của mô hình đúng như kì vọng ban đầu. Số người phụ thuộc càng ắt khả năng vay vốn trả nợ được càng cao. Biến này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay vì biết được thành phần gia đình có bao nhiêu người không tạo ra thu nhập xem xét đến việc có trả được nợ khoản vay hay không.

- Biến thu nhập: mang giá trị dương (+) đúng như kì vọng nhưng có ý nghĩa khi (P-value = 0,021< 5%) có tác động cùng chiều với hoạt động cho vay ngắn hạn. Kết quả mô hình cho thấy được biến thu nhập mang giá trị dương (+) đúng như kì vọng ban đầu. Khi thu nhập của khách hàng càng ổn định, càng cao thì nguồn trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng sẽ đúng hạn, thuận lợi cho việc thu hồi vốn của Ngân hàng từ đó làm cho hoạt động cho vay ngắn hạn càng cao. Biến là yếu tố quan trọng đến hoạt động cho vay ngắn hạn vì xem xét khách hàng có thu nhập có đủ đảm bảo chi trả cho khoản vay hay không. - Khoảng cách: mang giá trị dương (+) với mức ý nghĩa 10% (p-value >5% nằm trong mức sai số cho phép 10% của mô hình) có tác động đến hoạt động cho vay ngắn hạn. Kết quả ước lượng đúng như kì vọng. Khoảng cách càng gần thì hoạt động cho vay ngắn hạn càng cao, do khách hàng sẽ lựa chọn Ngân hàng nào có khoảng cách gần nhất thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng.

- Độ tuổi : mang giá trị dương (+) với mức ý nghĩa thống kê 5% (P-value = 0,021 < 5% nhưng vẫn nằm trong mức sai số cho phép 10% ) có tác động đến hoạt động cho vay ngắn hạn. Kết quả thống kê của hàm cùng chiều với hoạt động cho vay ngắn hạn, kết quả đúng như kì vọng ban đầu. Theo đánh giá của phần lớn các tổ chức người có tuổi ở mức trung bình thì họ vừa có kinh nghiệm vừa có vốn nên độ tuổi có tác động đến cho vay ngắn hạn.

- Lịch sử nợ quá hạn của khách hàng: mang giá trị dương (+) với mức ý nghĩa 5% (P-value= 0,019 < 5%) đúng như kì vọng ban đầu. Khách hàng chưa vay vốn hoặc đã vay nhưng trả nợ vay đúng thời hạn thì khả năng được vay vốn càng cao. Cho thấy biến này có ý nghĩa quan trọng đến việc xem xét co vay của Ngân hàng. Lịch sử nợ quá hạn có thể đo lường chắnh xác, do đó mô hình

sử dụng biến giả (dummy) để ước lượng nhằm đảm bảo kết quả ước lượng một cách chắnh xác nhất.

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NH NNo & PTNT CHI NHÁNH MỸ LÂM Ờ TỈNH KIÊN GIANG.

4.1 Đánh giá về hoạt động cho vay và nhu cầu vay vốn của khách hàng

Qua thời gian thực tập và phân tắch hạt động cho vay của Ngân hàng NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm em xin đưa ra một số ý kiến để đánh giá về hoạt động cho vay của Ngân hàng.

4.1.1 Điểm mạnh

- NH NNo & PTNTchi nhánh Mỹ Lâmnằm ở vị trắ trung tâm huyện nên tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công tác huy động vốn, thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi trong khu vực đông đúc dân cư này.

- Ngân hàng được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành địa phương trong việc tháo gỡ những vướng mắt, khó khăn trong hoạt động đầu tư tắn dụng, nhờ đó mà chi nhánh có thể cho vay thuận lợi.

- Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm với nhiều năm công tác luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Ngân hàng bố trắ mỗi một cán bộ tắn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm - Tỉnh Kiên Giang (Trang 73)