Biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm - Tỉnh Kiên Giang (Trang 84 - 85)

* Hoàn thiện chắnh sách tắn dụng:

Ngân hàng cần phải xây dựng một thủ tục cho vay hợp lý và khoa học hơn đảm bảo một số tiêu chuẩn như: cắt giảm các thủ tục rườm rà, không cần thiết; CBTD cần hướng dẫn khách hàng đầy đủ các loại hồ sơ cần thiết; luôn tạo cho khách hàng sự thuận tiện, thoải máiẦ Ngân hàng cũng cần xác định mức cho vay tối đa đối với từng khoản vay, từng ngành nghề kinh tế. Đồng thời, xác định rõ thời điểm trả nợ vay đối với từng đối tượng khách hàng vay vốn cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, phù hợp với nguồn thu của khách hàng.

* Quy trình xét duyệt cho vay:

Ngân hàng cần xây dựng một quy trình cho vay hợp lý nhằm giảm bớt thời gian thẩm định nhưng đồng thời phải nâng cao công tác thẩm định trước khi cho vay. Thẩm định là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chắnh xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tắnh dụng vững chắc.

* Nâng cao công tác quản lý thu hồi nợ:

Ngân hàng cần xây dựng quy trình quản lý nợ vay chặt chẽ để chủ động trong việc theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ vay đúng hạn và lường trước mọi biến động từ phắa khách hàng. Qua đó, có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh rủi ro có thể xảy ra. Các giải pháp như: kiểm tra thường xuyên đột xuất các cơ sở SXKD của khách hàng; kiểm tra việc đánh giá thế chấp theo giá trị

và hiện trạng của tài sản thế chấp ở thời điểm hiện tại; theo dõi tình hình, xu hướng biến động của thị trường có ảnh hưởng đến khách hàng; kiểm tra qua các thông tin được thu thập từ các nguồn khác.

* Đa dạng hoá sản phẩm tắn dụng:

Đa dạng hoá hơn nữa các sản phẩm tắn dụng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, ngân hàng cần phải lên kế hoạch thường xuyên đánh giá cải tiến các sản phẩm hiện có, không ngừng nghiên cứu, so sánh, phân tắch các sản phẩm tắn dụng của các ngân hàng cạnh tranh trên thị trường để tiếp tục đưa ra các sản phẩm mới, nâng cao tắnh cạnh tranh của ngân hàng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đối với sản phẩm cho vay mua nhà: mở rộng hơn nữa các chủ đầu tư được NHNo&PTNT chấp thuận thế chấp. Đồng thời cho phép vay mua nhà không có giấy tờ sở hữu nhưng có hợp đồng mua bán hợp lệ. Đối với vay mua xe thế chấp bằng xe mua: cho phép mua xe cũ và thế chấp bằng chắnh xe mua. Đồng thời, mở rộng danh sách các hãng xe được chấp thuận thế chấp. Đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu dùng tắn chấp. Phối hợp với các công ty, trung tâm thương mại, đưa ra các sản phẩm mua trả góp.

* Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin:

Trong công tác tắn dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định cung cấp cho ngân hàng quyết định đầu tư hay không. Các thông tin từ phắa khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu chắnh xác. Do vậy, CBTD không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin o khách hàng cung cấp mà còn phải nắm bắt xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tắn dụng khách hàngẦ dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chắnh xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý ra quyết định cho vay và đầu tƣ của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm - Tỉnh Kiên Giang (Trang 84 - 85)