L Ờ IC ẢM ƠN
2.3.3. Ảnh hưởng của đất trồng, nước tưới bị ô nhiễm tới mức độ tồn dư NO3-
NO3- trong rau
Thực tế môi trường đất, nước luôn là nơi tiếp nhận các nguồn thải. Tại những vùng sản xuất nông nghiệp môi trường đất, nước chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình thâm canh trong nông nghiệp, các nguồn thải do sản xuất công nghiệp, nước thải đô thị và một điều tất yếu từ môi trường theo vòng tuần hoàn sẽđi vào nông sản.
* Ảnh hưởng của nguồn đất bị ô nhiễm tới mức độ tích luỹ nitrat trong rau Trong vùng trồng rau, đất thoáng khí, độ ẩm thích hợp cho quá trình ôxy hoá, nitrat được hình thành, rau dễ hấp thu. Sự hấp thu đạm ở dạng nitrat không chuyển hoá thành prôtêin là nguyên nhân làm giảm chất lượng rau quả. Mặt khác do sử dụng phân vô cơ không hợp lý sẽlàm cho đất bị ô nhiễm: chai đất, chua đất, và nhiễm bẩn NO3-, tích luỹKLN trong đất.
Trên đất trồng cạn, NH4+ hình thành kể cả từ khoáng hoá chất hữu cơ trong đất và bổ sung chất hữu cơ vào đất, cũng như từ việc phân vô cơ bón vào được ôxy hoá tạo thành NO2- và NO3-. Quá trình này xảy ra theo 2 bước nhờ hoạt động của vi sinh vật Nitrosomonas, Nitrosolobus và Nitrosopira: NH4+ + 3O2 HNO2 + 2H+ + HOH
18
HNO2 + O2 2NO3- + 2H+
2NH4+ + 4O2 2NO3- + 4H+ + 2HOH
Quá trình chuyển hoá NO2- thành NO3- là do Nitrobacter (Phan Thị Thu Hằng (2008) [3]). Nitrat hình thành trong đất, tuỳ vào điều kiện một phần được cây hút, một phầ n bị rửa trôi hoặc bị mất do quá trình phản đạm hoá. Bởi vậy bón phân đạm với lượng lớn và quá muộn sẽ hình thành NO3-
quá nhiều so với nhu cầu của cây trồng sẽ làm rửa trôi và gây ô nhiễm môi trường hoặc tích luỹ NO3- trong nông sản. Do vậy ion NO3- lại được hấp phụ trong đất nhờ phức hệ keo đất, tính chất này làm cho NO3- linh động di chuyển sâu hơn và ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm (Nguyễn Thị Ngọc (2011) [7]).