L Ờ IC ẢM ƠN
2.4.2. Tổng quan về phân NPK đầu trâu, NPK Lâm Thao, Ure
* Phân đầu trâu NPK 20- 20- 15:
Các chủng loại phân bón Đầu Trâu được chế tạo ra đều nhằm hướng giảm thiểu lượng bón, tiện lợi khi sử dụng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu của cây suốt cả thời kỳsinh trưởng (cả thời gian sinh trưởng của cây chỉ sử dụng 2 đến 3 loại phân), cho năng suất cao, tăng chất lượng và bảo đảm an toàn cho nông sản, tăng hiệu quả kinh tế nhưng phải giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thành phần: - Đạm (N): 20%
- Lân hữu hiệu (P2O5) : 20% - Kali (K2O) : 15%
Công dụng:
- Sử dụng cho tất cả các loại cây Cách dùng:
- Cây lương thực: 300-400 kg/ha - Cây lâu năm KTCB: 1-3 kg/cây/năm
22
- Rau màu: 200-400 kg/ha
* phân NPK lâm thao: NPK lâm thao là loại phân bón hỗn hợp ít nhất có 2 thành phần dinh dưỡng trong 3 thành phần N,P,K trở lên. Có 2 loại, phân trộn và phân phức hợp. Phân trộn là việc trộn lẫn cơ học các nguyên liệu ban đầu N,P,K…, còn phân phức hợp lại được điều chế dưới tác dụng hóa học của những nguyên liệu ban đầu [15].
NPK nhằm chỉ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, tức 3 nguyên tố dinh dưỡng chính yếu cần bổ sung trước tiên cho cây trồng, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây trồng.Chữ N nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Đạm, P là Lân, K là Kali.
Loại phân NPK lâm thao là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3 nguyên tốdinh dưỡng này:
- Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi...
- Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa...
- Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trái...
Tuy nhiên cây trồng luôn cần có đầy đủ cả 3 nguyên tố này và các nguyên tố khác nữa để tương hỗ, hình thành nên các hợp chất sinh học và các bộ phận có các chức năng riêng biệt và tác động qua lại để tạo thành sự sống một cách rất phức tạp.
Phân loại:
+ Phân NPK 3 màu: trộn theo tỷ lệ 3 loại phân đạm, kân, kali với nhau: Thành phần đạm thường sử dụng urê hạt đục, lân sử dụng DAP và kali dùng Kcl. Phải sử dụng ngay không tồn trữ lâu được vì sẽ bị đóng tảng.
23
+ Phân NPK 1 hạt: Các nguyên liệu ban đầu như SA, ure, DAP (MAP), kali… được nghiền mịn ra trộn theo tỷ lệ nhất định (tùy công thức). Bột trộn sau khi nghiền, phun hơi nước được tạo hạt bằng chảo quay hay thùng quay với phụ gia (phổ biến nhất là cao lanh.
+ Phân NPK phức hợp: DAP, MAP. Sử dụng công nghệ hóa học bằng việc dùng a-xít photphoric và a-xít nitric để phân giải quặng phốt phát. Các sản phẩm này thường có hàm lượng lân cao, tan nhanh.
*Phân ure:
Có công thức là [CO(NH2)2], chứa 44-48% đạm (N), dạng tinh thể, hạt tròn, màu trắng, là loại phân đạm phổ biến nhất, chiếm 2/3 các loại phân đạm sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Là phân bón có tỷ lệ đạm cao, dễ sử dụng, hòa tan nhanh trong nước thành dạng NH4 + (Amôn) và dạng NO3- (Nitrat) cho cây dễ hấp thu và sử dụng [16].
Urê là loại phân có tỷ lệ nitơ cao nhất. Trên thị trường có bán hai loại phân urê có chất lượng giống nhau:
- Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh.
- Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn.Phân urê được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0.5–1.5% để phun lên lá.
Trong chăn nuôi, urê được dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn, trâu bò. Phân này cần được bảo quản kỹ trong túi pôliêtilen và không được phơi ra nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và
24
ánh nắng urê rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn.
Trong quá trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biuret. Đó là chất độc hại biuret đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân urê không được có quá 1,5% biuret (theo Tiêu chuẩn Việt Nam).
Tuy nhiên ure dễ bay hơi và rửa trôi, hòa tan nhanh nên cũng làm mất và thất thoát đạm. Bón dư thừa đạm cây trồng sẽ yếu, dễ bị sâu bệnh hại, dễ đổ ngã và gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn tồn dư Nitrat (NO3-) trong nông sản có hại với sức khỏe con người [16].