Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụng các loại phân bón khác nhau (Trang 49 - 52)

L Ờ IC ẢM ƠN

3. 1 Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm

4.2.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

cây của rau cải bẹ xanh.

Đối với tất cả các loại cây trồng nói chung, chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sinh trưởng của giống trong mỗi điều kiện nhất định, khả năng tăng trưởng chiều cao của cây trồng có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố nội tại, đặc điểm di truyền đồng thời chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố kỹ thuật… trong đó phân bón có ảnh hưởng rất lớn. Ngay cả cùng một giống cây ở cùng một giai đoạn sinh trưởng, mức bón phân khác nhau thì chênh lệch chiều cao của cây là khác nhau.

41

Để nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây rau cải bẹ xanh qua từng thời kỳ trong thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi và thu được kết quả động thái tăng trưởng chiều cao của rau cải bẹ xanh được thể hiện trong bảng 4.4:

Bảng 4.4. Kết quảđo chiều cao tính ra giá trị trung bình của rau cải bẹ xanh. Đvt: cm Công thức Loại phân Thời điểm bắt đâu cấy Thời gian sau cấy 20 30 40 Thu hoạch 1 Phân gà + NPK đầu trâu 13,3 20,4 25,3 31,2 35,5 2 Ure + phân hữu cơ sinh học 11,4 18,2 26,5 33,5 36,8 3 NPK+ phân hữu cơ sinh học 11,6 21,3 28 35,5 40

Chiều cao của rau ngày bắt đầu cấy: Trước ngày cấy này có bón phân lót công thức 1 là phân gà, công thức 2 và 3 là phân hữu cơ sinh học để khoảng 2-3 ngày sau mới cấy rau, ta thấy chiều cao ngày đầu cấy giữa các công thức chưa có sự chệnh lệch lớn cụ thể: CT1 (13,3 cm), CT2 (11,4 cm), CT3 (11,6 cm). Cây con bắt đầu thích nghi với điều kiện môi trường sống mới nên khảnăng sinh trưởng phát triển còn thấp.

Giai đoạn sau 20 ngày cấy: Chiều cao trung bình cây rau cải bẹ xanh của 3 công thức sau 20 ngày có sự tăng trưởng rõ rệt về chiều cao cụ thể: CT1 (20,4cm) , CT2 (18,2cm) , CT3 (21,3cm). Công thức 1 tăng 7,1 cm, công thức 2 tăng 6,8 cm, công thức 3 tăng 9,7 cm. Do vừa bón phân lót và với thời tiết thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chiều cao của rau.

Giai đoạn sau 30 ngày cấy: Bón phân thúc cho rau với công thức 1 là NPK đầu trâu, công thức 2 là phân ure, công thức 3 là NPK lâm thao. Chiều cao trung bình cây rau cải bẹ xanh của 3 công thức sau 30 ngày có sự tăng

42

trưởng tốt về chiều cao cụ thể: CT1 (25,3 cm), CT2 (26,5 cm), CT3 (28 cm). Công thức 1 tăng 4,9 cm, công thức 2 tăng 8,3 cm, công thức 3 tăng 6,7 cm.

Giai đoạn sau 40 ngày cấy: Chiều cao trung bình cây rau cải bẹ xanh của 3 công thức sau 40 ngày có sự tăng trưởng rất tốt về chiều cao cụ thể: CT1 (31,2 cm), CT2 (33,5 cm), CT3 (35,5 cm). Công thức 1 tăng 5,9 cm, công thức 2 tăng 7 cm, công thức 3 tăng 7,5 cm. Do hiệu quả của bón phân thúc nên làm cho chiều cao của rau đạt được mức như vậy.

Giai đoạn thu hoạch: chiều cao trung bình của rau vẫn có sự tăng lên cụ thể: CT1 (35,5cm), CT2 (36,8cm), CT3 (40cm). Trong suốt thời gian sinh trưởng, Cây rau sinh trưởng phát triển bình thường không có dấu hiệu sâu bệnh, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật.

Hình 4.3. Biểu đồ biễu diễn chiều cao trung bình của rau từ lúc cấy đến khi thu hoạch.

Qua kết quả ở bảng 4.4 cho thấy: Nhìn chung chiều cao của cây rau cải bẹ xanh tăng dần qua các thời điểm điều tra. Trong đó tăng nhanh nhất là giai đoạn 30- 40 ngày.

Tại các công thức phân bón khác nhau có sự phát triển chiều cao của cây rau cải bẹ xanh khác nhau. Thời kỳ sau cấy 30- 40 ngày, hiệu quả của phân bón thể hiện rõ nhất: chiều cao cây của công thức 3 tăng mạnh nhất (28-

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 CT1(phân gà+đầu trâu)

CT2(phân hữu cơ

sinh học+ure) CT3(phân hữu cơ sinh học+NPK)

giai đoạn mới cấy

giai đoạn sau khi bón phân giai đoạn thu hoạch

43

35,5cm) và chiều cao cây của công thức 1 tăng thấp nhất (25,3- 31,2 cm). Công thức 2 và công thức 3 có chiều cao lớn hơn so với công thức đối chứng (công thức 1).

Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy chiều cao cây có xu hướng tăng mạnh khi có bón lót bằng phân hữu cơ sinh học ở các công thức thí nghiệm. Tốc độtăng trưởng chiều cao của cây bịảnh hưởng bởi phân hữu cơ sinh học, tạo nên sự khác biệt trong động thái tăng trưởng chiều cao của cây rau cải bẹ xanh.

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụng các loại phân bón khác nhau (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)