Xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu dư lượng tồn dư Nitrat trong

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụng các loại phân bón khác nhau (Trang 57 - 67)

L Ờ IC ẢM ƠN

3. 1 Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm

4.5 xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu dư lượng tồn dư Nitrat trong

trong rau và trong đất

4.5.1.Bin pháp k thut

Rau phải được sản xuất theo vùng trồng được quy hoạch, có tổ chức và quản lý chặt chẽ người sản uất phải áp dụng và tuân thủ một cách chặt chẽ quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn.

49

Phải đảm bảo môi trường sản xuất rau sạch bao gồm: đất, nước, không khí phải trong lành không bị nhiễm bẩn của các khu công nghiệp, khu đô thị, bệnh viện, đường giao thông.

 Đất trồng

-Phải là nơi thích hợp cho từng loại rau, đất chưa bị ô nhiễm và không chịu ảnh hưởng của bất cứ một nguồn thải gây ô nhiễm nào.

-Vị trí đất trồng phải xa các khu vực như bệnh viện, khu công nghiệp, nghĩa trang.

Nguồn nước tưới

Chủ động nước tưới bằng nguồn nước sạch bằng cách sử dụng nguồn nước giếng khoan đã qua kiểm tra tuyệt đối không sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải ytế.

Phân bón

-Tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơđã qua xử lý. -Cấm sử dụng phân tươi để tưới và bón rau.

-Sử dụng cân đối các loại phân vô cơ như: phân đạm, phân lân, phân kali. - Chỉ sử dụng phân bón, thuốc kích thích sinh trưởng có trong danh mục cho phép sử dụng và sử dụng đúng liều lượng.

Phòng trừ sâu bệnh

Tăng cường vệ sinh đồng ruộng, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cho phép, sử dụng đúng liều lượng và đảm bảo thời gian cách ly.

Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch đúng thời gian để đảm bảo rau có chất lượng tốt nhất, bảo quản cẩn thận tránh để rau bị dập nát. Không nên thu hoạch ngay sau khi bón phân hoặc khi mới phun thuốc bảo vệ thực vật.

50

4.5.2 Biện pháp quản

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phân bón trong nông nghiệp. -Đưa ra các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình trồng rau an toàn để người sản xuất áp dụng, thường xuyên kiểm tra tình hình áp dụng quy trình.

-Thực hiện quan trắc, kiểm tra thường xuyên, liên tục dư lượng Nitrat trong các loại rau, trong đất để kịp thời đưa ra các điều chỉnh trong sản xuất.

51

Phần5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

- Từđộng thái sinh trưởng của rau cải bẹ xanh về chiều cao cân nặng và năng suất sau khi thu hoạch của rau cải bẹ xanh cho ta thấy:

Về chiều cao: CT3 (phân hữu cơ sinh học và NPK lâm thao) có chiều cao là 40 cm lớn nhất, CT1 (phân gà và đầu trâu) có chiều cao thấp nhất 35,5 cm. Tổng cân nặng trung bình cá thể của rau cao nhất là CT3 với 197,6 gam; thấp nhất là CT1 đạt 155,33 gam.

Về năng suất: giữa các công thức không có sự chênh lệch nhiều, năng suất dao động từ 2,15- 3,63 gam/cm2. Nhưng ta thấy CT3 (phân hữu cơ sinh học với phân NPK lâm thao) vẫn có năng suất cao nhất là 3,63 gam/cm2.

-Về hàm lượng Nitrat trong đất:

Khi phân tích 10 mẫu đất tại các vị trí lấy mẫu trước và sau khi trồng rau cho kết luận: hàm lượng Nitrat dao động từ 3,72- 12,52 mg/kg. Việc sử dụng phổ biến phân gà ủ hoai mục với NPK Đầu Trâu của người nông dân (CT1) có tồn dư lượng nitrat trong đất cao nhất cụ thể là 11,56 mg/kg, thấp nhất là CT3 (phân hữu cơ sinh học kết hợp với NPK Lâm Thao) là 3,98mg/kg.

- Dựa trên cơ sở phân tích hàm lượngnitrat trong đất và kết quả điều tra về tình hình bón phân của người dân nên đã đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm hạn chế sự tích lũy nitrat trong đất và trong các sản phẩm rau.

Tóm lại: Để rau cải bẹ xanh sinh trưởng và phát triển tốt nhất, có năng suất và hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo lượng nitrat trong đất thấp nhất giảm nguy xấu tác động đến môi trường và sức khỏe con người thì việc bón phân hữu cơ sinh học + phân NPK lâm thao là thích hợp nhất.

52

5.2. Kiến nghị

Bón phân hữu cơ sinh học cho cây trồng là giái pháp của phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Vì vậy việc áp dụng các loại phân bón khác nhau kết hợp với phân hữu cơ sinh học cho rau cải bẹ xanh là một yếu tố tích cực trong thực tế cần được khuyến khích nhân rộng, phổ biến sản xuất.

Căn cứ vào kết quả đã đạt được trong quá trình làm thí nghiệm, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

1. Trong quá trình sản xuất không được lạm dụng phân bón hóa học. Bón phân cân đối để hạn chế mức độ ô nhiễm sâu bệnh cho cây, tăng năng suất cây trồng và trên hết là hạn chế sự tích lũy hàm lượng nirat trong rau, trong đất ở ngưỡng an toàn cho sức khỏe con người và hạn chế tác động đến môi trường.

2. Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng, phát triển của cây rau cải bẹ ở các thời vụ trong năm tiếp theo để đưa ra mức bón phân hợp lý nhất cho cây rau cải bẹ xanh và đảm bảo dinh dưỡng cho đất trong từng thời vụ sản xuất.

3. Trong các nghiên cứu tiếp theo cần phải làm thí nghiệm, lấy mẫu nghiên cứu tất cả các loại rau được gieo trồng tại địa phương. Cần có nhiều nghiên cứu, đánh giá về hàm lượng Nitrat trong đất đểđưa ra bộ tiêu chuẩn cho Việt Nam. Thời gian nghiên cứu cần lâu dài hơn, phân bốđều trong các mùa.

4. Kết quả thí ghiệm mang ý nghĩa lớn về mặt môi trường nên thích hợp để áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất.

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đường Hồng Dật (2013), Cẩm nang phân bón, NXB Nông nghiệp . 2. Bùi Huy Đáp (1999) Cây lúa việt nam. Nxb nông nghiệp Hà Nội.

3. Phan Thị Thu Hằng (2008), Nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích

lũy của chúng trong rau tại Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Thái Nguyên.

4. Trần Khắc Hiệp(2016) “Hãy coi chừng nitrat trong rau, củ”. Tạp chí Viện nghiên cứu môi trường nông nghiệp nông thôn 24/10/2016.

5. Lê Văn Khoa (2000), phương pháp phân tích đất nước phân bón cây trồng. Nxb Giáo Dục.

6. Nguyễn Đình Mạnh (2000), Hoá chất sử dụng trong nông nghiệp và ô nhiễm

môi trường, giáo trình cao học, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội).

7. Nguyễn Thị Ngọc (2011), Khảo sát quy trình phân tích việc đánh giá

mức độ ô nhiễm nitrat trong cây rau muống trên sông Đáy thuộc khu vực

phường Biên Giang- Hà Đông- Hà Nội, Khoá luận tốt nghiệp trường Đại học Lâm Nghiệp.

8. Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN (2008) “ Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi”.

9. Hồthanh Sơn và cs, (2005), Sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quảở Việt Nam, Cash and cary Việt Nam Ltđ, 9/2005.

10.Tài liệu tập huấn khuyến nông 2012, Phân bón và sử dụng phân bón hợp lý.

54

12. Đặng ThịVân, Vũ Thị Hiển và nnk (2003), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, Đề tài NCKH năm 2003, Viện nghiên cứu Rau- Quả, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng anh

13.FAO Start Database Results 2018, ngày 2/3/2018. III. Tài liệu internet

14.Báo cáo tại Hội nghị IFA thường niên, tháng 5/2017, Triển vọng của ngành sản xuất phân bón thế giới 2017 – 2021,

http://www.vinachem.com.vn/xuat-ban-pham/so-7_1445407273/trien-vong- cua-nganh-san-xuat-phan-bon-the-gioi-2017-2021-nguon-cung-tiep-tuc- tang-truong-trong-khi-nhu-cau-tang-nhe.html

15.Báo nông nghiệp (2012), phân bón NPK và hiệu quả sử dụng, https://nongnghiep.vn/phan-bon-npk-va-hieu-qua-su-dung-

post98823.html

16. Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng (2016), Các loại phân đạm và cách sử dụng, http://khaonghiemkiemnghiemphanbon.vn/trung-tam- kien-thuc/cac-loai-phan-dam-va-cach-su-dung-143.html

17. Cẩm nang cây trồng (2016), Tìm hiểu về phân chuồng, http://camnangcaytrong.com/tim-hieu-ve-phan-chuong-nd76.html

18. Nguyễn tiến Dũng (2015), Tổng giám đất công ty CP vật tư Nông sản Apromaco, thực trạng thị trường phân bón ở việt nam hiện nay, http://apromaco.vn/thuc-trang-thi-truong-phan-bon-o-viet-nam-hien-nay-va- cong-tac-quan-ly-tot-chat-luong-trong-san-xuat-supe-lan-va-npk-lao-cai/ 19. Vườn rau sạch (2014)” vai trò của phân bón trong sản xuất Nông

Nghiệp”, http://www.vuonrausach.com.vn/2014/vai-tro-cua-phan-bon- trong-san-xuat.html#iz4hsEoXnDD

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụng các loại phân bón khác nhau (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)