Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụng các loại phân bón khác nhau (Trang 33 - 37)

L Ờ IC ẢM ƠN

2.5.1. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới

Nhu cầu phân bón tăng trưởng nhẹ: Theo các chuyên gia Hiệp hội phân bón quốc tế IFA, nhu cầu phân bón thế giới sẽ tăng trưởng trung bình 1,5%/ năm từ niên vụ 2016/2017 đến niên vụ 2021/2022. Tổng nhu cầu phân bón trên thế giới sẽ đạt 119 triệu tấn vào cuối thời kỳ này. Nhu cầu K sẽ tăng trưởng nhanh hơn (2,1%/ năm) so với nhu cầu P (1,5%/ năm) và N (1,2%/ năm), phản ánh xu hướng áp dụng phương thức quản lý tốt hơn trong nông nghiệp (dẫn đến việc cải thiện hiệu quả sử dụng N) cũng như xu hướng tái chế ngày càng nhiều các nguồn dinh dưỡng hữu cơ. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của nhu cầu phân bón được dự báo sẽ diễn ra ở châu Phi, tiếp theo là Đông Âu - Trung á và châu Mỹ La tinh. Đây là những khu vực có tiềm năng tăng trưởng nông nghiệp lớn nhất trong thập niên tới. Nhu cầu ở khu vực Nam á sẽ tăng dưới mức tăng trung bình trong lịch sử, nguyên nhân là do những yếu tố như việc sử dụng phân urê bọc dầu neem, chính sách trợ cấp phân bón của ấn Độ và việc chấp nhận nhanh chóng các loại phân bón tan trong nước sẽ

25

ảnh hưởng đến nhu cầu phân bón nói chung. Tăng trưởng nhu cầu ở Tây á phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của những căng thẳng địa chính trị trong khu vực này.Tại Đông Á, nhu cầu sử dụng phân bón được dự báo sẽ tăng nhẹ vì nhu cầu N và P của Trung Quốc sẽ đạt đến mức ổn định trong thời gian 5 năm tới. Tăng trưởng nhu cầu phân bón ở các nước phát triển nhìn chung sẽ yếu, trong khi đó triển vọng tăng trưởng nhu cầu tại châu Đại Dương sẽ tốt hơn Bắc Mỹ, Tây Âu và Trung Âu. Về mặt khối lượng, châu Mỹ La tinh, Nam á và Đông á sẽ chiếm tổng cộng 3/4 mức tăng dự báo của nhu cầu phân bón trong 5 năm tới [14].

Nguồn cung phân bón tiếp tục tăng: Nhìn chung, thị trường phân bón trên thế giới đã tiếp tục suy yếu trong năm 2016 dưới tác động của nguồn cung dồi dào và nhu cầu tương đối yếu. Trung bình, ngành sản xuất phân bón toàn cầu đã vận hành ở tỷ lệ vận hành công suất khoảng 81% trong năm 2016. Dự báo, doanh số các loại phân bón N, P, K trong năm 2021 sẽ đạt tổng cộng 198 triệu tấn, tăng 1,3%/năm.Trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy sự mất cân đối gia tăng giữa nguồn cung ngày càng lớn và nhu cầu chỉ tăng trưởng ở mức vừa phải. Những nhà máy phân bón mới với công suất lớn sẽ được đưa vào vận hành trong 5 năm tới, chúng đã được đầu tư xây dựng từ cách đây 8 năm. Vì vậy, nguồn cung phân bón sẽ dồi dào, nếu không phải là thừa thãi, ít nhất cho đến tối thiểu năm 2021. Trong thời kỳ 2017-2021, ngành sản xuất phân bón thế giới sẽ đầu tư gần 110 tỷ USD vào hơn 65 nhà máy sản xuất mới, qua đó sẽ tăng công suất phân bón toàn cầu lên thêm 90 triệu tấn. Căn cứ theo các điều kiện thị trường và dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu phân bón ở mức vừa phải (1,4%/năm), trong 5 năm tới ngành sản xuất phân bón thế giới sẽ

26

đứng trước thị trường thừa nguồn cung với những mất cân đối cơ cấu ngày càng tăng.

Mặc dù Trung Quốc đã cắt giảm mạnh các dự án amoniăc, công suất amoniăc toàn cầu sẽ tiếp tục tăng khoảng 8% trong thời gian 2017-2021, đạt 234 triệu tấn vào năm 2021. Những khu vực dự kiến có mức tăng công suất lớn nhất là Đông Âu và Trung Á, Bắc Mỹ, châu Phi. Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt phân đạm đang tăng tại khu vực châu Mỹ La tinh và Nam á. Tình trạng thiếu hụt phân đạm phổ biến tại Bắc Mỹ trước đây đã giảm đi nhờ công suất trong khu vực gia tăng, đồng thời tình trạng này cũng giữ ở mức ổn định ở Tây Âu và Đông á. Nhu cầu gia tăng tại châu Mỹ La tinh và Nam á sẽ tạo ra cơ hội xuất khẩu phân đạm đến những khu vực này vào năm 2021. Nhìn chung, nguồn cung phân đạm trên toàn cầu trong thời gian 2016- 2021 sẽ tăng 1,8%/ năm, trong khi đó nhu cầu tăng 1,2%/ năm.

Hiện tại, urê chiếm một nửa trong tổng sản lượng phân đạm toàn cầu và sẽ đóng góp 2/3 vào mức tăng công suất amoniăc dự kiến. Công suất urê toàn cầu được dự báo sẽ tăng 17 triệu tấn (8%), đạt 226 triệu tấn vào năm 2021. Gần 90% các dự án mở rộng công suất sẽ được hoàn thành trong thời gian 2016-2018. Nguồn cung urê toàn cầu (tính theo công suất hoạt động thực tế) ước tính đạt 200 triệu tấn vào năm 2021, tăng 1.5%/năm trong thời gian 2016- 2021. Nhu cầu urê toàn cầu đối với tất cả các lĩnh vực sử dụng được dự báo sẽ tăng 1,5%/năm, đạt 187 triệu tấn vào năm 2021. Châu Mỹ La tinh, Nam á và châu Phi đóng góp phần lớn vào mức tăng nhu cầu này.

Nguồn cung quặng phốtphat toàn cầu được dự báo sẽ đạt 249 triệu tấn vào năm 2021, tăng mạnh 10% so với năm 2016. Những dự án mở rộng công suất quặng phốtphat quy mô lớn sẽ được thực hiện chủ yếu ở châu Phi và Tây

27

á, chúng chiếm tổng cộng 80% mức tăng toàn cầu. Công suất axit phốtphoric toàn cầu được dự báo sẽ đạt 64,1 triệu tấn P2O5 vào năm 2021, tăng 12% so với năm 2016. Những kế hoạch mở rộng công suất lớn trong lĩnh vực này sẽ được thực hiện ở Marốc và Arập Xê-út. Nhìn chung, nguồn cung axit phốtphoric toàn cầu trong thời gian 2016-2021 sẽ tăng 2,4%/ năm, trong khi đó nhu cầu tăng 1,8%/ năm. Vì vậy, tình trạng cung vượt cầu có thể tăng trong thời gian 2017-2019, sau đó sẽ ổn định cho đến năm 2021.

Công suất phân kali toàn cầu được dự báo sẽ đạt 65,5 triệu tấn K2O vào năm 2021, tăng 20% so với năm 2016, chủ yếu là nhờ những dự án mới ở Canađa, Nga, Turkmenistan, Belarut và Trung Quốc. Nếu tính theo sản phẩm, nguồn cung phân kali toàn cầu sẽ đạt 111,2 triệu tấn (trong đó MOP đạt 17 triệu tấn), tăng 19 triệu tấn so với năm 2016. Sản lượng (nguồn cung) phân kali toàn cầu sẽ tăng đến 53,3 triệu tấn K2O vào năm 2021, tức là tăng 9,1 triệu tấn so với năm 2016, đạt tốc độ tăng trưởng 4%/năm trong thời kỳ 2016- 2021. Nếu tính theo đương lượng MOP, sản lượng phân kali toàn cầu sẽ đạt 89 triệu tấn MOP vào năm 2021. Bắc Mỹ sẽ là khu vực đạt sản lượng phân kali lớn nhất vào năm 2021 (chiếm 35% thị phần toàn cầu), tiếp theo là khu vực Đông Âu và Trung á (34%), Đông á (14%) và các khu vực khác (17%). Nhu cầu phân kali toàn cầu sẽ đạt 45,6 triệu tấn vào năm 2021, tăng 11% (2,1%/năm) so với năm 2016. Tình hình cung cầu toàn cầu cho thấy tiềm năng dư thừa ngày càng tăng, vượt 6,3 triệu tấn vào năm 2018 và đạt 7,7 triệu tấn vào năm 2021 (tương ứng 14% nguồn cung). Sự mất cân đối ngày càng tăng này về cơ bản là do sự gia tăng lớn của công suất trong khi nhu cầu chỉ tăng vừa phải. Nhu cầu nhập khẩu phân kali dự kiến sẽ tăng ở Đông á, Nam á, châu Mỹ La tinh và châu Phi [14].

28

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụng các loại phân bón khác nhau (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)