Ảnh hưởng của các loại phân bón đến năng suất của cây cải bẹ xanh

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụng các loại phân bón khác nhau (Trang 52 - 56)

L Ờ IC ẢM ƠN

3. 1 Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm

4.2.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến năng suất của cây cải bẹ xanh

Năng suất của cây trồng đóng vai trò lớn trong ngành nông nghiệp nói chung, các khoản kinh phí đầu tư đều tập trung vào năng suất và đều yêu cầu năng suất phải đạt chỉ tiêu.

Đối với người dân nói riêng, năng suất cây trồng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của mỗi người. Năng suất của cây trồng phụ thuộc nhiều yếu tố: giống, điều kiện tự nhiên, chế độ chăm sóc, nước, phân bón,…. Trong đó phân bón đóng vai trò không thể thay thế, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng nói chung và cây rau cải bẹ xanh nói riêng.

Qua thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến năng suất cây rau cải bẹxanh thu được bảng kết quả sau:

Bảng 4.5. Kết quảđo khối lượng tính theo giá trị trung bình cá thể của cây rau cải bẹ xanh.

Đvt: gam (g) Nhắclại Công thức NL3 NL2 NL1 Tổng CT1 48,4 43 63,93 155,33 CT2 59,2 58 57,6 174,8 CT3 54 71 72,6 197,6

44

Bảng 4.6. Kết quảđo khối lượng các cá thể trong mỗi lần nhắc lại của cây rau cải bẹ xanh.

Đvt: gam (g)

Qua bảng 4.5 và bảng 4.6 ta thấy:

- Khối lượng tính theo giá trị trung bình cá thể của cây rau cải bẹ xanh dao động từ 43- 72,6 gam. Khối lượng cao nhất là giá trị trung bình cá thể của CT3 lần nhắc lại 1 với 72,6 gam; thấp nhất là giá trị trung bình cá thể của CT1 (lần nhắc lại 2) 43 gam. Khối lượng tổng tính theo giá trị trung bình cá thể của cây rau cải bẹ xanh cao nhất là của CT3 với 197,6 gam; thấp nhất là CT1 đạt 155,33 gam.

- Khối lượng các cá thể của cây rau cải bẹ xanh trong mỗi lần nhắc lại thấp nhất là 258 gam của CT1 lần nhắc lại 2 và cao nhất là 435,6 gam của CT3 (nhắc lại 1). Tổng khối lượng các cá thể của cây rau cải bẹ xanh thấp nhất là CT1 đạt 932 gam và cao nhất là 1185,6 gam của CT3.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các loại phân đến năng suất của rau cải bẹ xanh

Đơn vị tính: gam/cm2

CT Loại phân NL3 NL2 NL1 Tổng

CT1 Phân gà+đầu trâu 2,42 2,15 3,28 7,85

CT2 Phân hữu cơ sinh học+ure 2,96 2,9 2,88 8,74

CT3 Phân hữu cơ sinh học+ NPK

lâm thao 2,7 3,55 3,63 9,88 Nhắclại Công thức NL3 NL2 NL1 Tổng CT1 290,4 258 383,6 932 CT2 355,2 348 345,6 1048,8 CT3 324 426 435,6 1185,6

45

Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn năng suất của rau cải bẹ xanh qua các công thức

Qua bảng 4.7 cho thấy công thức có năng suất giữa các công thức không chênh lệch nhau nhiều dao động từ 2,15 đến 3,63 gam/cm2. Công thức 1 sử dụng phân gà ủ hoai mục và phân hóa học NPK Đầu Trâu với tổng năng suất là 7,85gam/cm2 thấp hơn so với công thức 2 và công thức 3, tiếp theo là công thức 2 sử dụng phân hữu cơ sinh học với phân hóa học Urê với tổng năng suất là 8,74 gam/cm2, năng suất cao nhất là công thức 3 sử dụng phân phân hữu cơ sinh học với phân hóa học NPK Lâm Thao với tổng năng suất là 9,88gam. Tuy nhiên ta thấy công thức 3 là đạt năng suất cao nhất, tốt hơn hẳn hai công thức 2 và công thức 1.

4.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón tới hàm lượng NO3- tồn dư trong đất khi bón các loại phân khác nhau.

Mỗi loại phân bón khác nhau thì gây ra các ảnh tới tốc độ sinh trưởng, năng suất chất lượng của các loại rau nói chung và năng suất cây rau cải bẹ

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

CT1(phân gà+đầu trâu) CT2(hữu cơ sinh học+ ure) CT3(hữu cơ sinh học+NPK)

NL1 NL2 NL3

46

xanh nói riêng, tác động đến nguồn đất và ảnh hưởng tới môi trường không giống nhau. Từ kết quả phân tích thí nghiệm ta thu được như sau:

Bảng 4.8. Kết quảphân tích hàm lượng NO3- tồn dư trong đất khi bón các loại phân khá nhau.

Nhắc lại Kết quả phân tích NO3- (mg/kg) CT1 CT2 CT3 NL3 11,34 7,28 4,08 NL2 10,81 6,19 4,14 NL1 12,52 6,74 3,72 Trung bình 11,56 6,74 3,98

(Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Nông Lâm, 2017)

Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng nitrat qua các công thức

Từ bảng 4.8 ta có thể nhận thấy hàm lượng nitrat dao động từ 3,72÷ 12,52 mg/kg đất, trong đó mẫu có hàm lượng cao nhất là mẫu của công thức 1 (nhắc lại lần 1) với nồng độ 12,52 mg/kg đất, mẫu có hàm lượng thấp nhất là mẫu 0 2 4 6 8 10 12 14

CT1(phân gà+ đầu trâu) CT2(hữu cơ sinh học +

ure)

CT3(hữu cơ sinh học+

NPK)

NL1 NL2 NL3

47

của công thức 3 (nhắc lại lần 1) với nồng độ 3,72 mg/kg đất. Tồn dư nhiều nhất là ở công thức 1 với hàm lượng nitrat tồn dư trung bình là 11,56 mg/kg, công thức bón phân gà ủ hoai mục với phân NPK Đầu Trâu. Tiếp theo là công thức 2 với hàm lượng nitrat tồn dư trung bình là 6,74 mg/kg, công thức bón phân hữu cơ sinh học với phân Hóa học Urê. Cuối cùng là công thức 3 với hàm lượng nitrat tồn dư trung bình là 3,98, công thức bón phân hữu cơ sinh học với phân NPK Lâm Thao. Như vậy công thức có hàm lượng nitrat thấp nhất, ít ảnh hưởng tới môi trường nhất.

Mặc dù trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về hàm lượng N tổng số trong đất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một cơ quan tổ chức nào có nghiên cứu cụ thể nào đưa ra tiêu chuẩn nitrat trong đất. Vì vậy cần có nhưng nghiên cứu cụ thể đểđưa ra hệ thống tiêu chuẩn cho các loại đất khác nhau.

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụng các loại phân bón khác nhau (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)