a. Đào
Máy đào dùng đểđào các thành phần trong ô chôn lấp. Xe xúc lật chuyển chất thải đã đào vào trong khu vực quản lý riêng và tách loại các chất thải cá biệt như: các thiết bị, dụng cụ, dây thép dài, .., cần có bộ phận giám sát chất thải nguy hại khi
MSW đã đào lên SÀNG THÔ SÀNG MỊN TUYỂN TỪ Xử lý các thành phần loại ra Thành phần khó xử lý Trên sàng (to) Thành phần đất Dưới sàng (mịn) Sắt phế liệu (Nhiễm từ) MSW đào lên SÀNG THÔ SÀNG MỊN TUYỂN TỪ TUYGIÓ ỂN NHIÊN LIỆU TỪ CHẤT THẢI Thành phần không xử lý (to, trên sàng) Thành phần đất (mịn, dưới sàng) Sắt phế liệu (nhiễm từ) Thành phần nhẹ (nhựa, giấy) Thành phần nặng (KL không sắt, thuỷ tinh, gỗ) Hệ thống
tái chế gỗ Loại thải
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 31 bốc ra khỏi đất. Nếu không phát hiện chất thải nguy hại, chuyển qua hệ thống sàng để phân loại (Nguồn: Nelson, 1994).
Quá trình xử lý có thểcơ bản như hình 1.3 hay phức tạp hơn ở hình 1.4.
b. Phân loại tách thành phần
Dùng sàng lồng hay sàng rung để tách các thành phần mịn như đất từ chất thải rắn trong khối chất thải đã đào lên. Kích cỡlưới sàng, độ nghiêng, tốc độ quay có thể điều khiển đểđạt được chủng loại và mức độ tách theo mục đích sử dụng (Nguồn:
CIWMB, 1993).
c. Thu hồi các chất có thể tái chế
Tùy vào điều kiện thực tế, có thể thu hồi tất cả thành phần mịn như đất hay các chất thải khác. Đất tách loại ra, có thể san lấp hay làm chất phủ cho các bãi rác khác. Các chất ở trên sàng mịn có thể chuyển đến hệ thống tuyển từđể tách sắt. Nếu sử dụng công nghệ phức tạp, dòng vật chất sẽ tiếp tục qua hệ thống tuyển gió để tách lọc các chất hữu cơ nhẹ (nhựa, giấy) và hữu cơ nặng (kim loại, thủy tinh, gỗ) trong dòng vật chất không nhiễm từ. Dòng hữu cơ nhẹ có thể được sử dụng như nguồn nhiên liệu (Nguồn: Savage et al., 1993).
Chất thải đào lên có thểđược xửlý trong xưởng phân loại hay tại bãi bởi hệ thống thiết bịđặt trên xe di động.
d. Thực hiện hiếu khí hóa tại chỗ (In-situ Aerobic Landfill)
Khi khai thác các chất thải hữu cơ chưa phân hủy tốt sẽ phát sinh mùi khó chịu và gây các tác hại khác cho môi trường. Các dựán LFMR thành công đã áp dụng giải pháp “Hiếu khí hóa bãi rác” (Aerobic Landfill: AL) đểthúc đẩy sự phân hủy sinh học và ổn định chất thải trong bãi rác. Công nghệ này cho phép kiểm soát
tốt khí Methane (CH4), và các loại khí gây ô nhiễm khác, cũng như các mùi kỵ khí khó chịu. (Nguồn: Savage et al., 1993).
Các khảo sát của Heyer et al. (2001) khi thực hiện hiếu khí tại chỗ trên bãi chôn lấp Kuhstedt –Đức đã đóng cửa 14 năm cho thấy hàm lượng Methane (CH4) trong khí thải giảm từ 50% xuống còn dưới 1,5% sau 1 tháng hiếu khí.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 32 Hogland et al. (2004) nhận thấy: mùi hôi ởkhu đào bãi rác sau khi hiếu khí là 72 ÷ 740E/m3, so với mùi hôi từ khối chất thải sinh hoạt tươi là 32.640E/m3.
Một dự án ở Georgia – Mỹ cho thấy: trước khi khởi động AL vào tháng 1 năm 1997, mỗi tháng bãi rác phải chuyển 120.000 gallon nước rỉrác đến trạm xử lý tập trung. Sau 6 tháng, không còn nước rỉ rác (Nguồn: ECS, 2004).
e. Phục hồi mặt bằng
Mặt bằng bãi rác sau khai thác sẽđược san lấp bằng các phương tiện chuyên dụng như các công trình san lấp thông thường. Mức độ điền đầy của mặt bằng được phục hồi sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng sau phụ hồi.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, trong khi triển khai phần khai thác bãi rác thì đồng thời tiến hành phục hồi mặt bằng. Quy trình thực hiện công việc theo kiểu cuốn chiếu, giải quyết từng phần diện tích bãi rác.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU