Cấu tạo các ô chôn rác dạng “túi” kín, có vỏ là vải nhựa Polyethylene mật độ cao (HDPE – high density polyethylene), phía dưới có lớp lót đáy dày 2mm, phía trên
Xe chở rác lên ô chôn lấp
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 44 có lớp phủ nóc dày 1,5mm. Với các cấu tạo này, nhằm mục đích không cho nước rỉ rác thấm vào lòng đất và thu gom đưa đến trạm xửlý nước thải; khí sinh ra do quá trình phân hủy rác không phát tán vào không khí mà được thu gom đưa về trạm thu hồi gas.
Cấu trúc mỗi ô chôn lấp rác
- Mặt cắt dọc mỗi ô chôn lấp của bãi rác Gò Cát theo thiết kế: cao 23,55m, phần nổi trên mặt đất từ 16 ÷ 18m. Bao gồm:
+ Lớp che phủ: 1,3m. + Lớp chất thải: 6 x 3,5m.
+ Lớp đất che phủ tạm thời của mỗi ngày đổ rác: 5 x 0,15m. + Lớp chống thấm đáy: 0,5m.
- Cách chôn lấp rác đã thực hiện: Rác sinh hoạt sau khi thu gom từ thành phố được chuyên chởđến Công trường Xửlý Rác Gò Cát và đổ vào sàn phân loại rác. Sau khi phân loại và kiểm tra (ngăn ngừa chất thải nguy hại), rác được đưa vào hố chôn lấp. Tại đây rác được nén bằng các compactor đến chiếu cao 1,75m. Rác nén được phủ một lớp đất dày 0,15m khi đặt đến chiều cao 3,5m. Mỗi ngày khoảng 600m2 BCL được lấp đầy rác và được nén đến tổng chiều cao 3,5m. Chiều cao tổng cộng của bãi rác sau khi phủ lớp chống thấm là 23,05m (16,05m so với mặt đất).
- Sau một thời gian, do phần chất hữu cơ bị phân hủy thành khí làm cho chiều cao của BCL giảm xuống khoảng 40%. Sau khi giảm thể tích, chiều cao trung bình của BCL còn khoảng 8m so với mặt đất.
- Theo thiết kế của Công ty Vermeer (Hà Lan), cấu trúc các ô chôn lấp ở bãi rác Gò Cát được mô tảnhư hình 2.4:
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 45
Hình 2.4:Sơ đồ mô tả cấu trúc của ô chôn lấp rác tại bãi rác Gò Cát - Nhưng theo khảo sát thực tế của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và tư vấn môi trường Gia Anh vào ngày 31/5/2010: hiện nay do quá trình phân hủy chất thải nên tổng chiều cao các ô chôn lấp rác ở bãi rác Gò Cát chỉ còn 21m (âm dưới đất 7m và nổi trên mặt đất 14m).
Lớp chống thấm đáy
Mục đích của việc thiết kế lớp chống thấm ởđáy là nhằm giảm thiểu sự thấm nước rò rỉ từ rác vào lớp đất phía dưới bãi rác và nhờvào đó có thểngăn chặn sự nhiễm bẩn đối với nước ngầm. Lớp này được cấu tạo bởi nhiều thành phần:
+ Lớp đất sét có tác dụng như lớp chống thấm, có thểngăn cản được nước rỉ rác và thoát khí ra từ bãi rác.
+ Lớp vật liệu HDPE dày 2mm có tác dụng chống thấm rất tốt (hệ số chống thấm là 100) nhằm đểđảm bảo an toàn và tăng độ tin cậy.
+ Lớp cát sỏi, dày 0,2m được dùng đểthu và thoát nước rò rỉ từ bãi rác. + Lớp đá hỗn hợp dày 0,3m.
Tại lớp đáy có bố trí hệ thống thu nước rò rỉ. Hệ thống này nằm bên trên lớp chống thấm, gồm các đường ống thoát nước, sỏi, các nút nước để cốđịnh đường ống.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 46
Hình 2.5: Mặt cắt lớp chống thấm ởđáy BCL
Hố chôn lấp được xây dựng tuần tự theo từng đơn nguyên (5 đơn nguyên). Lượng xà bần đào lên một phần chởsang BCL Đông Thạnh, một phần được sử dụng lại làm lớp phủ tạm thời và lớp phủ cuối cùng. Một phần xà bần còn được dung để san lấp các ao hồ bịđào khai thác đất có cao trình thấp hơn cao trình thiết kế. Thành phần địa chất của đất Gò Cát thích hợp cho việc xây dựng BCL rác. Từ các nghiên cứu địa chất khu vực cho biết rằng lớp đất bên dưới BCL (7,5m so với mặt đất) là lớp đất sét. Lớp đất sét này có dộ dày 7m tính từđáy BCL và có hệ số thấm nhỏ hơn 10-5 cm/s. Lớp đất sét này là một lớp chống thấm rất tốt. Tuy nhiên, để bảo đảm độ an toàn cao nhất và gia tang độ tin cậy, một lớp chống thấm bằng HDPE dày 2mm được lắp đặt ởđáy. Cấu trúc của lớp đáy bao gồm lớp chống thấm được trình bày trong hình 2.5.
Lớp đất che phủ trung gian (tạm thời)
Lớp đất phủ trung giang trong các hố chôn lấp là lớp đất dày 0,15m. Trong BCL, các con đường để vận chuyển rác sẽđược phủ tạm thời 0,5m chiều sày bao gồm cát, đá vụn và đất (laterite). Lớp đất phủ trung gian mô tảnhư trong hình 2.6
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 47
Hình 2.6: Lớp đất phủ trung gian của BCL Gò Cát
Lớp chống thấm bao phủ bề mặt
Những vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay (nước ngầm và không khí) tại các bãi rác chủ yếu là do thiếu một lớp phủ kín ởđáy, bề mặt và thiếu hệ thống thu hồi khí từ BCL.
Lớp này có nhiều lớp đất đểtăng khảnăng thoát nước bề mặt, tránh thấm nước từ ngoài vào bãi rác, và tránh mất dinh dưỡng cho cây trồng phía trên. Vật liệu được sử dụng để phủ là polyethylene độ nén thấp có độ dày 1,5mm. Lớp vật liệu này có khảnăng co dãn lên đến 900% do đó rất thích hợp để làm lớp che phủ bãi rác với độ lún cao do rác phân hủy. Trên cùng là lớp đất trồng trọt có độ dày 0.8m. Sau khi bãi rác đã hạ xuống độ cao nhất định, các loại cỏ và cây trồng được trồng lên để che phủ bãi rác.
Cấu trúc lớp chống thấm bao phủ bề mặt (từdưới lên trên): + Lớp sét có tác dụng chống thấm, dày 0,3m.
+ Lớp vật liệu HDPE, nhám 2mặt, dày 2mm. + Lớp cát tiêu thoát nước mưa dày 0,2m.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 48
Hình 2.7: Lớp phủ kín trên cùng