Trong giay đoạn xây dựng dự án, các yếu tố gây ra ảnh hưởng đến môi trường là bụi, tiếng ồn do xe cộ qua lại, khí thải do vận hành các loại động cơ điện.
Các tác động liên quan đến hoạt động xây dựng chỉ diễn ra trong thời gian thi công tương đối ngắn và hậu quả vềmôi trường có thể khắc phục được (vềtiêu hao đất, nước, vật liệu và phát sinh các chất thải).
a. Môi trường nước
Nguồn nước thải phát sinh trong giai đoạn thi công và biện pháp xửlý như sau: Nguồn nước thải chính trong giai đoạn thi công là nước thải sinh hoạt của công nhân thi công gồm nước vệ sinh, tắm rửa. Nhà thầu thi công phải xây dựng lán trại và xây nhà vệ sinh có bể phốt cho cán bộ, công nhân thi công công trình sử dụng. Nếu tập trung xây dựng, số lượng công nhân trên công trình có thể lên đến 40 công nhân thì tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân lên đến khoảng 3 – 4m3/ngày đêm. Lưu lượng này tuy nhỏnhưng đặc tính nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh nên cần
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 120
được thu gom lại rồi cho qua một bể lắng để giảm bớt nồng độ ô nhiễm, sau đó cho qua một bể khửtrùng trước khi xả ra cống chung.
Nước thải thi công bao gồm nước bảo dưỡng bê tông, nước tưới đầm chặt đất nói chung là không bị ô nhiễm nên cho chảy tràn ra môi trường.
Trên công trường phải tạo các rãnh thoát nước để nước mưa không cuốn theo đất đá công trường.
Dầu mỡ thải của các phương tiện thi công phải thu gom vào thùng, sau đó nhà thầu thi công sẽ vận chuyển đến nơi xử lý của công ty môi trường đô thị Tỉnh.
b. Môi trường không khí, tiếng ồn
Trong giai đoạn này, ô nhiễm không khí chủ yếu do bụi công trường phát tán vào không khí. Bụi phát sinh từ hoạt động đào đất, việc lưu trữđất đào và lật liệu xây dựng. Phạm vi ô nhiễm chỉ tại công trường không ảnh hưởng đến khu vực dân cư do bụi chủ yếu là đất, xi măng, cát, đá,… thuộc loại bụi nặng, không phát tán đi xa, dễ sa lắng và gây tác hại chủ yếu cho các đối tượng ở gần khu vực sinh bụi. Nguồn ồn phát sinh từ hoạt động xây dựng là không thể tránh khỏi, tác động này chỉ có tính chất tạm thời và gây ảnh hưởng cục bộ trong thời gian thi công. Phạm vi ô nhiễm chỉ trong phạm vi công trường.
c. Chất thải rắn
Chất thải rắn trong quá trình thi công gồm:
Đất đá dư từ hoạt động xây dựng: Phần đất dư trong quá trình thi công chủ yếu là từ hoạt động đào mương đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải, đường ống cấp nước tiểu khu, đào hố xây bể tự hoại và chôn lấp rác.
Chất thải rắn dư từ coffa xây dựng: sinh ra từ quá trình xây dựng có thể dùng làm chất đốt hoặc thu gom chôn lấp như chất thải rắn sinh hoạt.
Rác sinh hoạt: phát sinh tính trên đầu người hiện nay khoảng 0,6kg/người.ngày.đêm. Số lượng công nhân xây dựng tập trung khoảng 40người/ngày thì hằng ngày lượng rác sinh hoạt từ khu nhà tạm của cộng nhân cũng lên đến 24 kg/ngày.đêm.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 121 Các loại chất thải này phát sinh chỉ mang tính tạm thời vì sau khi dự án xây dựng xong giai đoạn 1 sẽđược dọn dẹp sạch sẽ.
d. Tai nạn lao động và khảnăng gây ra cháy nổ
Tai nạn lao động
Cũng như bất cứ công trình xây dựng với quy mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề được đặc biệt quan tâm từcác nhà đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khảnăng phát sinh ra tai nạn lao động như sau:
Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể gây tai nạn.
Các loại cần cẩu, thiết bị bóc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể bịrơi, vỡ,…
Việc thi công trên cao sẽ làm tăng nguy cơ gây ra tai nạn lao động như: trượt té trên các dàn giáo, trên các nhà xưởng,…
Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, mưa gió làm đứt dây điện,…
Thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn tăng cao; đất trơn dễgây trượt ngã đối với người lao động và sụp đổcác đống vật liệu xây dựng.
Khảnăng cháy nổ
Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công như việc nấu chảy bitum bằng đốt củi rất dễ xảy ra nguy cơ cháy nổ.
Sự cố cháy nổ có thể phát sinh từ sự cố vềđiện do chập dây đẫn diện trong lán trại của công nhân, khi thi công, do mưa bão,…
Các nguồn nhiên liệu (dầu DO, FO) thường có chứa trong phạm vi công trường làm một nguồn có nguy cơ gây cháy, nổcao. Đặc biệt là khi các kho bãi chứa này nằm gần các nơi có nguồn nhiệt, hoặc các nơi có nhiều người, xe cộđi lại.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 122