So sánh việc tổ chức chiến dịch của ba công ty Bảo Việt nhân thọ,

Một phần của tài liệu Tổ chức chiến dịch truyền thông của các công ty bảo hiểm nhân thọ tại việt nam (khảo sát chiến dịch truyền thông của công ty bảo hiểm nhân thọ aia, bảo việt nhân thọ và fubon năm 2014 2015) (Trang 89 - 97)

thọ, AIA và Fubon Life Việt Nam

Tiến hành khảo sát hiệu quả truyền thông của ba chiến dịch “Hành trình cuộc sống”, “Niềm tin thắp sáng tương lai” và “chắp cánh ước mơ tuổi thơ” đối với 300 phiếu là học sinh, sinh viên và các đối tượng khác (những người có khả năng đưa ra các quan điểm cá nhân; sinh viên; nhân viên văn phòng của các tòa nhà trên địa bàn Hà Nội, và nơi tổ diễn ra tổ chức chiến dịch) bằng phương pháp bảng hỏi Anket, tác giả thu được các kết quả như sau:

2.3.1. Mức độ nhận biết và tham gia vào chiến dịch

Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận biết về ba chiến dịch "hành trình cuộc sống", "niềm tin thắp sáng tương lai" và "chắp cánh ước mơ tuổi thơ"

Kết quả ở biểu đồ 2.1. cho thấy mức độ nhận biết ba chiến dịch “Hành trình cuộc sống”, “Niềm tin thắp sáng tương lai” và “chắp cánh ước mơ tuổi thơ” của công chúng cũng khá lớn. Tuy nhiên, lượng người quan tâm thực sự tới các chiến dịch kể trên chỉ ở mức trung bình khá và có sự chênh lệch không nhỏ. Cụ thể, chỉ có 54% số người được hỏi tỏ ra quan tâm đến các hoạt động truyền thông của “chắp cánh ước mơ tuổi thơ”, 35% quan tâm đến “niềm tin thắp sáng tương lai” và 78% quan tâm đến “hành trình cuộc sống” điều này cho thấy chiến dịch “hành trình cuộc sống là có sức hút hơn cả”

Bên cạnh đó tỷ lệ công chúng hưởng ứng và tham gia trực tiếp vào các hoạt động truyền thông của từng chiến dịch cũng khá khác biệt. Dẫn đầu vẫn là “hành trình cuộc sống với 38%, con số này ở chiến dịch “ chắp cánh ước mơ tuổi thơ” là 17%; trong khi đó, số người tham gia các sự kiện, hoạt động của “niềm tin thắp sáng tương lai” rất thấp chỉ đạt 9% trên tổng số 300 người khảo sát.

2.3.2. Khả năng nhận biết về nhà tổ chức

Biểu đồ 2.2. Mức độ nhận biết về nhà tổ chức của ba chiến dịch “hành trình cuộc sống”, “niềm tin thắp sáng tương lai” và “chắp cánh ước mơ tuổi thơ”

Có thể thấy rằng, mức độ ghi nhớ của công chúng về nhà tổ chức chiến dịch là rất thấp. Được công chúng biết đến nhiều nhất là chiến dịch “hành trình cuộc sống” với 15%; hai chiến dịch còn lại chỉ đạt tỷ lệ hiểu biết lần lượt là 7% và 3%. Mức nhận biết thấp như vậy có thể là do: (1) Tên các đơn vị tổ chức không ấn tượng; (2) Các chiến dịch đã bắt đầu diễn ra khá lâu trước khi cuộc khảo sát được thực hiện.

2.3.3. Nguồn thông tin về chiến dịch: Thực trạng tiếp cận và mức độ tin tưởng

Biểu đồ 2.3. Nguồn tiếp cận thông tin về ba chiến dịch "hành trình cuộc sống", "niềm tin thắp sáng tương lai" và " chắp cánh ước mơ tuổi thơ"

Từ biểu đồ 2.3. cho thấy công chúng chủ yếu tiếp cận và cập nhật thông tin về các chiến dịch truyền thông bảo hiểm nhân thọ thông qua báo mạng điện tử (30%), và mạng xã hội, diễn đàn (28%). Còn tiếp cận từ truyền hình, báo in, phát thanh thì rất ít.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có một sự mẫu thuẫn khá thú vị trong cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng. Trong nhóm các phương tiện truyền thông đại chúng, họ hiếm khi tiếp cận với tin tức đến từ phát thanh, truyền hình, hay báo giấy nhưng lại rất tin tưởng vào sự chính xác của các kênh truyền thông này. Trong khi đó báo mạng và trang tin điện tử hai nguồn cung cấp thông tin hàng ngày của họ thì lại không chiếm được lòng tin ấy. Số liệu chứng minh chi tiết được thể hiện ở biểu đồ 2.4

Biểu đồ 2.4. Mức độ tin tưởng vào các phương tiện truyền thông đại chúng khi tìm hiểu thông tin về một chiến dịch

Có thể giải thích hiện tượng này như sau: Trong thời đại số, thời gian và cơ hội tiếp cận với các phương tiện truyền thông truyền thống của công chúng trẻ ngày một hạn chế. Thay vào đó, họ tiếp xúc, học tập và làm việc

nhiều trên môi trường Internet. Bản thân thể loại báo mạng/trang tin cũng đã có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác ở khả năng đa phương tiện, tính thời sự và tốc độ cập nhật thông tin cực kỳ nhanh cho chóng. Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm nêu trên thì việc các tờ báo mạng/trang tin đang chạy đua với nhau về khả năng đưa tin nhanh nhất, nóng nhất,…đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều thông tin không chính xác nhiều bài viết giật tít để câu view. Chính điều này đã khiến chất lượng của các bài báo mạng ngày càng giảm sút, làm mất đi sự tin tưởng của bạn đọc. Trong khi đó, truyền hình, phát thanh và báo giấy vẫn chiếm được một vị trí đặc biệt trong lòng công chúng bởi khả năng chắt lọc và kiểm duyệt thông tin hết sức kỹ càng, chính xác.

Tiếp tục khảo sát về mức độ tin tưởng của công chúng đối với các kênh truyền thông khác, tác giả thu được kết quả như biểu đồ 2.5.

Biểu đồ 2.5. Mức độ tin tưởng vào các phương tiện truyền thông mới và truyền miệng khi tìm hiểu thông tin về một chiến dịch

Có thể thấy, các kênh truyền thông chính thức của chiến dịch như Website hay Fanpage đã nhận được mức tin tưởng cao đến từ những người theo dõi, lên đến 89% và những phương tiện truyền thông mới (mạng xã hội, diễn đàn) tuy có khả năng tương tác và lan truyền thông tin nhanh chóng nhưng chỉ chiếm được khoảng 30% sự tin tưởng của công chúng.

2.3.4. Đánh giá hiệu quả tác động của chiến dịch truyền thông tới công chúng

Tác giả đã tiến hành đo lường đánh giá hiệu quả tác động của các chiến dịch truyền thông kể trên tới công chúng theo thang điểm từ 1 đến 5 như sau:

1.Không gây ảnh hưởng, tác động gì

2.Tạo nhu cầu tìm hiểu và gia tăng kiến thức

3.Giúp củng cố hoặc thay đổi suy nghĩ về vấn đề mà chiến dịch đề cập 4.Khuyến khích, tạo động lực thay đổi dần các hành vi trong cuộc sống 5.Tích cực hành động và vận động những người khác cùng thực hiện

Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ 2.6

Các con số cho thấy mức độ hiệu quả cũng như chiều hướng tác động của từng chiến dịch truyền thông riêng biệt. theo đó, “Niềm tin thắp sáng tương lai” chưa tạo ra được những ảnh hưởng đáng kể tới số đông công chúng, có đến 63% số người trả lời chiến dịch này không tác động gì tới họ (con số này ở “hành trình cuộc sống” là 18% và “ chắp cánh ước mơ tuổi thơ” là 33%). Tỷ lệ tác động của “ niềm tin thắp sáng tương lai” có xu thế giảm dần qua từng thang điểm, với 18% có nhu cầu tìm hiểu, gia tăng kiến thức; 11% được củng cố/thay đổi suy nghĩ, 5% có thêm động lực để thay đổi dần các hành vi cá nhân và chỉ có 3% khẳng định tích cực hành động.

1. Không gây ảnh hưởng gì 3. Giúp củng cố/thay đổi suy nghĩ

2. Tạo nhu cầu tìm hiểu, tăng kiến thức 4. Tạo động lực thay đổi dần các hành vi

5. Tích cực hành động và vận động người khác cùng thực hiện

Biểu đồ 2.6. Đánh giá hiệu quả tác động của chiến dịch truyền thông tới công chúng

Trong khi đó, “chắp cánh ước mơ tuổi thơ” lại tác động tới công chúng cao nhất ở mức độ thứ 3, tức là mức thay đổi các quan điểm, thái độ và suy nghĩ. Sự tác động mà chiến dịch đạt được ở mức này lên đến 23%. Các nhóm thang đo còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn, trong khoảng 6 – 13% tùy mức.

Cuối cùng phải kể tới “hành trình cuộc sống” với mức độ tác động khá đồng đều ở các thứ bậc quan trọng. Chiến dịch đã giúp 27% số người được hỏi có cái nhìn và quan điểm đúng đắn hơn về truyền thông bảo hiểm nhân thọ và tạo cơ hội cho khoảng 28% được tham gia hành động và kêu gọi mọi người ủng hộ vấn đề này. “Hành trình cuộc sổng” “Hành trình cuộc sổng” “Niềm tin thắp sáng tƣơng lai” “Niềm tin thắp sáng tƣơng lai” “Chắp cánh ƣớc mơ tuổi thơ” “Chắp cánh ƣớc mơ tuổi thơ”

Tiểu kết Chƣơng 2

Trong chương hai này, tác giả đã cung cấp một cái nhìn tổng quan và tiến hành khảo sát quy trình tổ chức cũng như hiệu quả truyền thông của ba chiến dịch “Hành trình cuộc sống”, “Niềm tin thắp sáng tương lai” và “Chắp cánh ước mơ tuổi thơ”.

Về cơ bản, cả ba chiến dịch nêu trên đều có một quy trình tổ chức rõ ràng, với khá nhiều bước tương đồng, trùng lặp. Thông thường, sau quá trình nghiên cứu và hình thành ý tưởng đơn vị tổ chức sẽ liên lạc với đối tác, mời tài trợ và vận động tổng hợp các nguồn lực. Từ đó, họ lập kế hoạch truyền thông chi tiết rồi tiến hành thực hiện, kiểm tra, đánh giá dựa trên các bước đã được đề ra trong kế hoạch.

Nếu xét về mặt truyền thông thì nhìn chung, cả ba chiến dịch đều nhận được mức độ hiểu biết khá lớn từ công chúng, nhưng những hiệu quả thực sự mà chúng đạt được là rất khác biệt. “Chắp cánh ước mơ tuổi thơ” tuy được đánh giá cao về mặt ý tưởng nhưng với các hoạt động truyền thông nhỏ lẻ chiến dịch này vẫn chưa tạo ra những tác động ấn tượng tới đông đảo công chúng. Trong khi đó, “hành trình cuộc sống” lại nổi bật với khả năng lan truyền thông điệp và lôi kéo được nhiều đối tượng công chúng tham gia. Còn đối với “ niềm tin thắp sáng tương lai” lại không đạt được hiệu quả mong muốn. Các nội dung tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn. Mức độ tác động tới công chúng của “niềm tin thắp sáng tương lai” cũng thấp hơn nhiều so với hai chiến dịch đã phân tích ở trên

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tổ chức chiến dịch truyền thông của các công ty bảo hiểm nhân thọ tại việt nam (khảo sát chiến dịch truyền thông của công ty bảo hiểm nhân thọ aia, bảo việt nhân thọ và fubon năm 2014 2015) (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)