Hiện nay có thể hàn điểm với chiều dày đến 10 12 mm nhƣng khi S > 6 8 mm gặp những khó khăn sau:
- Để tiếp xúc tốt lực ép phải lớn.
- Làm sạch những bề mặt lớn làm tăng giá thành chế tạo. - áp lực rèn cần lớn để làm chặt nhanh lõi đúc.
- Do lực ép lớn, thời gian dài nên điện cực chóng mòn.
- Do tiết diện lớn nên dẫn đến giảm dòng điện làm chất lƣợng hàn không đảm bảo. - Tăng mức độ mạch rẽ
- Công suất máy phải lớn
Hàn điểm thép có chiều dày lớn có thể thực hiện bằng dòng điện xung tần số công nghiệp (50 Hz ) hay tần số thấp (2,5 3 Hz). Phƣơng pháp đầu có thể dùng hàn thép có chiều dày S < 8 mm và sử dụng 12-20 xung dòng điện, thời gian mỗi xung 0,25 0,35 s và thời gian dừng giữa chúng 0,08 0,12 s. Thời gian nung nóng từ 5 10s phụ thuộc vào điều kiện hàn, mạch rẽ và tiết diện của thép. Hàn bằng dòng điện xung tần số công nghiệp đƣợc tiến hành trên máy hàn bình thƣờng có công suất 150 KW hoặc lớn hơn. bằng những thiết bị tự động phù hợp (điều khiển xung, thời gian…).
Hàn bằng dòng điện xung tần số công nghiệp với thời gian nhƣ hàn liên tục. Thời gian ngừng có thể làm nguội điện cực một ít để giảm mòn. Do đó cho phép nâng cao áp lực nên làm tốt mối hàn. Để nâng cao hiệu quả hàn ngƣời ta dùng dòng điện hàn có tần số thấp. Do tấn số thấp nên theo kỹ thuật điện, điện trở cảm ứng (tỷ lệ với f) sẽ nhỏ, hệ số Cosφ của máy cao (> 0,8).
Chế độ hàn thép C thấp có chiều dày S =12mm:
- Thời gian đƣa dòng điện vào: t = 10 16 s (phụ thuộc vào dòng mạch rẽ). - Lực ép sơ bộ và lực rèn đặt vào điện cực : P = 7500 KG.
- Lực ép ở thời điểm đƣa dòng điện : P = 5000 KG - Thời gian ép sơ bộ và nung nóng 3s - Thời gian đặt áp lực rèn 2,5s - Ih : 40.000 A - R: bán kính mặt cầu tiếp xúc của điện cực 50 mm - Thời gian chung để hàn một điểm 20 40s
- Độ bền trung bình mối hàn: 20.000 KG - Công suất máy ≤ 200KW