CÔNG NGHỆ HÀN NỔ 2.1 Khái niệm, đặc điểm của Hàn nổ
2.4.2. Vật liệu chống mài mòn
Chúng ta dùng phƣơng pháp hàn nổ để tạo ra bimetal chống mài mòn. Vật liệu dùng để mạ, là thép và hợp kim có tính chống mài mòn cao, còn vật liệu dùng làm
kim loại cố định thì thông thƣờng chọn thép các-bon thấp.
Để sử dụng làm vật liệu chống mài mòn, ngƣời ta có thể dùng tấm 2 hoặc 3 lớp có độ dày chung là 2 15 mm với độ dày tƣơng đối của từng lớp 10 15% độ dày chung. Kim loại cơ sở hay kim loại đƣợc mạ, đƣợc chọn là các loại thép có 0,060,5 % C, tƣơng tự để chọn làm kim loại mạ, có thể sẽ là thép chứa 0,61,3% C hoặc các hợp kim dụng cụ chống mòn cũng nhƣ một số thép cac-bit.
Có thể sử dụng các tấm bimetal dày hơn- độ dày lên tới 50100 mm, chủ yếu dùng trong khai thác quặng mỏ. Tƣơng lai sẽ sử dụng bimetall định hình ở dạng có các tiết diện của các loại lƣỡi dùng làm các dao cắt khác nhau trong sản xuất nông nghiệp và dụng cụ cắt gọt công nghiệp, hoặc ở dạng tròn hay phức tạp hơn (nhƣ bánh răng, các chi tiết thân rỗng…) dùng trong các trục, đĩa, chốt, dao phay, tiện…
Sử dụng kết hợp kim loại cứng với kim loại mềm hơn sẽ không chỉ cho ra thứ vật liệu có thời hạn sử dụng chống mài mòn tăng mà còn tạo đƣợc từ chúng những cái lƣỡi cắt trong máy cày với tính năng mới đó là tự mài mòn.
Điều này giải thích đƣợc rằng những lớp vật liệu mềm bị mài mòn nhanh hơn những lớp cứng (đƣợc dùng làm lƣỡi sắc). Các chi tiết nhƣ vậy không cần phải mài sắc cho đến khi nào vật liệu bị mài mòn hoàn toàn.
Cũng có phƣơng án khác để làm lƣỡi cày từ bimetall, đó là dùng bimetall định hình dạng “chèn đôi” với độ dày chung là 412 mm bề rộng 220 mm. Bề dày lớp cắt gọt làm từ thép 15% C, 6% Cr, 1% V và chiếm 2330% đọ dày chung bimetal.
Bimetall còn dùng làm đĩa và chân máy xới đất, đĩa xới của máy bừa, máy cắt phẳng (bào), bộ phận xay của máy xay-giã …
Từ composite dụng cụ cũng tạo ra dao nhíp cắt gỗ, giấy …
Tƣơng lai lớn hơn sẽ dùng phổ biến bimetal dạng này vào tổ chức, kết cấu giao thông vận tải: rãnh-máng, gàu xúc, dùng trong khai thác khoáng sản, nghành nhiệt lƣợng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.
Composite kim loại chống mài mòn không chịu các thử nghiệm cơ chuyên dụng. Có một số qui ƣớc chuẩn định trƣớc là độ cứng tối đa cho phép của kim loại cơ sở trong trạng thái chƣa xử lý nhiệt và độ cứng nhỏ nhất của kim loại mạ sau khi tôi.
Cũng có thể kiểm soát sự tách lớp.
Tiêu chuẩn cơ bản của chất lƣợng vật liệu chống mài mòn là độ mài mòn riêng của lớp vật liệu cứng (lớp mạ), có thể theo độ dài hoặc theo khối lƣợng.
Điều này đƣợc xác định nhờ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm các dao cắt trong chậu với đất trồng và thực nghiệm trong sản xuất với mẫu thử tự nhiên của chi tiết máy nông nghiệp (lƣỡi cày, lƣỡi gạt) lúc cày.
2.4.3. Vật liệu kỹ thuật điện
Thông thƣờng composite kim loại kết hợp lại trong đó các tính chất về điện và tính bền rất tốt với các kim loại rẻ nhất, ít hiếm (Cb, Al, Ag…).
Ngoài ra dây dẫn composite còn có khối lƣợng nhỏ và chống ăn mòn tốt. Bimetall dây với lớp ngoài làm từ đồng và lõi thép có tính phổ biến cao nhƣ vật liệu dây dẫn hầu nhƣ không thua kém về khả năng dẫn của dây đồng nhƣng lại kinh tế hơn và bền hơn. Dây thép chứa nhôm dùng làm đƣờng thông khí trong ống thông gió của tàu điện và xe điện, dây chão cho việc tiếp xúc và truyền điện khí hóa trong đƣờng sắt.
Triển vọng lớn là việc sử dụng composite để làm những mấu nối liền trong mạch điện. Chính ở đầu nối này xảy ra phần mất mát cơ bản năng lƣợng điện trong các chi tiết tải lƣu (dẫn điện).
Sử dụng các mấu tiếp xúc bằng bimetal bởi vì các nguyên nhân sau: thiết kế thanh dẫn, điện cực, và các chi tiết khác từ các kim loại khác nhau; sự nhất thiết tạo ra mấu tiếp điểm chuyển mạch giữa các chi tiết tải lƣu không có đồng; việc sử dụng các chi tiết tải lƣu thành phần với mục đích kinh tế đối với các kim loại đắt giá và kim loại hiếm; tăng cƣờng cơ tính các chi tiết tải lƣu làm từ kim loại và hợp kim mềm dẻo. Một trong những nghành vận dụng năng lƣợng trong thời đại ngày nay là điện hóa thực hành, điện phân, kết tủa và tinh luyện kim loại (Ni, Al, Cu, Zn, Ti, Co, Sn, Cr…). Sử dụng các tiếp điểm bằng vật liệu lớp kim loại trong mạch điện điện hóa thực hành làm việc dƣới tải dòng với cƣờng độ lớn, dƣới nhiệt độ cao, trong môi trƣờng hóa có hoạt tính lớn. Đây là yêu cầu cao đòi hỏi về chất lƣợng vật liệu đƣợc sử dụng. Tiếp điểm bằng bimetal (Ti+Cu, thép+Al, Cu+Al…) sử dụng cho hàng loạt các quá trình điện hóa thực hành, mà sẽ tăng thời hạn sử dụng của các chi tiết tải lƣu một cách tƣơng đối và giảm đáng kể trở kháng tại vị trí chuyển tiếp điểm.
Cũng trong điện hóa thực hành, vật liệu nhiều lớp dạng dải cuộn đƣợc dùng làm vật liệu kết cấu. Vật liệu này kết hợp trong đó những tính chất nhƣ độ bền cao, độ dẫn điện cao và hệ số nở dài thấp, khả năng chống ăn mòn, tính công nghệ tiếp nhận gia công.