CÔNG NGHỆ HÀN NỔ 2.1 Khái niệm, đặc điểm của Hàn nổ
2.3. Những khuyết tật khi Hàn nổ và biện pháp hạn chế
Mối hàn nhận đƣợc từ hàn nổ phải ổn định chất lƣợng trên toàn bộ bề mặt đặc biệt là đối với các sản phẩm có kích thƣớc lớn là một bài toán đủ khó về công nghệ. Điều này cắt nghĩa rằng một mặt hàn nổ cho phép nhận đƣợc mối hàn dùng cho rất nhiều chi tiết ứng dụng rộng rãi nhiều lĩnh vực và mục đích sử dụng khác nhau, nhƣng mặt khác thì cũng tồn tại rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến cấu trúc và tính chất mối hàn các kim loại không đồng nhất (các kim loại khác nhau).
Kinh nghiệm hàn nổ và sự phân tích trong những tài liệu đã đƣợc xuất bản và lƣu hành chỉ ra rằng chất lƣợng của mối hàn bằng phƣơng pháp nổ đƣợc đánh giá theo các tiêu chuẩn: tính đặc của mối hàn, độ bền của mối hàn, cấu trúc vùng hàn, độ biến dạng của chi tiết, sự có mặt của các khuyết tật.
Độ đặc hay tính đặc của mối hàn đƣợc đánh giá bằng tỉ lệ diện tích mối hàn chất lƣợng trên toàn bộ diện tích sản phẩm. Nó đƣợc kiểm tra bằng phép dò khuyết tật siêu âm. Độ bền mối hàn xác định bằng cách thử nghiệm cắt hoặc đứt lớp hàn (lớp hàn qui ƣớc là lớp kim loại “bay” hay còn gọi là lớp “mạ”. Kim loại cố định cũng có thể coi là kim loại đƣợc mạ)
Cấu trúc miền hàn có tính chất xác định bằng - Các tham số liên kết dạng sóng;
- Sự có mặt của: hợp kim, chất tơi xốp, lỗ rỗ, vi rạn nứt, các phi kim; - Độ vi cứng;
Cấu trúc đƣợc kiểm soát bằng nghiên cứu kim tƣơng học, phƣơng pháp phân tích rơn-ghen hoặc quang phổ, phƣơng pháp dò khuyết tật từ trƣờng…
Độ biến dạng của sản phẩm xác định bằng độ cong và độ nới dài.
Khuyết tật của sản phẩm hàn ( mạ, bimetal, composite lớp…) đó là: những vết rạn, lỗ rò-rỗ, sứt mẻ và phá hủy.
Chất lƣợng mối hàn đuợc xác định bằng sơ đồ hàn bao gồm: các tham số truyền năng lƣợng hàn, tính chất các kim loại thành phần, công tác chuẩn bị bề mặt để hàn, dạng bệ đỡ và các yếu tố môi trƣờng ngoài khi tiến hành ở bãi rộng (độ ẩm, gió bui, lƣợng mƣa… ).
Phân loại khuyết tật hàn, về cơ bản đối với sản phẩm cỡ lớn, phân chia ra 5 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ tùy theo sự phân bố khuyết tật và nguyên nhân xuất hiện.
- Hàn không thấu (khuyết tật về tính đặc). + Đơn giản là ở các rìa, mép + Liên hệ với sự vỡ ở chế độ hàn - Khuyết tật của miền hàn
+ Dạng cây thông + Vỡ trễ
+ Những phần nóng chảy - Khuyết tật của chi tiết
+ Cong + Giãn + Ở rìa.
- Hỏng lớp mạ (kim loại “bay”) + Bề mặt + Rò, rỉ, lỗ rỗ + Nứt. - Các vi nứt và phá hủy + Mẻ + Bóc lớp
+ Xuất hiện khi kim loại cố định (kim loại đƣợc mạ) bị kéo dãn + Đƣợc qui định bởi kim loại đƣợc mạ
+ Có liên qua đến quá trình công nghệ.