7) Công nghệ Hàn hợp kim nhẹ
1.4.4.1. Chọn phương pháp nung nóng và công nghệ chuẩn bị chi tiết cho hàn giáp mố
Đối với những chi tiết có tiết diện không bằng nhau, công nghệ chuẩn bị bề mặt tiếp xúc là nguyên công quan trọng
Hình 1.28: Chuẩn bị bề mặt a) và b) – Hợp lý; c) và d) – Không hợp lý)
Hình 1.28 a không có truyền nhiệt vào phần to của chi tiết hàn nên có thể dùng phƣơng pháp hàn điện trở. Hình 1.28 b vì khoảng cách ngắn nên mất nhiều nhiệt, kết cấu nhƣ vậy chỉ thích hợp hàn bằng nóng chảy trên các máy hàn xung. Hình 1.28 c
cũng chỉ hàn trên máy hàn xung vì tiết diện mặt tiếp xúc khác nhau. Hình 1.28 d là phƣơng pháp chuẩn bị tốt nhất.
Đối với tất cả các phƣơng pháp hàn giáp mối, sự phát nhiệt để nung nóng hàn có hai điều kiện:
- Nhiệt độ trong mặt tiếp xúc phải bằng nhiệt độ điểm chảy.
- Bất kỳ phƣơng pháp nung nóng nào, thì trƣớc lúc ép cần đảm bảo phân bố nhiệt độ đều và đủ để cho kim loại biến dạng dẻo không có khuyết tật trong mặt tiếp xúc.
Chuẩn bị mối hàn ống nhƣ hình 1.29 d là không hợp lý vì nhƣ vậy sẽ tập trung ứng suất cơ học xung quanh mối hàn.
Tóm lại, nội dung công nghệ chuẩn bị là nhằm mục đích chọn phƣơng pháp nung nóng để mối hàn đạt đƣợc chất lƣợng cao nhất.
Nhƣ chúng ta đã biết hàn giáp mối có thể tiến hành bằng điện trở hoặc nóng chảy. Dù là phƣơng pháp nào đi nữa để nhận đƣợc mối hàn có chất lƣợng cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Các bề mặt hàn của mỗi phía phải giống nhau và bằng nhau.
- Các mặt đầu chi tiết hàn phải đƣợc bảo vệ không bị oxy hoá bởi oxy của không khí trong quá trình hàn.
- Đảm bảo khả năng biến dạng của hai chi tiết hàn bằng nhau khi ép chồn. - Để thực hiện những điều kiện trên cần đảm bảo hình dạng hình học chi tiết hàn gần chỗ nối giống nhau và diện tích bằng nhau, vì vậy chuẩn bị các mặt đầu nối của chúng và chọn công nghệ hàn thích hợp hết sức quan trọng .
- Những yêu cầu đối với hình dạng hình học và phôi khi hàn giáp mối điện trở và nóng chảy là khác nhau.