7. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội
Nguyên Hồng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh xã hội có nhiều sự kiện đặc biệt: Đất nƣớc bị xâm lăng, nhân dân sống trong cảnh đói khổ, khốn cùng. Thực dân Pháp một mặt củng cố bộ máy thống trị, một mặt đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên, khoáng sản đem về làm giàu cho "Mẫu quốc". Xã hội Việt Nam đang có sự chuyển biến toàn diện và sâu sắc. Một đất nƣớc sống thuần bằng nông nghiệp vốn lạc hậu đã có nhiều sự thay đổi. Nhiều khu đô thị mới, nhiều khu công nghiệp khai khoáng mỏ, nhiều đồn điền... mọc lên. Những giai cấp, tầng lớp mới cũng xuất hiện (vô sản, tƣ sản, tiểu tƣ sản và tầng lớp dân nghèo thành thị) ngày càng đông đảo. Một lớp công chúng sinh hoạt theo lối Âu hóa cùng những quan điểm thẩm mĩ mới trong đời sống văn hóa, văn học mới đã hình thành.
Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào cách mạng, chúng tăng cƣờng chính sách “Kinh tế chỉ huy” bóc lột sức ngƣời, sức của để cung ứng cho chiến tranh đế quốc. Cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới và thiên tai hoành hành đã tác động nặng nề đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam. Năm 1940, đế quốc Nhật nhảy vào đánh chiếm Đông Dƣơng, thực dân Pháp đầu hàng, nhân dân ta lại phải chịu cảnh “Một cổ hai tròng" áp bức. Phát xít Nhật bắt dân ta phải nhổ lúa trồng đay, bông, thầu dầu, thuốc phiện... nộp cho chúng để phục vụ chiến tranh. Vì thế, đời sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ, công nhân bị bóc lột nặng nề (làm việc từ 12 đến 14 tiếng một ngày); nông dân thì bị tô cao, thuế nặng; trí thức thì rơi vào tình trạng thất nghiệp; các nhà tƣ sản dân tộc bị chèn ép không ngóc đầu lên đƣợc... Mâu thuẫn giữa dân tộc ta và thực dân Pháp, giữa quần chúng lao động và bọn thống trị vốn đã âm ỉ từ lâu, nay càng trở nên sâu sắc, quyết liệt. Phong trào cách mạng, đặc biệt từ khi Đảng cộng sản Đông Dƣơng ra đời ngày càng phát triển mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra sôi nổi khắp nơi, với hàng loạt các cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định, hãng dầu Xôcôni (Sài Gòn)... đòi tăng lƣơng, giảm giờ làm, giảm tô thuế...
Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nền văn hóa, văn học Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hƣởng của nền văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phƣơng Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp. Những tƣ tƣởng tiến bộ, nhất là tƣ tƣởng Mácxít đƣợc tiếp nhận qua con đƣờng Tân Thƣ (sách của các nhà tƣ tƣởng dân chủ sản phƣơng Tây đƣợc dịch sang tiếng Trung Quốc và của các nhà nho phái Duy Tân Trung Quốc; hoặc là sách báo tiến bộ) đã làm thay đổi nhận thức không chỉ của lớp thanh niên trí thức mà cả những nhà nho yêu nƣớc. Lớp thanh niên trí thức Tây học ngày càng đông đảo và đóng vai trò quan trọng trên lĩnh vực tƣ tƣởng và văn hóa, họ tiếp thu tƣ tƣởng hiện đại của văn hóa, văn học phƣơng Tây nên có những quan niệm thẩm mỹ mới, khác với những quan niệm của tầng lớp trí thức Nho học mà đến nay đã trở nên lỗi thời. Họ đã có những quan niệm mới về cuộc sống, con ngƣời, về thẩm mỹ. Điều đó dẫn đến một làn sóng văn hóa mới nhằm chống lại tƣ tƣởng “phi ngã” của văn học trung đại phong kiến, đề cao, đấu tranh cho cái Tôi - cá nhân trong đời sống
thời kỳ hiện đại. Vì vậy, vào đầu những năm 1930 mối xung đột cũ - mới trong
xã hội đã trở nên gay gắt và quyết liệt hơn.
Nhƣ đã nói, từ năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng ra đời và ngày càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của Cách mạng Việt Nam nói chung, và sự phát triển của đời sống văn hóa, văn học Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, ở thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939), với quan điểm Mác xít chân chính, các nhà văn cách mạng đã có những tác động rất mạnh mẽ đối với đời sống văn học nƣớc nhà qua các bài viết, các cuộc tranh luận về bản chất, chức năng và nhiệm vụ của văn học đối với xã hội, đối với con ngƣời. Tiêu biểu là cuộc tranh luận: “Nghệ thuật vị
nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Những nhà văn có quan điểm Mác xít
đã chủ trƣơng: dùng văn học để phục vụ con ngƣời. Chính vì vậy, họ đã kiên quyết phản bác thứ văn chƣơng “Nghệ thuật vị nghệ thuật”, họ dùng “ngòi bút lột trần cái xã hội hiện tại để cho dân chúng trông rõ cái nguồn gốc của mọi đau thương mà tìm lấy con đường sống” (Tạp chí Tao Đàn, ra ngày 16/9/1939).
Một văn kiện quan trọng của Đảng về văn hóa văn nghệ ra đời, đó là cuốn
Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943) - Đây chính là bản cƣơng lĩnh văn hóa đầu
tiên của Đảng ta - đã chỉ rõ đƣờng lối văn nghệ cho văn nghệ sĩ, đó là: xây dựng nền văn hóa Việt Nam trên ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng. Từ bản
Đề cương về Văn hóa Việt Nam này mà nhiều văn nghệ sĩ đã tìm đƣợc hƣớng đi
đúng đắn cho mình (trong đó có nhà văn Nguyên Hồng). Những hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ của Đảng đã có ảnh hƣởng tích cực và ngày càng sâu rộng đối với sự phát triển của Văn học Việt Nam thời kỳ này cũng nhƣ về sau.
Cũng từ đầu thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ đã hoàn toàn thay thế chữ Nôm. Chữ Quốc ngữ đƣợc phổ biến rộng rãi đã tạo điều kiện nâng cao dân trí cho mọi ngƣời, nhất là đối với tầng lớp công chúng thị dân. Cùng với nó, một số những nhà in, xuất bản theo công nghệ hiện đại ngày càng phát triển. Sách, báo, tạp chí đến với bạn đọc ngày càng nhiều hơn. Phong trào dịch thuật đầu thế kỷ XX cũng có tác động khá quan trọng tới sự hình thành và phát triển văn xuôi quốc ngữ. Sự phát triển của chữ Quốc ngữ đã phần nào làm cho tiếng Việt ngày càng trở nên hiện đại, uyển chuyển, tinh tế hơn. Tất cả các nhân tố trên đã tạo điều kiện chín muồi cho sự hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại.
Nhƣ vậy, từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, văn học Việt Nam từng bƣớc phát triển theo hƣớng hiện đại hóa, với tốc độ ngày càng mau lẹ. Văn học phát triển đa dạng hơn, phong phú hơn với sự xuất hiện của nhiều khuynh hƣớng, nhiều trào lƣu khác nhau nhƣ: trào lƣu văn học cách mạng, trào lƣu văn học lãng mạn, trào lƣu văn học hiện thực phê phán. Mỗi trào lƣu văn học đều có những đóng góp riêng đối với sự vận động và phát triển theo xu hƣớng hiện đại của nền văn học nƣớc nhà. Văn học hiện thực phê phán cũng đã khẳng định đƣợc sự đóng góp to lớn của mình vào quá trình phát triển và hiện đại hóa văn học Việt Nam. Bởi Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một trào lƣu văn học lớn. Đó là một trào lƣu có sức cuốn hút và tập hợp nhiều cây bút đƣơng thời, trong đó có nhiều nhà văn lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Tên tuổi và những tác phẩm xuất sắc của một số nhà văn hiện thực tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao... có sức hấp dẫn đối với nhiều thế hệ ngƣời đọc không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn cho đến tận hôm nay.
Nguyên Hồng là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của trào lƣu văn học hiện thực phê phán. Ngƣời ta nhận thấy rất rõ là: Hiện thực đen tối đầy máu và nƣớc mắt của xã hội Việt Nam cùng với cuộc sống cơ cực, khốn khổ của những ngƣời dân lao động giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945 là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của nhà văn. Thành phố Hải Phòng đầy khói bụi với bao kiếp ngƣời khổ đau, bất hạnh luôn là đối tƣợng thẩm mỹ trong sáng tác của tác giả. Nhắc đến một Hải Phòng trong văn học là ngƣời ta nghĩ ngay đến tên tuổi nhà văn Nguyên Hồng, và ngƣợc lại nhắc đến sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng thì không thể bỏ qua những tác phẩm viết về con ngƣời cũng nhƣ mảnh đất đã góp phần nuôi dƣỡng tài năng văn chƣơng của ông. Nguyên Hồng không sinh ra tại Hải Phòng, nhƣng những năm tháng đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông đều gắn liền với từng góc phố, bến tàu, bến xe, xƣởng máy... và những con ngƣời lam lũ cùng khổ nơi đất Cảng, nên Hải Phòng có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc đời nhà văn. Hải Phòng - một tỉnh duyên hải thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có hải cảng lớn nhất miền Bắc. Hải Phòng vừa có lợi thế kinh tế đƣờng biển, đƣờng bộ và hàng không. Chính vị trí địa lý thuận lợi nhƣ vậy đã khiến Hải Phòng trở thành một trung tâm công nghiệp lớn, thu hút nhiều nhân công lao động của các tỉnh nhƣ: Hà Tây, Hà Nội, Hƣng Yên,
Nam Định, Thái Bình... đến sinh sống, lập nghiệp. “Vào những năm cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX dưới thời Pháp thuộc, Hải Phòng cùng với Sài Gòn có vai trò như những cửa ngõ kinh tế của Liên bang Đông Dương trong giao thương
với Quốc tế vùng Viễn Đông” (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hải Phòng).
Trƣớc năm 1945, Hải Phòng đã trở thành một trong những cái nôi đánh dấu sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Hải Phòng cũng là một trong những trung tâm của phong trào cách mạng cả nƣớc trong các cao trào Cách mạng: 1930 - 1931, 1936 - 1939 và 1939 - 1945. Hải Phòng trong những năm tháng đặc biệt ấy, đã có sự ảnh hƣởng không nhỏ đến cảm hứng sáng tạo của Nguyên Hồng. Viết về những ngƣời nghèo đói, lầm than, bị lăng nhục, bị chà đạp đến thảm hại để phản ánh, tố cáo xã hội đƣơng thời, và cũng để khẳng định những bản chất đẹp đẽ, lƣơng thiện của những con ngƣời lao động - Đó là niềm đam mê và cũng là khát vọng sáng tác của Nguyên Hồng giai đoạn trƣớc Cách mạng. Đặc biệt là sau khi đƣợc tiếp xúc với báo chí cách mạng, nhƣ: năm 1937, Nguyên Hồng đƣợc đọc Tuyên ngôn Đảng cộng sản của Các Mác và Ăng ghen,
Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình, Ngục Kontum của Lê Văn Hiến...
Năm 1943, khi đƣợc tiếp nhận tƣ tƣởng cách mạng trong Đề cương về văn hóa
Việt Nam của Đảng cộng sản, và là một trong những Hội viên đầu tiên của Hội
Văn hóa cứu quốc… thì nhà văn càng hiểu sâu sắc hơn nguyên nhân nỗi khốn khổ của mọi tầng lớp ngƣời lao động trong xã hội. Điều đó đã giúp Nguyên Hồng mài sắc thêm ý chí chiến đấu, hƣớng ngòi bút của mình về những con ngƣời cần lao đau khổ. Nguyên Hồng xứng đáng đƣợc gọi là “Nhà văn chân chính của những ngƣời cùng khổ”, “Nhà văn của niềm tin và ánh sáng” [134].
Nhƣ đã nói, Nguyên Hồng đã từng sống ở Hải Phòng - một trong những trung tâm của phong trào đấu tranh đòi quyền dân chủ, đòi quyền sống cho con ngƣời của nƣớc ta lúc bấy giờ, nên ông đã sớm đƣợc giác ngộ lý tƣởng cách mạng và đã tham gia vào phong trào Mặt trận Dân chủ. Ánh sáng của lý tƣởng cách mạng đem đến cho nhiều trang viết của Nguyên Hồng vƣợt qua phạm trù phản ánh của trào lƣu văn học hiện thực phê phán, gần gũi với nội dung phản ánh của trào lƣu văn học cách mạng. Có lẽ, trong các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945, ở Nguyên Hồng có sự giao thoa rõ nhất giữa hai
khuynh hƣớng văn học: văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng. Vì vậy, quan điểm nghệ thuật của Nguyên Hồng rất đúng đắn và tiến bộ. Bƣớc vào nghề văn, ông đã xác định đƣợc ngay con đƣờng và chỗ đứng của mình: “Là
người viết văn trong đám những người nghèo đói, đau khổ và lầm than” (Bước
đường viết văn). Chính vì thế mà hầu nhƣ toàn bộ thế giới nhân vật của ông là
thế giới những ngƣời lao động nghèo khổ, dƣới đáy xã hội, có số phận bất hạnh, có cuộc đời chứa đầy bi kịch, khổ đau và bế tắc. Đồng thời, Nguyên Hồng cũng thể hiện rõ quan điểm và mục đích sáng tác: “Tôi sẽ viết về những cảnh đời đói
khổ, về sự áp bức, về nỗi trái ngược, bất công. Tôi cũng sẽ đứng về những con người bị đày đọa, bị lăng nhục. Tôi cũng sẽ vạch trần ra những vết thương xã
hội, những việc làm lộng hành thời bấy giờ” (Bước đường viết văn). Quan
niệm nghệ thuật đó đã chi phối toàn bộ sáng tác của Nguyên Hồng, tạo ra sự nhất quán trong tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn. Đó cũng là một trong những cơ sở quan trọng tạo nên một Thế giới nghệ thuật riêng biệt mang đậm dấu ấn Nguyên Hồng trong quá trình sáng tác hơn 50 năm của mình.
2.2.2. Hoàn cảnh gia đình, môi trường sống và hoạt động văn học của Nguyên Hồng
Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh 05 tháng 11 năm 1918 tại Nam Định. Sinh trƣởng trong một gia đình theo đạo Thiên chúa đã từng có một thời khá giả. Ngƣời cha làm cai ngục nhƣng sau khi mất việc thì sa vào nghiện ngập, sống cô độc, u uất. Ngƣời mẹ xinh đẹp, hiền dịu, tảo tần, nhƣng luôn buồn rầu, nặng trĩu ƣu tƣ. Nguyên Hồng không có đƣợc tuổi thơ tƣơi đẹp trong một gia đình hạnh phúc, bởi: “Hai thân tôi lấy nhau không phải
vì quen biết nhau lâu mà thương yêu nhau. Chỉ vì hai bên cha mẹ, một bên hiếm muộn cháu và có của, một bên sợ nguy hiểm giữ con gái đẹp trong nhà và muốn
cho người con gái ấy có chỗ nương tựa chắc chắn” (Những ngày thơ ấu).
Ngƣời mẹ của Nguyên Hồng phải sống một cuộc sống nhẫn nhục bên ngƣời chồng già lạnh lùng, gia trƣởng; sống một cách thầm lặng và đầy buồn tủi ở gia đình nhà chồng, sống “Như một cái bóng ngắn của bức tường dày mãi mãi thần
phục ở dưới chân để rồi sẽ tan xuống đất nếu ánh sáng soi tắt” (Những ngày
thơ ấu). Cả tuổi ấu thơ Nguyên Hồng phải sống trong bầu không khí bình yên một cách gƣợng gạo của gia đình, là sự cảm nhận nỗi đau âm thầm, nhẫn nhục, buồn tủi, chịu đựng của ngƣời mẹ, và trong sự u uất, câm lặng của ngƣời cha…
Năm 12 tuổi, chú bé Hồng bị mồ côi cha, mẹ đi bƣớc nữa và phải đi làm ăn xa, chú sống chủ yếu với bà nội và thƣờng xuyên phải chịu sự hắt hủi của những bà cô ruột vì “tội” có một ngƣời mẹ chƣa đoạn tang chồng đã đi bƣớc nữa. Đó là những năm tháng bơ vơ, côi cút, cùng cực, đắng cay nhất của chú bé Hồng: sống một cuộc đời không có tuổi thơ, thiếu thốn về tất cả - thiếu ăn, thiếu mặc và đặc biệt thiếu tình thƣơng yêu chăm sóc của ngƣời thân. Trong những nhà văn hiện thực phê phán trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, có lẽ hoàn cảnh của Nguyên Hồng thuộc diện đặc biệt nhất và đáng thƣơng nhất, (Thạch Lam cũng bị mồ côi cha từ nhỏ nhƣng lại đƣợc sống trong sự đùm bọc của mẹ và chị trong cảnh gia đình đầm ấm; Vũ Trọng Phụng cũng sớm mồ côi cha, nhƣng cũng đƣợc bà mẹ đành thân góa bụa nuôi ăn học cho đến ngày khôn lớn...). Nguyên Hồng cơ cực và cay đắng hơn hơn rất nhiều. Năm 14 tuổi, Nguyên Hồng đã phải nếm trải cảnh tù tội (vì bảo vệ bà mẹ đẻ bị chú dƣợng đánh đập dã man, Nguyên Hồng uất ức quá đã chém ông ấy một nhát vào bả vai). Cậu tù trẻ