Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 130 - 131)

7. Kết cấu của đề tài

4.3.Ngôn ngữ nghệ thuật

Nhƣ đã biết, “Văn học là nghệ thuật của ngôn từ” nên khi nghiên cứu một tác phẩm, một tác gia hay một trào lƣu văn học, ngƣời ta không thể không nghiên cứu đến đặc điểm ngôn ngữ, sự sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Nhà văn có tạo ra cho mình một phong cách nghệ thuật riêng biệt hay không chính một phần cũng là bởi ngôn ngữ mang dấu ấn riêng biệt của từng nhà văn ấy. Bởi thực tế “ngôn từ là chất liệu của văn học”, “là lời nói được sử dụng với tất cả phẩm

chất thẩm mỹ và khả năng nghệ thuật của nó”, “nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, thực chất là nói văn học là nghệ thuật sử dụng câu văn, lời văn, bài văn (nói, viết) vào mục đích nghệ thuật” [93, tr. 183,184]. Nhìn chung, các nhà văn hiện thực nhƣ Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Mạnh Phú Tƣ,… đều có ý thức vận dụng ngôn ngữ đời thƣờng vào trong tác phẩm của mình, khai thác vốn ngôn ngữ dân tộc mộc mạc, bình dân, giản dị, gần gũi với đời sống của nhân dân lao động. Nguyễn Công Hoan cho rằng: “Khi văn chương mà viết đúng như tiếng nói của dân tộc thì nó hay, nó đứng vững mãi vì ngôn ngữ dân tộc là trường cửu, ít đổi thay vì thời thế”; Nam Cao quan niệm “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng nói đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”; Vũ Trọng Phụng coi “tiểu thuyết là sự thật của đời”. Và Nguyên Hồng cũng đã có những nhận thức sâu sắc

mối quan hệ máu thịt giữa nghệ thuật và cuộc sống, “Nghệ thuật phải bắt rễ từ

cuộc sống”, thiếu cuộc sống nghệ thuật sẽ chết, nghệ thuật chân chính phải hƣớng

vào cuộc sống để tìm nguồn sống “như rễ cây bám riết lấy lòng đất, càng sâu bao

nhiêu càng vững chắc bấy nhiêu, nảy nở bấy nhiêu với những màu mỡ không bao

giờ cạn…” (Hai dòng sữa). Vì vậy, các nhà văn hiện thực nói chung đã khai thác

và sử dụng rất thành công thứ ngôn ngữ mộc mạc bình dân, gần gũi với lời ăn, tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Có thể nói, với những đóng góp của riêng mình, các nhà văn hiện thực, mỗi ngƣời mỗi vẻ, mỗi phong cách và mỗi cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau đã góp phần làm phong phú, giàu có thêm nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Khảo sát toàn bộ những sáng tác của Nguyên Hồng giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng tôi nhận thấy rằng: đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn chính là việc nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ chứa đựng

đầy ắp chất liệu cuộc sống cần lao, thứ ngôn ngữ phù hợp với tâm lý, tính cách của từng kiểu nhân vật và cũng là thứ ngôn ngữ mang sắc thái tôn giáo khá rõ rệt.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 130 - 131)