Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 101 - 106)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua độc thoại nội tâm

“Thể hiện tâm lý là phương thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh đời sống con

người bằng văn học nghệ thuật” [42, tr. 24]. Vì vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lý có

vai trò quan trọng đối với việc xây dựng chân dung một nhân vật văn học. Qua việc miêu tả tâm lý nhân vật, ngƣời đọc không chỉ thấy rõ hơn chân dung một con ngƣời mà còn thấy đƣợc những nét sinh động thuộc bản chất xã hội. Tâm lý càng biểu hiện chân thực, chi tiết bao nhiêu thì sức tác động của nhân vật đối với ngƣời đọc càng mạnh mẽ, sâu sắc bấy nhiêu. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn, mỗi trào lƣu văn học, thậm chí ở mỗi nhà văn lại có những cách biểu hiện tâm lý nhân vật của riêng mình.

Các nhà văn hiện đại cùng với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đã chú ý nhiều đến biểu hiện tâm lý của con ngƣời, họ không nhìn nhận con ngƣời theo một kiểu, một chiều giản đơn mà nhiều chiều, nhiều mặt khác nhau. Hơn nữa, họ còn phản ánh con ngƣời từ bên trong, từ chiều sâu nội tâm, với những suy nghĩ, những tính cách, những hành động, những phẩm chất khác nhau, phong phú và phức tạp, thậm chí đối lập nhau, (vừa tầm thƣờng, vừa cao thƣợng, vừa giàu lòng nhân ái, vừa vị tha lại vừa cay độc dữ dằn...). “Văn học hiện thực xem con người là sản phẩm của hoàn cảnh, là tiêu bản của hoàn cảnh. Mổ xẻ con người là

khám phá tác động của hoàn cảnh lên con người. Đó là quan niệm mới về con người khác với quan niệm con người là kẻ mang đạo lý chống lại kẻ vô đạo, là người anh hùng thay trời hành đạo” [27, tr. 5]. Do vậy, các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn

hiện thực đã rất chú trọng đến việc miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật - mà nhờ đó đã tạo ra hiệu quả nâng cao chất lƣợng nghệ thuật trong các sáng tác của mình.

Bên cạnh việc sử dụng biện pháp miêu tả ngoại hình, nhà văn Nguyên

Hồng còn chú trọng đến việc miêu tả nội tâm để thể hiện tính cách, phẩm chất của nhân vật. Theo quan niệm của PGS. TS Phạm Mạnh Hùng thì “Thiên nhiên

nhiều khi nó là yếu tố biểu hiện tâm lý” [79, tr.316], và Nguyên Hồng đã rất chú ý miêu tả thiên nhiên như một phương tiện hữu hiệu để thể hiện nội tâm, tâm lý nhân

vật. Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ - theo thống kê của chúng tôi - đã có 29 lần miêu tả

cảnh thiên nhiên, trong hồi ký Những ngày thơ ấu là 21 lần, truyện ngắn: Trong cảnh khốn cùng là 9 lần, trong Mợ Du là 7 lần... Bức tranh thiên nhiên qua ngòi bút của nhà văn đã trở thành bức tranh tâm trạng, giữa thiên nhiên và con ngƣời luôn có sự đồng điệu về tâm trạng. Đây là cảnh gặp gỡ tội nghiệp của hai mẹ con mợ Du trong một “đêm trăng sáng lắm... Ánh trăng vằng vặc đã giội xuống tràn trề hai gương mặt đầm đìa nước mắt áp lên nhau và hai mái tóc ngắn dài trộn lẫn với nhau. Hương hoa cau và hoa lý sáng và ấm đã xao xuyến lên bởi những tiếng

khóc dồn dập vỡ lở ở một góc vườn, rì rì tiếng dế” [73, tr. 376]. Ánh trăng hòa

quyện với hƣơng hoa cau, hoa lý thấm đẫm cảm xúc và tâm trạng nhân vật. Vẻ đẹp của đêm thu đầy trăng ấy làm cho hình ảnh quấn quýt của hai mẹ con Dũng trở nên huyền ảo và xúc động lòng ngƣời. Vẻ đẹp thiên nhiên đã tô đậm thêm tình mẹ con thắm thiết và sự ám ảnh khôn nguôi, sự xúc động sâu sắc của ngƣời đọc về sự chia lìa của tình mẫu tử trong hoàn cảnh đầy éo le ngang trái. Truyện ngắn Trong cảnh khốn cùng nhà văn đã miêu tả những diễn biến phức tạp của nhân vật Quyến khi chèo đò trong một khung cảnh thiên nhiên “tiếng ruộng rì rào, tiếng ngàn cây man

mác mơ hồ”. Khung cảnh ấy gợi trong lòng Quyến những ước mong rạo rực của

một quá khứ êm đềm vui vẻ khi mà ngƣời chồng chƣa ốm đau, làm ăn còn gặp may mắn, sống trong những ngày tháng êm đềm. Sự biến đổi của hoàn cảnh tạo nên sự biến đổi của tâm trạng Quyến, thiên nhiên nhƣ đồng điệu với tâm trạng nhân vật: “Gió thổi rất nhẹ”, rồi “gió xuân thổi mạnh”, “dòng sông xanh biếc lấp

bờ tay trái óng mượt như tấm màn nhung đỏ viền lơ” [73, tr. 145]. Khung cảnh thơ

mộng đã gợi trong lòng Quyến những “rạo rực khi nghĩ đến anh chân sào trẻ tuổi

đẹp đẽ mà bấy lâu nàng mơ ước”. Nhƣng ý nghĩ tội lỗi của Quyến qua nhanh khi

nàng chứng kiến cảnh hai vợ chồng ngƣời đi đò: ngƣời chồng nhƣờng cơm cho vợ con đến mức đói lả ngất đi. Quyến “xúc động trước tình yêu thương thấm thía

nồng nàn của người đàn ông nọ trong cảnh khốn cùng đối với vợ con”. Nàng ân

hận vì đã có ý nghĩ tội lỗi muốn bỏ ngƣời chồng ốm yếu của mình mà mơ tƣởng đến anh chân sào trẻ tuổi. Khung cảnh thiên nhiên lúc này dƣờng nhƣ cũng đồng cảm với ý nghĩ của nhân vật “đêm nay thật êm ả trong cảnh đêm mờ sao thưa...

trong dòng sông lặng lẽ” nhƣ tâm hồn bình an của Quyến vậy.

Trong Những ngày thơ ấu, cảnh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng đƣợc cảm nhận qua tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên trong trẻo của nhân vật chú bé Hồng. Vẻ đẹp thiên nhiên tƣơi sáng đầy quyến rũ đƣợc miêu tả bằng một cảm xúc lãng mạn đắm say của tuổi trẻ. Có khi đó là một buổi chiều tĩnh thơ mộng “vòm trời bao la như

bằng thủy tinh xanh phớt”, “làn mây trắng bồng bềnh tan về một phía trời... gió thổi vù vù, bướm say hoa trong ánh nắng” [73, tr. 801]; Có khi là cảnh hè rực rỡ,

tràn đầy nhựa sống và tràn ngập âm thanh: “Mùa hè mới bắt đầu trên các cành lá

óng ả mượt nõn và những chòm xoan xanh tươi hứa hẹn màu thắm của các vừng hoa đỏ. Tiếng ve liên miên ghen ghét với vạn vật tưng bừng đã thấy vang tới” [73,

tr. 799]. Và cũng có khi là vẻ đẹp của ánh trăng trong ký ức tuổi thơ: “Dưới ánh trăng bàng bạc bỗng xuất hiện một bóng người mảnh dẻ, nhẹ bước trên những cành xoan tây mờ mờ xao động suốt dải đường nhựa lấp loáng... Tôi thoáng thấy hai con mắt long lanh trên gương mặt trắng mát chiếu lên nhìn tôi. Trước chiều gió, những sợi tóc bay xõa như tơ, phấp phới dưới vành trăng ngọc... bụi của vành trăng loang loáng rơi xuống rắc lên mái tóc... bay cả vào lòng chúng tôi” [73, tr.

780]. Ánh trăng man mác và bóng dáng ngƣời bạn nhỏ đã xoa dịu vết thƣơng tâm hồn cậu bé Hồng, khiến em “chẳng còn nghĩ đến cảnh đời đầy đọa nữa”, hình ảnh

“ánh trăng ngọc” dù chỉ thoáng hiện trong giấc mơ cũng trở thành kỷ niệm êm

đềm lƣu luyến mãi trong tuổi thơ của em.

Nếu Nam Cao thƣờng phân tích tâm lý nhân vật và sự thay đổi của tính cách của họ dƣới sự tác động của hoàn cảnh, Ngô Tất Tố thƣờng tập trung miêu tả hành động nhân vật, thì Nguyên Hồng lại thƣờng quan tâm đến trạng thái, suy nghĩ cảm

xúc của con ngƣời. Nhà văn hay sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm nhƣ một thủ pháp nghệ thuật chủ yếu để miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. Theo thống kê của chúng tôi, độc thoại nội tâm trong Bỉ vỏ là 25 lần/174 trang truyện, Miếng bánh

9 lần/ 13 trang truyện, Hai dòng sữa là 11/22 trang truyện trong đó có 5 trang có

nhiều đoạn độc thoại nội tâm tương đối dài ... Tiểu thuyết Cửa biển viết sau cách

mạng của Nguyên Hồng, ngƣời ta đã xác định đƣợc có 927 trang có độc thoại nội tâm/ hơn hai ngàn trang truyện [30, tr. 18]. Và khi dùng biện pháp độc thoại nội tâm nhà văn sử dụng nhiều từ ngữ nhƣ: tự hỏi, tự nhủ thầm, lòng nhủ thầm, kêu

thầm lên, bụng bảo dạ, thấy tâm trí bâng khuâng, thấy rằng, ước thầm, những ý nghĩ sôi nổi mở ra, cảm thấy, những câu nói chỉ trực trào ra, hồi tưởng lại...

Không chỉ sử dụng từ ngữ nhƣ trên mà độc thoại nội tâm trong sáng tác của Nguyên Hồng còn đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: nhật ký, ghi chép sổ tay(Những ngày thơ ấu, Cuộc sống, Hơi thở tàn, Bỉ vỏ... ) hoặc ở những

dạng nhân vật tự đối thoại ngầm (Miếng bánh, Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu...), hoặc

ở lời nửa trực tiếp, nghĩa là về thực chất là tiếng nói của ngƣời kể chuyện, nhƣng thể hiện suy nghĩ của nhân vật. Độc thoại nội tâm thƣờng xuất hiện trong trạng thái xúc động mạnh, hoặc trong trạng thái tâm lý căng thẳng. Độc thoại nội tâm thƣờng thể hiện qua dòng hồi tƣởng, tâm tƣởng, suy nghĩ của nhân vật, qua đó nhân vật tự bộc lộ, tự giãi bày những cảm xúc, tình cảm trong lòng mình một cách thành thật nhất. Những nhân vật nhƣ Tám Bính, Mợ Du, mẹ bé Hồng, bé Hồng, Hƣng, Hai mƣơi hai, Muống, An... là những nhân vật giàu cảm xúc nội tâm. Nguyên Hồng đã sử dụng nhiều phƣơng tiện độc thoại nội tâm để triển khai đời sống tƣ tƣởng, tình cảm của nhân vật. Trong sáng tác của Nam Cao thƣờng có những xung đột trong tƣ tƣởng hoặc qua đối thoại tạo nên phản ứng tâm lý làm nảy sinh độc thoại nội tâm. Chẳng hạn, Chí Phèo sau khi gặp gỡ với Thị Nở và sau khi đƣợc Thị Nở chăm sóc ân cần - đã tạo ra một sự tỉnh ngộ và sự biến đổi tâm lý sâu sắc. Trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng độc thoại nội tâm thƣờng xuất khi những biến cố, sự kiện bất ngờ tác động trực tiếp đến tinh thần nhân vật, nhƣ Mịch cảm thấy đời độc ác vô cùng khi bị Nghị Hách hãm hiếp phải nằm trong nhà thƣơng… Tuy nhiên, ở thủ pháp xây dựng nhân vật của Nguyên Hồng, độc thoại nội tâm thƣờng gắn với sự hồi tƣởng, tâm tƣởng của nhân vật, biểu hiện những cảm xúc mãnh liệt, những suy nghĩ căng thẳng nên đôi khi còn nặng nề và thiếu sự tỉnh táo cần thiết.

Tóm lại, “Sức mạnh của Nguyên Hồng là yếu tố tâm lý, khi cần nhấn mạnh

chỗ nào, ông chỉ việc gia tăng yếu tố cảm xúc tâm lý lên thôi. Tính chất đa tâm lý đó lại không hề vượt quá ngưỡng tâm lý của người đọc. Nó chỉ làm tăng biên độ xúc cảm chứ không hề vượt quá tần số cảm xúc của người đọc” [18, tr. 88]. Bằng nhiều

thủ pháp và bút pháp nghệ thuật, Nguyên Hồng đã khám phá ra thế giới nội tâm phong phú của con ngƣời. Chính vì vậy, ông đã tạo dựng nên đƣợc cả một hệ thống các nhân vật là những ngƣời lao động nghèo khổ, nhƣng mỗi nhân vật có một bộ mặt riêng, một tính cách riêng và để lại ấn tƣợng riêng cho ngƣời đọc. Đó chính là bằng chứng cho sự thành công của Nguyên Hồng về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các tác phẩm của mình.

Chƣơng 4

THỜI GIAN, KHÔNG GIAN VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

Nhƣ đã biết, thời gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật là một yếu tố trong thế giới nghệ thuật của nhà văn: “Thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của tác giả trên cơ sở tổ chức chất liệu” [140, tr. 664] và “Sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật, sự kết hợp của hai yếu tố này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [52,

tr. 272]. Theo khái niệm trên, thời gian nghệ thuật là tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của tác giả và nó là một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật gắn với phƣơng thức,

phƣơng tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng. Còn “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể

hiện tính chỉnh thể của nó” [52, tr. 134]. Giữa thời gian và không gian nghệ thuật

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng không thể tách rời nhau, bởi thế giới thực tại chỉ tồn tại trong một không gian và thời gian cụ thể nào đó, và tất yếu thế giới nghệ thuật cũng chỉ có thể tồn tại trong một không gian và thời gian nghệ thuật với những đặc điểm cụ thể của nó. thể hiện lối tƣ duy và tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn.Cùng với không gian và thời gian nghệ thuật,“ngôn ngữ văn học cũng là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính, sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” [52, tr. 185]. Vì vậy, “khi nghiên cứu một tác phẩm, một tác gia hay một trào lưu văn học, không thể không quan tâm tới đặc điểm và sự sáng tạo về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn” [ 135, tr. 486].

Khảo sát những sáng tác của Nguyên Hồng trƣớc năm 1945, chúng tôi nhận thấy: thời gian nghệ thuật của Nguyên Hồng có một số đặc điểm nổi bật sau: đó là thời gian gắn với sự kiện, biến cố của cuộc đời nhân vật; thời gian của

sự hồi tưởng đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)