Không gian mang sắc thái tôn giáo trầm, buồn ảm đạm

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 121 - 130)

7. Kết cấu của đề tài

4.2.3. Không gian mang sắc thái tôn giáo trầm, buồn ảm đạm

Trong thế giới nghệ thuật của mình từ cách xây dựng nhân vật đến không gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, Nguyên Hồng đã để lại dấu ấn khá đậm nét về sắc thái tôn giáo. Điều đó xuất phát từ một thực tế là nhà văn vốn xuất thân trong một gia đình theo đạo Cơ Đốc và sống bên cạnh những ngƣời thân mộ đạo, nên những hình thức lễ nghi, những nguyên lý sâu xa của đạo Cơ đốc đã có sự ảnh hƣởng không nhỏ đến tƣ tƣởng nghệ thuật và thế giới nghệ thuật của nhà văn.

Ngay từ thời thơ ấu, không gian tôn giáo đã in dấu trong đời sống của chú bé Hồng. Sự mộ đạo của bà nội, giọng rên rỉ cầu kinh hàng đêm của bà đã thấm sâu vào tâm trí của nhà văn: “Từ khi bắt đầu nói sõi bà bắt tôi đọc đi đọc lại không

biết bao nhiêu vạn lần” những đàng thánh giá, những bản kinh [74, tr.753]. Trong

nhiều tác phẩm của ông, ta thấy thƣờng trở đi, trở lại hình ảnh của một xóm đạo nghèo với nhà thờ với những tầng gác cửa xám lạnh ngắt, những nóc nhà đem xạm, những đỉnh gác chuông im lìm, nhạt nhòa trong những chiều sâu thẳm, những bức ảnh chúa Jêsu chịu nạn máu nhỏ ròng ròng từ chỗ đóng đinh... Trên nền

xi măng ẩm ƣớt bao ngƣời quỳ lạy dƣới chân Chúa để xƣng tội và xin cứu rỗi linh hồn, đọc những bản kinh “Vực sâu”, hay “Ăn năn tội” với những giọng rền rĩ, miên man, buồn bã. Cảm quan tôn giáo đã ảnh hƣởng sâu sắc đến Nguyên Hồng, nhất là tƣ tƣởng nhân từ bác ác, tƣ tƣởng chịu nạn của đạo Cơ đốc. Các nhân vật của Nguyên Hồng - đặc biệt là nhân vật ngƣời phụ nữ thƣờng là những nhân vật “chịu nạn”. Ví dụ nhƣ nhân vật Hai mƣơi hai (trong Linh hồn), Tám Bính (trong

Bỉ vỏ), những ngƣời đàn bà trong tù (trong Tết của tù đàn bà), mụ Mão (trong

Người mẹ không con), Mũn(trong Đây, bóng tối) và sau này là nhân vật Huệ Chi (trong Cửa biển)… họ phải chịu đựng đƣợc hết sự đoạ đầy này đến sự đoạ đầy khác, hết tai họa nọ đến tai họa kia. Họ có sức chịu đựng nhiều nhƣ vậy là bởi những ngƣời phụ nữ này đều là những ngƣời ngoan đạo, luôn tìm thấy nhiều sự an ủi từ tấm gƣơng chịu đựng đau khổ của Chúa Jêsu và của Thánh nữ Đồng trinh Maria. Càng đau khổ, bất hạnh bao nhiêu thì họ lại càng đi tìm sự an ủi, sự cứu rỗi linh hồn ở Chúa và của Đức mẹ bấy nhiêu. Họ tin tƣởng mãnh liệt nơi Chúa và ý nghĩa cứu mạng của Ngƣời. Các nhân vật của nhà văn, những khi phải chịu đựng hết nạn này đến nạn khác, hoặc những khi bế tắc cùng đƣờng đều hƣớng về Chúa. Chẳng hạn, đêm Bính từ nhà quê ra Hải Phòng tìm Tham Chung, lang thang trong đêm Bính nghe “Tiếng đọc kinh đâu đây nhẹ nhàng thoáng vang trước gió lạnh réo rắt và thấm thía, những giọng đều đều và ngâm nga thoáng nhắc trong tâm trí Bính hai mắt lờ đờ rầu rĩ, hai cánh tay rã rời đang trên cây thánh giá của Đức chúa Jêsu khi hấp hối” [74, tr.308]; Vào một buổi chiều kia, sau khi bị Năm ruồng

bỏ, Tám Bính trở về Nam Định và nỗi khao khát một cuộc sống lƣơng thiện lại trỗi dậy trong lòng, Bính tìm đến sự cứu rỗi linh hồn bằng nguyện ngắm và xưng tội

với Cha đạo, đƣợc Cha an ủi “Muốn được bình an trong đời, muốn được cha mẹ thương yêu con, muốn gặp con con, con phải giữ linh hồn cho trong sạch, con quý nó hơn phần xác của con, con giữ cho nó trong sạch mãi mãi để đón rước sự thương xót của Chúa” [74, tr.409]. Trong một không gian về đêm ở một vùng quê

yên tĩnh khi Tám Bính và Năm Sài Gòn chạy trốn khỏi mật thám, hai ngƣời ở nhờ nhà đôi vợ chồng trẻ theo đạo. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo, bấp bênh ấy, Bính cảm nhận sâu sắc sự trơ trọi và khốn nạn của cuộc đời mình. Bế tắc, Bính lại cầu nguyện mong tìm sự an ủi nơi Chúa “ Lần tràng hạt đọc 50 kinh, ngắm 14 đàng

mình. Trong không gian tôn giáo đậm đặc với mùi hoa huệ ngát hƣơng, tiếng lầm rầm cầu nguyện của ngƣời vợ trẻ, ký ức của những ngày xƣa trong sáng lại trở về, làm khắc khoải thêm khát khao đƣợc sống cuộc sống êm đềm và lƣơng thiện khi xƣa “Bính thấy mình lùi dần về quãng đời tươi trẻ”, “lương thiện và trong sáng”,

“tượng Đức Thánh nữ trọn đời đồng trinh vẻ mặt trang nghiêm mà hiền từ… Chúa Jesu mặt trầu rĩ, mắt lờ đờ, một tay chỉ vào ngực. Giữa ngực phanh ra một trái tim rỉ máu, hàng chục lưỡi gươm sáng xuyên qua” [74, tr.461]. Đây là lúc Nguyên

Hồng đặt nhân vật vào trong tình thế đấu tranh nội tâm căng thẳng, đó là cuộc vật lộn âm thầm quyết liệt giữa Thiện và Ác trong tâm hồn Bính, những lúc nhƣ thế Bính lại cầu nguyện và sám hối. Nhà văn đã gợi lên trong tâm trí Bính hình ảnh Đức chúa Jêsu dừng lại an ủi dân vùng Jêruydalem khi chính mình không đƣợc ai an ủi, ái ngại, mà còn bị xỉ vả, phải vác cây “thập ác” nặng nề. Tấm gƣơng của Chúa đã an ủi Tám Bính để cô quyết noi theo gƣơng Chúa mà nhẫn nại chịu đựng. Tám Bính những lúc tủi thân cho thân phận của mình, sau những lần bị đoạ đầy ô nhục trong nhà chứa, hoặc sau những lần nhúng tay vào tội ác, cô lại tìm đến Chúa để cứu rỗi linh hồn và nhƣ để thanh minh cho tội lỗi của mình. Khi viết những dòng này, trái tim của nhà văn nhƣ rỉ máu, thƣơng xót những cuộc đời bị vùi dập không còn biết bấu víu vào đâu. Đồng thời Nguyên Hồng cũng muốn khẳng định, những ngƣời nhƣ Bính dù bị tha hóa nhƣng lòng vẫn hƣớng về cõi thiện. Điều đó cũng khiến ngƣời đọc “xót thƣơng cả những kẻ tội lỗi” - Đấy chính là ý nghĩa nhân đạo cao cả toát lên từ ngòi bút Nguyên Hồng.

Có thể nói, không gian mang sắc thái tôn giáo đã gợi cho con ngƣời ta một sự hƣớng thiện, hƣớng đến sự trong sạch của tâm hồn - vậy mà một ngƣời ngoan đạo nhƣ Tám Bính luôn muốn có cuộc sống bình yên, lƣơng thiện lại bị xã hội đƣa đẩy trở thành một bỉ vỏ thuộc thành phần lƣu manh, trộm cắp cùng đƣờng dƣới đáy xã hội - vì thế mà giá trị tố cáo và phủ nhận xã hội trong tác phẩm Nguyên Hồng lại càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ nhỏ, Nguyên Hồng đã nếm trải cuộc sống cay cực trong nhà lao của thực dân phong kiến, nên trong sáng tác của mình, nhà văn cũng có nhiều truyện viết về cuộc sống tù đày (Linh hồn, Tết của tù đàn bà, Khói ken nếp và xà lim, Bỉ vỏ). Không gian trong nhà tù là một không gian rất đặc biệt, nơi chỉ có tàn nhẫn và sự đọa đầy khổ ải, nhƣng không gian tôn giáo vẫn hiện hữu đâu đó trong cảnh những

ngƣời đàn bà tội nghiệp bị đày ải trong đề lao ngày mùng Một Tết. Tết đến - là thời điểm sum họp của mọi ngƣời trong gia đình, thì với họ là mọi sự đoạ đầy, ai oán và bất công. Những ngƣời phụ nữ này cũng chỉ biết tìm đến sự an ủi của Chúa trời, cầu nguyện Chúa với “lòng tin tưởng của những con người sống cực nhục, tối tăm không

còn biết bấu víu vào đâu, đầm đìa và chan chứa trong những bản kinh “Lạy Nữ vương”, “Tôi ở vực sâu”, “Đức Mẹ hằng cứu giúp” [74, tr.311]. Họ cầu nguyện

“bằng một thứ giọng riêng, càng kéo dài, càng rên xiết” lại càng gợi lên sự ai oán

thƣơng tâm của những kiếp ngƣời nô lệ chỉ còn biết tin vào đấng thiêng liêng là Chúa

“Lúc này, trên đầu bọn tội nhân đầy đọa kia sẽ nhỏ những giọt nước mắt cảm động vì tấm lòng tin tưởng tha thiết một sự thưởng phạt công bằng” [74, tr.312].

Nhân vật Hai mƣơi hai (Linh hồn) đi tù thay chồng trong lúc bụng mang dạ chửa. Trƣớc những đe dọa và chịu sự cƣỡng hiếp của tên cai ngục, nàng chỉ còn biết cầu nguyện Chúa, tin vào Chúa minh chứng cho sự trong sạch và lòng chung thủy của nàng [73, tr. 89]. Ngƣời bà mộ đạo của bé Hồng (Những ngày thơ ấu)

khi cảnh nhà sa sút, chia lìa, bất hạnh nhất cũng chỉ biết cầu nguyện vào Chúa, bà thƣờng “lầm rầm đọc kinh cầu nguyện trong những đêm im lặng:- Chúa tha tội

cho chúng tôi! - Chúa thương xót chúng tôi!... - Chúa phá mọi sự dữ, ban sự lành

cho chúng tôi!!! [73, tr.753]. Nhƣng Chúa đâu “phá được sự dữ, ban được sự lành” cho các con chiên của Chúa khi xã hội này còn đầy những ai oán, bất công.

Lời cầu nguyện thiết tha, rền rĩ ấy chỉ để “cứu rỗi linh hồn” khi ngƣời ta tuyệt vọng không còn biết bấu víu vào đâu. “Bao nhiêu tia sáng trong cặp mắt bao lâu

nay không còn ánh vẻ vui sướng gì của bà tôi dần dần tắt đi” [73, tr.752] theo tất

cả sự tuyệt vọng không phƣơng gì cứu chữa của gia đình bé Hồng.

Sắc thái tôn giáo còn thấm đƣợm trong không gian của đêm Nôen rực rỡ âm thanh và sắc màu “ Tiếng chuông bỗng nổi dậy. Rồi cả bầu trời rung chuyển lên bởi những vang động dồn dập đổ hồi. Cửa nhà thờ đã mở rộng. Một vòm trời lòa ánh sáng đèn nến và ánh ngời của thủy tinh, của pha-lê và của vàng son tỏa ra. Tây đầm đi vào trước. Cả bầu đoàn, vú bế, vú dắt, chị hai, chị khâu, bé con cầm áo choàng và làn mây đựng đầy bánh kẹo hoa quả, ríu rít theo sau... Rồi đến những chức sắc, những quyền quý giàu có trong bốn "họ" khệnh khạng, bệ vệ, hớn hở. Khi nhà thờ nóng rực lên vì các lớp quần áo lấp lánh và mùi phấn sáp nước hoa ngào ngạt, khi các thứ đàn sáo nhịp với chiếc đàn to bằng cả một gian nhà và

hàng trăm đồng nhi và con gái thơ kinh cùng cất tiếng lên để đón tiếp sự thanh bình, vinh hiển của những lớp người sang trọng...” (73; tr.770). Một không gian rực rỡ âm thanh, ánh sáng trong đêm Nôen ấy đúng ra là không gian hạnh phúc cho tất cả các con chiên của Chúa, vậy mà trong đêm linh thiêng này, nơi tôn nghiêm kính Chúa này cũng có sự phân biệt sâu sắc giàu - nghèo. Cậu bé Hồng đã cảm nhận thấm thía nỗi bất công và sự phân biệt sang - hèn trong xã hội “tôi cảm

thấy một cách cay chua bên sự trơ trọi hèn hạ của tôi, một đứa trẻ côi cút cùng khổ”

[73; tr.771). Trong nhiều tác phẩm của Nguyên Hồng sắc thái tôn giáo thƣờng xuất hiện đây đó nhƣ một điều tất yếu. Bởi sự tín ngƣỡng, niềm tin tôn giáo đã chi phối nhiều đến cách xây dựng nhân vật cũng nhƣ tính cách nhân vật của Nguyên Hồng. Nhiều nhân vật của ông càng đau khổ thì họ càng muốn tìm đến Chúa nhƣ một điểm tựa tinh thần, làm dịu nỗi đau khổ, oan ức, bất công mà họ phải gánh chịu. Điều đó đã lý giải vì sao trong sáng tác của nhà văn có rất nhiều hình ảnh Chúa Jêsu chịu nạn, khi thì “đội mũ gai” “hai bàn tay hai nốt đinh ròng ròng máu chảy”, “khi thì

vác cây thánh giá rất nặng”, “vẻ mặt khiêm nhường, chỉ tay vào ngực áo phanh ra một trái tim máu chảy với hàng chục lưỡi gươm sáng xuyên qua”… Sự lặp lại ấy là

biểu tƣợng cho sự hy sinh cao cả đầy tự nguyện của Chúa.

Sau Cách mạng, nhiều trang viết của Nguyên Hồng cũng vẫn mang đậm sắc thái tôn giáo, tiêu biểu là trong tiểu thuyết Cửa biển, những trang viết về nhân vật

Huệ Chi là những trang viết đậm sắc thái tôn giáo hơn cả. Đó là chƣơng miêu tả Huệ Chi trƣớc lễ cƣới- cũng là lúc khi Huệ Chi chuẩn bị về với Chúa - bởi lẽ nàng bế tắc trƣớc cuộc đời, không chịu theo cái ác, cái bất công. Nàng là một tín đồ ngoan đạo, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến đức Chúa và cầu nguyện. Huệ Chi trong trắng, thánh thiện nhƣ một thiên thần, nên không chấp nhận sự áp đặt đầy toan tính của ngƣời chú Kim Tú là phải lấy tên sĩ quan Nhật. Để bảo toàn đƣợc tâm hồn trong sáng của mình, trong hoàn cảnh ấy, Huệ Chi chỉ còn một cách là tìm đến cái chết. Khi miêu tả Huệ Chi về với Chúa, Nguyên Hồng đã nâng bƣớc Huệ Chi trong không gian tràn ngập hƣơng hoa, bƣớc chân Huệ Chi nhẹ nhàng lên cõi thiên đàng đã đƣợc nâng đỡ bởi tình mẫu tử tha thiết. Cảm hứng lãng mạn hòa với chất thơ vời vợi của ngòi bút Nguyên Hồng đã đƣa Huệ Chi về cõi vĩnh hằng thật nhẹ nhàng và đầy xúc cảm. Chọn cái chết, Huệ Chi đã đi ngƣợc lại với tín đồ Thiên Chúa giáo, đi ngƣợc lại với số mệnh do Chúa định đoạt. Phải chăng đây cũng là

sự chống đối lại Chúa trời dù Huệ Chi có kính Chúa đến đâu? Vì sao có sự mâu thuẫn này, bởi Nguyên Hồng ý thức rõ ràng về sự bất công trong xã hội không thể giải quyết bằng niềm tin nơi Chúa mà phải bằng sự đấu tranh giai cấp:

“Nhưng ta đã thấy bao nhiêu xương thịt tan tành, thối nát, bao nhiêu nước mắt và máu đã ngập lụt tỉnh thành, bao nhiêu sinh mạng đã chết và đương chết trong cảnh đói rét bên một đám người hả hê sung sướng, mà có bao giờ tìm sự giải quyết ở chúa Trời” [74, tr.39]. Hay nói cách khác, nỗi đau khổ của con ngƣời đâu

phải chỉ Chúa trời cứu đƣợc, mà phải đứng lên đấu tranh “hất tung những cái đè

nén đi may mới sống được” (Hàng cơm đêm).

Nhƣ vậy, từ sự nhận thức sâu sắc về những nỗi bất công trong xã hội, từ ý thức tự giác của một nhà văn hiện thực đã ảnh hƣởng đến Nguyên Hồng khi viết về tôn giáo. Từ cảm quan tôn giáo của mình, Nguyên Hồng đã phê phán mạnh mẽ sự mê muội và đức tin mù quáng vào sự cứu vớt của Chúa đối với những ngƣời lao động nghèo khổ. Đó cũng là cơ sở để Nguyên Hồng tin vào những con ngƣời bằng xƣơng, bằng thịt trên cõi trần này, tin vào bản chất lƣơng thiện và sự thánh thiện của con ngƣời - kể cả khi họ bị đẩy vào tình trạng bi đát, đau đớn nhất.

Có thể nói thêm rằng, không gian nghệ thuật của Nguyên Hồng có tác dụng hữu hiệu trong việc khắc họa nội tâm nhân vật. Không gian nhiều lúc tƣơng đồng với tâm trạng và cảnh ngộ nhân vật. Chẳng hạn, không gian tăm tối bẩn thỉu nhơ nhuốc của nhà chứa đƣợc cảm nhận qua tâm trạng mệt mỏi, chán chƣờng, tuyệt vọng của nhân vật Tám Bính, “Tám Bính rùng mình đưa cặp mắt ám khói trông gian buồng chật hẹp, ngăn cách buồng bên bằng những ván gỗ ghép liền đã mục nát và nhơ nhớp những vệt quết trầu như máu đọng, có một chiếc mành sơn trắng chằng chịt ở lối ra vào và ngọn đèn vách lù mù vì thông phong chẳng bao giờ trong sáng ở góc tường” [74, tr. 327]. Hay đó là không gian rộng mở, tƣơi tắn, đầy

màu sắc khi Tám Bính nhớ lại những ngày tháng sống êm đềm ở làng quê: “Ánh

nắng vàng tươi và trong suốt một ngày ấm luôn ùa vào đầy nhà. Mắt Bính vụt như hoa lên với biết bao hình ảnh biểu hiện. Dưới bóng cụm chuối xanh phấp phới, gần con đường nhỏ lượn giữa thửa ruộng dưới trời lơ biếc ở đằng xa, Bính thấy từ từ nổi lên một bóng dáng nhẹ nhõm, da dẻ hồng hào tươi cười hớn hở và một chiếc đòn gánh dẻo dai nhún nhảy nhịp cùng những bước thoăn thoắt, những cánh tay mềm mại vung tà áo nâu ra trước gió. Đó là hình ảnh của Bính, người con gái

chất phác chỉ có biết đua đòi các chị em đi các chợ xa gần, cái hình ảnh tươi thắm

cách đây không bao xa” (Bỉ vỏ). Trong nhiều sáng tác của Nguyên Hồng những

hình ảnh thiên nhiên nhƣ ánh trăng, ánh nắng, bầu trời, những đêm mƣa, âm thanh của sự sống... đƣợc nhà văn sử dụng để miêu tả những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật. Miêu tả tâm trạng tê tái, buồn đau của một ngƣời phụ nữ trẻ lấy

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 121 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)