Một thế giới nhân vật phong phú, phức tạp thuộc tầng lớp thị dân và lao

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 59)

7. Kết cấu của đề tài

3.1. Một thế giới nhân vật phong phú, phức tạp thuộc tầng lớp thị dân và lao

động dƣới đáy xã hội

Con ngƣời luôn luôn là đối tƣợng chủ yếu của văn học, vậy quan niệm nghệ thuật về con ngƣời nói chung đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Theo GS Trần Đình Sử trong

Dẫn luận thi pháp học thì: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy của con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó”[140, tr. 41]. “Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản, then chốt nhất của một chỉnh thể nghệ thuật,

chi phối tính độc đáo của chỉnh thể ấy” [140, tr. 59]... Tuy nhiên, ở mỗi thời đại,

mỗi trào lƣu văn học, mỗi nhà văn lại có cách biểu hiện quan niệm về con ngƣời khác nhau - chính điều đó đã tạo nên tính chất phong phú đa dạng của từng trào lƣu văn học, của từng thời đại văn học. Các nhà văn hiện đại nói chung, các nhà văn thuộc trào lƣu văn học hiện thực nói riêng giai đoạn đầu thế kỷ XX, đặc biệt là ở thời kỳ 1930 - 1945 đã rất chú ý đi vào khai thác cái Tôi - cá nhân bên cạnh cái Ta mang tính cộng đồng, con ngƣời của xã hội bên cạnh con ngƣời của tự

nhiên. Họ đã miêu tả con ngƣời thời kỳ hiện đại trong mối quan hệ xã hội phức tạp, trong đó con ngƣời vừa là tác nhân đối với xã hội, vừa là sản phẩm của chính xã hội sinh ra qua thế giới nhân vật phong phú, phức tạp mà mình phản ánh.

Hầu nhƣ những cây bút hiện thực đƣơng thời đều tạo dựng đƣợc cho mình một thế giới nhân vật riêng. Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố... tập trung phản ánh, miêu tả con ngƣời trong những mối xung đột giàu - nghèo ở những vùng nông thôn lạc hậu, nơi mà những ngƣời nông dân phải hứng chịu biết bao nhiêu tai hoạ nặng nề; Vũ Trọng Phụng tập trung miêu tả những cảnh sống đầy giả dối ở thành thị, nhằm lột trần thực chất một xã hội "chó đểu" qua những tấn trò đời đang diễn ra dƣới mọi dạng vẻ; Nam Cao tập trung miêu tả cuộc sống mòn mỏi, bế tắc cực độ của những ngƣời nông dân sau lũy tre làng và cuộc “sống mòn” của những ngƣời trí thức tiểu tƣ sản. Còn thế giới nhân vật của Nguyên Hồng là thế giới những con ngƣời nghèo khổ thuộc tầng lớp thị dân và lao động nghèo khổ, những con ngƣời khốn cùng dƣới đáy trong xã hội Việt Nam thời kỳ trƣớc cách mạng.

Vậy, Nguyên Hồng đã có quan niệm nghệ thuật về con ngƣời nhƣ thế nào? Điều gì đã tác động đến quan niệm của nhà văn về những con ngƣời ấy?

Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 2, hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình là một trong những yếu tố trực tiếp đã ảnh hƣởng không nhỏ đến quan niệm nghệ thuật của Nguyên Hồng. Nhà văn đã sống trong không khí “cách mạng” của văn học theo xu hƣớng hiện đại hóa. Ở thời kỳ này, dƣới ảnh hƣởng của nền văn minh phƣơng Tây các vấn đề về con ngƣời đƣợc đề cập đến với những quan niệm hết sức mới mẻ. Các tờ báo nhƣ Phụ nữ tân văn, Phụ nữ thời đàm... có đăng nhiều bài viết về phụ nữ và trẻ em, thể hiện tƣ tƣởng bênh vực quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc của ngƣời phụ nữ; quyền trẻ em đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng, đƣợc sống trong tình yêu thƣơng ở gia đình và xã hội, tiêu biểu nhƣ những bài viết của Phan Khôi, của Đạm Phƣơng nữ sĩ... Những tƣ tƣởng tiến bộ hiện đại này đã ảnh hƣởng ít nhiều đến quan niệm và tƣ tƣởng nhân đạo của Nguyên Hồng khi viết về phụ nữ và trẻ em trong xã hội đƣơng thời trong các trang sách của mình.

Nguyên Hồng quan niệm: con ngƣời trƣớc hết phải chính là con ngƣời - con ngƣời đƣợc sống và tồn tại với các quyền của con ngƣời trong cuộc đời thực. Đó là con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt trên cõi trần, là con ngƣời cá nhân với tất cả những trạng thái cảm xúc, với đời sống tâm lý đa dạng. Con ngƣời tồn tại với các mặt đối lập tốt /xấu, cao thƣợng / thấp hèn, ích kỷ / vị tha, vừa nhân ái bao dung lại vừa nhỏ nhen, ti tiện... Quan niệm này đƣợc bắt nguồn từ chính cuộc sống và cuộc đời đầy cay đắng tủi cực của nhà văn - một cuộc đời gắn bó sâu sắc với những ngƣời dân nghèo dƣới đáy xã hội. Từ cuộc sống cần lao của họ, Nguyên Hồng đã tạo nên một bức tranh cuộc sống hiện thực sinh động đầy màu sắc nhƣng không kém phần chân thực. Nếu các nhà văn đƣơng thời khi viết về những con ngƣời dƣới đáy xã hội bằng một tấm lòng cảm thông của ngƣời ngoài cuộc, thì Nguyên Hồng lại viết về họ bằng sự yêu thƣơng, cảm thông của ngƣời trong cuộc. Vì vậy, Nguyên Hồng đã tạo dựng cho mình một thế giới nhân vật riêng: thế giới của những ngƣời lao động nghèo khổ dƣới đáy xã hội ở môi trƣờng thành thị. Đó là

những người bị bần cùng hoá và những kẻ bị tha hoá trong xã hội thực dân phong

kiến đƣơng thời.

Từ những quan điểm sáng tạo nhƣ trên đã chi phối ngòi bút Nguyên Hồng khi ông xây dựng thế giới nhân vật của mình, đó chính là thế giới của những người

nghèo khổ thuộc tầng lớp thị dân và lao động nghèo dưới đáy xã hội. Cụ thể là:

những ngƣời lao động bị bần cùng hóa và tha hóa (những nhân vật phu phen tạp dịch, những ngƣời công nhân, phu khuân vác ở những bến tàu, bến xe, những ngƣời đàn bà buôn bán lặt vặt, những em bé phải làm đủ mọi nghề để sống, những gái điếm, me tây, những trí thức tiểu tƣ sản thất nghiệp, những nhân vật lƣu manh, trộm cắp...). Qua sáng tác của nhà văn, ngƣời ta thấy số phận bất hạnh, những nỗi cơ cực khôn cùng của những con ngƣời đƣợc phơi bày một cách cụ thể, đó là: nghèo đói, gia đình tan nát, mẹ - con, cha - con, vợ - chồng ly tán, sự ngƣợc đãi, sự đọa đầy, tù tội, chiến tranh… Suốt cuộc đời cầm bút của mình (đặc biệt là giai đoạn trƣớc cách mạng), Nguyên Hồng đã tập trung toàn bộ sức lực, tâm huyết để viết về những cảnh đời đau khổ lầm than, để phơi bày bao nỗi oan trái bất công, để bênh vực, sẻ chia với những con ngƣời lao động nghèo khổ dƣới đáy xã hội này.

Trong thế giới nhân vật của mình, Nguyên Hồng đặc biệt quan tâm đến nhân vật phụ nữ và trẻ em - đó là những nhân vật yếu đuối nhất, ít có khả năng tự vệ nhất trong xã hội - vì thế, viết về những nhân vật này nhà văn đã phản ánh đƣợc đến tận cùng những nỗi đau khổ của con ngƣời trong một xã hội đầy tội ác, bất công.

3.1.1. Những người phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh, cùng đường, nổi loạn

Theo thống kê của chúng tôi thì trong hơn 60 sáng tác của nhà văn trƣớc Cách mạng đã có tới 38 truyện viết về đề tài phụ nữ (chiếm tỷ lệ 62,2%). Điều đó chứng tỏ sự xuất hiện của loại nhân vật này ở Nguyên Hồng đậm đặc hơn so với những nhà văn khác. Qua khảo sát, chúng tôi thấy nhân vật phụ nữ của Nguyên Hồng đƣợc xuất hiện trong tất cả các thể loại sáng tác (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, ký) của ông. Những nhân vật phụ nữ này có hai đặc điểm nổi bật, đó là:

Là những con người đau khổ, vất vả, có một cuộc sống cơ cực, bị đánh đập,

chà đạp nhưng vẫn nhẫn nhục, cam chịu và rất bất hạnh vì không có hạnh phúc gia đình (kiểu nhân vật này đƣợc thể hiện ở 25/38 sáng tác)

những người phụ nữ có số phận bất hạnh, bị xã hội dồn đẩy vào chân tường, cùng đường, bế tắc trở nên phản ứng cực đoan, nổi loạn trở thành những kẻ giang hồ, lưu manh, tha hóa… (kiểu nhân vật này đƣợc thể hiện ở 9/38 sáng tác).

Với đặc điểm thứ nhất, Nguyên Hồng đã miêu tả một cách rất cụ thể, cặn

hạnh khôn cùng. Trƣớc hết, họ bất hạnh vì gánh nặng của cuộc sống nghèo đói,

túng quẫn, ví dụ nhƣ các nhân vật: Mũn (trong Đây bóng tối), Láng (trong Quán

Nải), Vịnh (trong Hàng cơm đêm), Chị Năng (trong Sông Máu)… Cuộc sống đói nghèo cùng quẫn luôn đè nặng lên đôi vai những ngƣời phụ nữ, quanh năm tảo tần,

đầu tắt mặt tối không lúc nào ngẩng mặt lên đƣợc. Nguyên Hồng thấu hiểu cảnh

ngộ và đau xót cho thân phận họ "người đàn bà Việt Nam cằn cỗi vì cùng khổ, vì

con cái nheo nhóc, vì bị cầm xích bởi những thành kiến, phong tục lễ nghi đè nén nặng nề đã để tất cả lòng phẫn uất kêu lên trong tiếng khóc những lúc họ không có thể chịu đựng được" [73, tr. 134]. Biết rằng từ xƣa đến nay, gánh nặng gia đình

luôn dồn cả lên đôi vai gầy yếu của ngƣời phụ nữ, nên Nguyên Hồng bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của mình đối với những số phận bất hạnh của họ (nhƣ những nhân vật: Vịnh, bác Nấu gái, mụ Đen, Mũn,...).

Người phụ nữ bất hạnh vì phải chịu đựng sự ngược đãi, hành hạ của chính

những ông chồng bế tắc trƣớc cuộc sống, phản ứng cực đoan bằng cờ bạc, rƣợu

chè và quay ra đánh đập vợ, con. Thông thƣờng trong cuộc sống, ngƣời đàn ông phải là ngƣời trụ cột gia đình, gánh vác công việc lớn, nuôi vợ con - nhƣng trong sáng tác của Nguyên Hồng thì không phải là nhƣ vậy. Trong nhiều tác phẩm của nhà văn không thấy bóng dáng của những ngƣời đàn ông, nếu có thì họ cũng bị động, mờ nhạt, thậm chí họ còn là gánh nặng cho những ngƣời vợ tần tảo, nhẫn nhục, chịu đựng. Nhân vật bà mẹ (trong Vực thẳm) nuôi chồng rồi cung phụng cả ngƣời anh chồng không biết bao nhiêu năm, suốt đời bà cứ "nhất nhất vâng theo và

cúi đầu chịu đựng như đối với thần thánh", làm quần quật để nuôi con, để cho chồng "quần chùng, áo dài, ăn uống thoả thuê rồi rong chơi" [74, tr. 282]. Nhân

vật mụ Mão (trong Người mẹ không con) cũng có số phận khốn khổ nhƣ vậy, chồng mụ “thấy mình cứ ngoi ngóp mãi trong sự túng thiếu nợ nần rạc rài, và cả

những lúc thua thấy trần trụi mà về… Mão Chột lại đổ cái đen đủi, xúi quẩy lên đầu mụ vợ, lên sự xấu xí quái gở của mụ” [73, tr. 416]. Thƣờng xuyên mụ Mão bị

chồng đánh đập một cách vô cớ, một cách tàn bạo: “đầu toạc ra, môi vều lên”, “rồi bị đánh đập thâm tím mình mẩy” [73, tr. 417]. Sự nhẫn nhục chịu đựng của

những ngƣời phụ nữ ấy một phần do bản chất vốn có của họ, do thói quen hi sinh hết mình vì chồng, vì con, vì gia đình, nhƣng một phần có lẽ là do ảnh hƣởng của chữ “Nhẫn” trong đạo Thiên Chúa đã chi phối ngòi bút của Nguyên Hồng từ cách

lựa chọn đối tƣợng đến cách xây dựng loại nhân vật này chăng (kiểu nhân vật chịu nạn)? Vì thế, mà hầu hết các nhân vật phụ nữ của Nguyên Hồng thƣờng cứ phải chịu đựng biết bao nỗi khổ đau, biết bao bất hạnh trong cuộc đời của họ.

Ngoài loại nhân vật “chịu nạn” này, ta còn gặp một kiểu nhân vật phụ nữ bất hạnh khác, đó là những người phụ nữ bị đẩy vào tình trạng bi đát, khốn cùng,

kết thúc bằng cái chết bi thảm. Đó là những ngƣời phụ nữ nửa điên, nửa dại nhƣ

nhân vật chị của An (trong Ngọn lửa), mới có hăm hai tuổi đầu mà còn còm cõi, khắc khổ nhƣ mẹ của An, công nợ dồn dập, thiếu thốn đủ đƣờng, làm việc cật lực mà vẫn túng quẫn, nên "chị thành một hình hài không thể gọi là một cơ thể sống để

chịu những nặng nhọc dầu dãi và cằn cỗi ở cái đời sống này nếu nó cứ thế mãi, với những thiếu thốn lầm than dày dặc, mà con người không thể nào được gọi là con người và đời sống còn đáng sống nữa" [73, tr. 375]. Chính sách bóc lột khiến

ngƣời dân phải chịu nhiều tầng áp bức "một cổ hai tròng" khiến ngƣời ta không chịu nổi, hoá điên, hoá dại nhƣ nhân vật chị Bồng (trong Ngòi lửa). Nguyên Hồng viết truyện này trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945, tác phẩm đã ẩn chứa một sức mạnh căm thù, một sức mạnh góp phần làm nên cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc: đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do và quyền sống cho con ngƣời.

Một số nhân vật phụ nữ của Nguyên Hồng còn bị rơi vào hoàn cảnh tù đầy

thảm khốc trong nhà tù thực dân phong kiến, sống cuộc đời tù tội, bất kể là ở lứa

tuổi nào, bất kể là vì lý do gì, nhƣ: nhân vật bà cụ Vỉ (trong Cát bụi lầm), nhân vật Hai mƣơi hai (trong Linh hồn),nhân vật những ngƣời đàn bà ở trong tù(trong Tết của những người đàn bà trong tù). Tết đến - là thời điểm sum họp gia đình, vậy

“những người đàn bà hiền lành không biết tội ác là gì, họ đã bị đày ải hàng

giờ trước gió lộng, một chiều cuối đông đầy nước mắt”… “mồng một… mồng hai, đến mồng ba, mồng bốn, đời của những người đàn bà khốn nạn ấy trong những ngày đầu xuân vẫn tối tăm, yên lặng trong nhà giam chật hẹp hôi hám” [73, tr.

131]. Trong nhà tù, họ chỉ còn biết cầu nguyện Chúa trời để quên đi những nỗi nhục hình, những trận giá rét mà mình đang phải gánh chịu một cách oan uổng.

Là ngƣời phụ nữ, niềm khao khát chính đáng nhất của họ là đƣợc làm vợ, làm mẹ đúng nghĩa, nhƣng nhiều nhân vật phụ nữ của Nguyên Hồng lại không đƣợc hƣởng niềm khao khát chính đáng này. Họ bất hạnh vì không có tình yêu, hạnh phúc gia đình thực sự, lấy chồng nhƣng không đƣợc chồng yêu, nhƣ nhân vật

mẹ bé Hồng (trong Những ngày thơ ấu), Muống (trong Quán Nải), hoặc có con mà không đƣợc nuôi con nhƣ nhân vật mợ Du (trong Mợ Du); hoặc không thể có con, nhƣ nhân vật Hai Liên (trong Bỉ vỏ), hoặc phải chịu bao thiệt thòi vất vả để đƣợc nuôi nấng đứa con riêng của chồng, nhƣ nhân vật mụ Mão (trong Người mẹ không con). Nguyên Hồng đã khắc sâu những nỗi niềm sâu thẳm ấy, những khao khát cháy bỏng về tình mẫu tử của họ của họ để tố cáo xã hội đƣơng thời, để mà cảm thông sâu sắc cho những thân phận bất hạnh khôn cùng đó của những ngƣời phụ nữ trong xã hội cũ. Viết về loại chủ đề này, ngƣời ta thƣờng nói đến sự gặp gỡ ở một mức độ nào đó giữa Nguyên Hồng và Thạch Lam. Thạch Lam cũng thƣờng gợi lại cảnh nghèo khổ rất đáng thƣơng của ngƣời phụ nữ, ví dụ nhƣ: nhân vật Tâm (trong Cô hàng xén), hay nhân vật mẹ Lê (trong Nhà mẹ Lê)... Song so với Thạch Lam, Nguyên Hồng viết nhiều hơn, đa dạng hơn, chân thực và trần trụi hơn về những cảnh đời ngƣời phụ nữ bất hạnh đó. Vì thế mà sức khái quát về đề tài này của Nguyên Hồng có lẽ cao hơn, và giá trị tố cáo xã hội cũng sâu đậm hơn.

Đặc điểm nổi bật thứ hai trong hệ thống những nhân vật phụ nữ của Nguyên Hồng là: họ bị dồn đẩy đến tận chân tường, cùng đường và bế tắc, có những phản ứng cực đoan đã trở thành những kẻ nổi loạn, bị tha hóa rồi trở thành những kẻ giang hồ, lưu manh, trộm cướp… Nguyên Hồng cũng miêu tả rất thành

công kiểu nhân vật phụ nữ này - những con ngƣời bất hạnh vì nhân phẩm và thể

xác đều bị chà đạp thảm khốc.Họbị đẩy vào bƣớc đƣờng cùng, vào ranh giới giữa

sự sống và cái chết, giữa nhân phẩm, danh dự và những ham muốn tầm thƣờng, thậm chí là tội lỗi. Đó là những ngƣời phụ nữ sống ngoài vòng pháp luật nhƣ các nhân vật: Bảy Hựu (trong Bảy Hựu), Chín Huyền (trong Chín Huyền)…; hay những ngƣời phụ nữ cùng đƣờng bị đẩy vào nhà chứa, sống cuộc sống cặn bã, ê chề nhục nhã nhƣ nhân vật Tám Bính, Hai Liên và một số ngƣời phụ nữ khác (trong Bỉ vỏ)... dẫu muốn trở lại thành những con ngƣời bình thƣờng, họ cũng“không thể xóa hết được cuộc đời của một con “bỉ vỏ” mà quay lại sống cuộc

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)