Không gian xã hội đen tối, nhức nhối, chứa đựng đầy bất công và tội lỗi

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 115 - 119)

7. Kết cấu của đề tài

4.2.1.Không gian xã hội đen tối, nhức nhối, chứa đựng đầy bất công và tội lỗi

Cuộc sống lầm than, cơ cực của những con ngƣời lao động dƣới đáy xã hội ở

các thành phố lớn nhƣ Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội (đặc biệt là ở Hải Phòng) có mặt hầu hết trong các sáng tác của nhà văn. Có thể nói, Hải Phòng đã gắn bó máu

thịt với nhà văn trong cuộc sống và cả sự nghiệp sáng tác. Điều dễ nhận ra trong tác phẩm của Nguyên Hồng trƣớc và sau Cách mạng là dù ông viết về đề tài nào, nhân vật nào thì ngƣời đọc vẫn thấy không gian của thành phố Hải Phòng. Trong không gian ấy, nổi lên là hình ảnh của những chợ, những bến cảng, bến tầu, nhà ga, giờ tan tầm của nhà máy, thợ thuyền, nhân công… với một nhịp sống khẩn trƣơng, bụi bặm dƣới cái nắng chói chang và bầu trời cao xanh lồng lộng, màu hoa phƣợng vĩ đỏ rực và tiếng sóng biển rì rào, mang đậm hƣơng vị của thành phố cảng, biển Hải Phòng. Những địa danh trong nhiều tác phẩm của ông đã làm sống lại không gian Hải Phòng nhƣ: Vƣờn - hoa - đƣa - ngƣời, Ngõ Nhà Đái, ngõ Chè Chai, Vƣờn hoa Dái ngựa, Vƣờn hoa Năm xu, Cửa Cấm, Sáu Kho, Bến tàu Tây Điếc, ngõ Máy nƣớc hai vòi… Chợ Vƣờn hoa sông Lấp thƣa thớt ngƣời buôn bán nhƣng lại tập trung đủ mọi hạng ngƣời từ mật thám đến lƣu manh, trộm cắp, gái điếm. Hay không gian của những “cái xóm cặn bã”, cái xóm mà “người lạ đi vào thì không thể nào tránh được nạn bớp mũ, giật khăn ở những con đường chật hẹp, ngoằn

ngoèo, hai bên ngập ngụa rác rưởi”, cái xóm mà “đường đi thường lụt máu! Vì

một cái mở bát chạc, một ván bài ù không được tiền, một giọng cười khiêu khích”,

một cái xóm “chứa chấp phần đông phu Sáu Kho, những phu đanh đá, ngỗ ngược

cả từ đứa con gái còn để tóc xõa, đến người đàn bà có bảy, tám con, những tốp làm xe thất thường, những bọn thợ linh tinh, những đàn bà buôn thúng bán bưng và những me Tây, gái điếm kiếm tiền cùng mạt nhất” [73, tr. 201] - Đây chính là

những không gian sống, không gian sinh hoạt của những ngƣời lao động ở những khu công nghiệp mà Hải Phòng là một ví dụ. Sau này, trong bộ tiểu thuyết Cửa biển đồ sộ, Nguyên Hồng vẫn trở về với không gian Hải Phòng, với nhiều nhân vật quen thuộc của nhà văn - tất nhiên họ không còn “lấm lem, bụi bặm, quằn quại” nhƣ ở thời kỳ trƣớc Cách mạng, không phải sống tù túng eo hẹp trong một sự bế tắc, cùng quẫn mà giờ đây họ là những con ngƣời đƣợc tắm mình trong dòng chảy của Cách mạng, đƣợc sống trong một không gian mới, trong một hoàn cảnh xã hội rộng lớn hơn. Có thể nói, Hải Phòng chính là vùng thẩm mỹ trong sáng tác của nhà văn, ông đã viết về thành phố Cảng này nhiều nhất, đậm sắc nhất so với những nhà văn khác. Và cho tới tận hôm nay, Hải Phòng vẫn luôn tự hào bởi sự đóng góp lớn lao ấy của Nguyên Hồng.

Trở lại với không gian nghệ thuật của Nguyên Hồng trong sáng tác thời kỳ trƣớc Cách mạng, chúng tôi thấy đó là một không gian xã hội đen tối, nhức nhối chứa đầy những bất công và tội lỗi. Không gian ấy ngày một ngột ngạt hơn, căng thẳng hơn, gắn với những xung đột xã hội rõ rệt hơn. Không gian trong những tác phẩm nhƣ: Cuộc sống (1942), Hai dòng sữa (1943), Buổi chiều xám (1944), Hơi thở tàn (1944), Vực thẳm (1944), Miếng bánh (1945), Ngọn lửa (1945), Đi

(1945), Bà cụ Việt (1945),… nhìn chung đó là thứ không gian căng thẳng, bức bối của cả xã hội Việt Nam trƣớc ngày tổng khởi nghĩa. Nó quánh đặc một không khí chết chóc bao trùm từ thôn quê ra đến thành thị - là hậu quả bóc lột tàn khốc của chế độ của thực dân phong kiến, mà đỉnh điểm là giai đoạn nhân dân ta phải chịu đựng cảnh “một cổ hai tròng”, đói khát, khốn cùng trong giai đoạn Nhật - Pháp cùng đè đầu cưỡi cổ. Bằng sự phản ánh cụ thể, chân thực, nhiều tác phẩm của

Nguyên Hồng đã tái hiện một không gianu ám nặng nề - không gian của sự chết chóc, chất chứa đầy sự đau đớn, phẫn uất. Không gian này trải rộng từ thành thị đến nông thôn. Nơi thị thành hứa hẹn một cuộc sống phồn hoa thì thực tế chỉ là “Những ống khói thở mù trời… những dòng than chảy dài dằng dặc, những con

người xơ xác lúc nhúc trong than bụi… những chỗ nằm nhớp nhúa, hôi hám, những bầy trẻ trần truồng, đen thui... những bữa ăn bốc trên mặt đất” [73, tr.593].

Không gian sống của những con ngƣời lao động khốn khổ sống trong những cái khu ổ chuột hôi thối ấy đƣợc Nguyên Hồng miêu tả cặn kẽ, chi tiết. Đặc biệt, Nguyên Hồng cũng rất chú ý đến không gian sinh tồn của những hạng ngƣời sống ngoài vòng pháp luật. Đó là không gian của một môi trƣờng sống cạnh tranh, nghiệt ngã, phi nhân tính, không gian hoạt động của những kẻ lƣu manh, trộm cắp ở xóm Chợ con, ở dọc bến tầu hỏa, tàu thủy, bến ô tô, các sòng bạc, suốt Phố khách, phố Cầm Dầu và những phố đông đúc khác… Không gian rùng rợn, nặng nề với những cảnh đâm chém, cƣớp giật, giết ngƣời xảy ra thƣờng xuyên. Không gian của những trại giam với những âm thanh rít ghê rợn của những cánh cửa sắt, những cặp mắt rình mò của mật thám. Không gian nhơ nhớp, bẩn thỉu, tanh tƣởi của phố mãi dâm Hạ Lý. Không gian nhọc nhằn mƣu sinh của những đứa trẻ bơ vơ đầu đƣờng xó chợ, dắt díu cơm thầy, cơm cô ở khắp các nhà ga, cổng chợ, bến

bậc nhất Dông Dương, một thành phố công nghệ mở mang với hơn 30.000 dân lao

động bần cùng ở các tỉnh dồn về” (Bỉ vỏ)

Không gian ở thành thị thì nhƣ vậy, còn ở nông thôn thì không gian lại càng thê thảm hơn: “Trời đã nhờ nhờ càng tối thêm. Gió thổi cũng lồng lộn hơn. Những

cánh đồng lúa mới xanh tím bầm lại, heo hút tiếng quạ rền” [73, tr.596]. “Những bước chân ê ẩm lại như lê đi trong đám người lũ lượt trần truồng, tả tơi run rẩy. Trên đầu họ, trước mặt họ, trời mây xám đặc, gió càng lồng lộng, hun hút” [73, tr.

604]. Không gian thâm u, tối sầm lại bởi cái đói, cái rét và sự chết chóc bao trùm, khiến ngƣời ta nhƣ mất hết sinh khí, sức lực: “Bên ngoài đen như mực… làng mạc,

ruộng nương, bờ bến âm u, thăm thẳm. Họa hoằn mới có vài ánh lửa leo lét… Mặt ai đều nhăn nhó, phờ phạc... Đây ban đêm ánh đèn cũng đục lầm và trên mặt đất, người sống và xác chết cũng rũ ra, ngổn ngang không chăn, không chiếu… [73,

tr.613]. Ngƣời chết nhƣ ngả rạ “họ chết ngay bên vệ đường, ngay bờ cỏ, ngay mé

ruộng, ngay trước các quán, chẳng thấy ai chôn cất, khóc lóc…” [73, tr.597]. Sự

sống đang dần lụi tắt, nhiều ngƣời chỉ còn là những cái xác không hồn, dở sống dở chết với những câu hỏi khắc khoải: “Đến bao giờ mới hết chiến tranh?... đến bao

giờ người ta mới có cơm ăn việc làm no đủ,… đến bao giờ dân Việt Nam mới cất đầu mở mặt? Những câu hỏi trên đây cũng lại thấy thốt lên như đã thốt lên trong mọi đám đông, từ tờ mờ sáng cho tới đêm khuya, khi mà người ta mệt lịm đi, ở các ngả đường, các hang cùng ngõ hẻm” [73, tr.613]. Nhƣ một tất yếu, có áp bức phải

có đấu tranh. Những con ngƣời bị đẩy vào tận đáy đƣờng hầm tăm tối kia chỉ còn cách vùng lên chống chính quyền, phá kho thóc của Nhật giành quyền sống cho chính mình dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà văn đã tái hiện thành công không gian sục sôi căm hờn của xã hội Việt Nam trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám, đó là một không gian đặc quánh, ngột ngạt, căng thẳng, dồn nén đầy kịch tính. Ví dụ nhƣ: trong không gian ngôi nhà của hai vợ chồng ngƣời thƣ ký làm thuê, không gian bức bối ngột ngạt của xã hội đƣợc đẩy căng qua cảm nhận của nhân vật: “Một cánh cửa bật tung rít lên một tiếng dài, nó kêu gọi sự phẫn uất của

con người, nó kêu gọi tất cả những năng lực hãy chồm dậy, phá tung những cái gì đè ép và dập nát đời sống con người… gian buồng tối mờ … không khí lạnh buốt thêm, thở nhức mũi… Gió kêu gọi mãi. Gió thúc giục mãi, thúc giục mãi. Nó chờ

tr.591]. Tức nƣớc ắt phải vỡ bờ, sự căm thù, phẫn uất chế độ đƣơng thời đã lên đến đỉnh điểm bằng những hành động thiết thực: “Ngùn ngụt. Tiếng hò reo kêu thét. Những xe bò thóc hất ngược càng lên. Những quang gánh, thúng mủng sục vào tới tấp. Trên hai con đường làng dưới và làng trên, người đã đổ ra ùn ùn đen kín cả các bờ ruộng. Cũng quang gánh, thúng mủng, cũng hò reo… tiếng chiêng khua thêm… Cả một vùng giời chuyển động” [73, tr.637].

Tóm lại, không gian bao trùm đời sống tràn vào trong các tác phẩm của Nguyên Hồng là một không gian xã hội đen tối, ngột ngạt gắn với những xung đột dữ dội của xã hội Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Số phận các nhân vật dù là ở thành thị hay nông thôn đều rơi vào cảnh tù đọng, bế tắc cực độ, đòi hỏi phải có một sự thay đổi tất yếu bằng chính sự phản kháng, sự vùng lên của những con ngƣời lao động nghèo khổ dƣới đáy này.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 115 - 119)