7. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Nghệ thuật tạo dựng hoàn cảnh và tình huống
Nhƣ chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc tái hiện cuộc sống của chủ nghĩa hiện thực là chú trọng mối quan hệ biện chứng giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình. Trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, nghệ thuật xây dựng nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng, để nhân vật có thể “sống” đƣợc, gây đƣợc những ấn tƣợng sâu sắc trong lòng bạn đọc thì phải kể tới nghệ thuật tạo dựng tình huống, hoàn cảnh để qua đó nhân vật bộc lộ tính cách và tâm lý của mình.
Theo Từ điển Tiếng Việt, Tình huống là: “Sự diễn biến của tình hình về mặt cần phải đối phó” [149, tr. 1275]; còn Hoàn cảnh là: “Toàn thể nói chung những nhân tố khách quan bên ngoài có tác động đến sự sinh sống, sự hoạt động của con người, đến sự xảy ra hoặc diễn biến của sự việc nào đó” [149, tr. 582]. Hai khái
niệm này có những nét tƣơng đồng nhau về mặt ý nghĩa: tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian buộc ta phải suy nghĩ, đối phó hành động hoặc chịu đựng, còn hoàn cảnh là những nhân tố khách quan có tác động đến con ngƣời hay sự vật, hiện tƣợng nào đó.
Khảo sát những sáng tác của Nguyên Hồng thời kỳ trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng tôi nhận thấy rằng: nhà văn hiện thực này đã rất chú ý đến việc tạo dựng những hoàn cảnh, những tình huống độc đáo để khắc họa tính cách và tâm lý nhân vật. Hoàn cảnh nổi bật, bao trùm, có tính chất điển hình trong toàn bộ tác phẩm của Nguyên Hồng trƣớc cách mạng là: Hoàn cảnh sống tăm tối, đói khổ, cùng quẫn kéo dài đã góp phần tạo nên kiểu nhân vật chịu đựng, nhẫn nại. Và cũng chính hoàn cảnh sống đen tối, khốn khó, bế tắc đã góp phần tạo nên kiểu nhân vật tha hóa, lưu manh, trộm cướp.
Cuộc sống và số phận của ngƣời dân nghèo thành thị đƣợc Nguyên Hồng miêu tả chân thực và chi tiết, đồng thời ông cũng đã chỉ rõ nguyên nhân của sự cơ cực, nghèo đói đó chính là: hậu quả của chính sách bóc lột đến tận xƣơng, tận tủy ngƣời dân của bọn thực dân phong kiến. Nhà văn khẳng định: chính chúng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bần cùng hóa, lƣu manh hóa đối với những ngƣời nông dân nghèo khi họ ra thành phố, để “Thử xem ngoài những nơi chôn rau cắt
rốn của họ, đời họ có thay đổi chút nào không” (Ngọn lửa)... Nhƣng cuộc sống đô
thị phồn hoa một cách giả tạo và đầy cạm bẫy ấy lại tiếp tục đẩy họ vào tình trạng bi đát, bất hạnh hơn. Hoàn cảnh, môi trƣờng sống tăm tối, đói khổ, cùng quẫn kéo dài nhƣ vậy đã tạo ra loại nhân vật cam chịu, nhẫn nhục không còn sức để phản kháng nữa. Họ là những ngƣời phụ nữ bị“cằn cỗi vì cùng khổ, vì con cái nheo nhóc,
vì bị cầm xích bởi những thành kiến, phong tục lễ nghi đè nén nặng nề đã để tất cả lòng phẫn uất kêu lên trong tiếng khóc, những lúc họ không còn thể chịu đựng, chứ không biết tìm cách tự giải phóng, thoát khỏi những sự áp chế bằng năng lực dồi
dào sẵn có của mình” [73, tr. 278], nhƣ nhân vật ngƣời mẹ trẻ của bé Hồng (Những
ngày thơ ấu) - đại diện cho bao ngƣời phụ nữ khác - khi mới “mười bảy, mười tám
tuổi đã trở thành một người con gái cằn cỗi, lúc nào cũng khép nép, lo sợ, rồi thì về nhà chồng với một lòng nhẫn nhục ngày càng dạn dày, một đức tính thuyết phục
ngày càng mạnh mẽ” [73, tr. 746]; hay Nhân vật mụ Mão (Người mẹ không con)
thƣờng xuyên phải chịu đựng những trận đòn thừa sống thiếu chết của ông chồng vũ phu nát rƣợu, điên khùng. Sự vũ phu, ngƣợc đãi của chồng ngày càng làm cho mụ Mão trở nên sợ hãi, nhẫn nhục hơn. Mụ tự an ủi: “mụ thấy rằng mụ cứ phải ăn ở
như thế còn mặc giời với hắn. Số phận mụ bắt mụ phải thế, mụ còn phải vâng theo cho đến chết. Không thế, ai bảo mụ đi lấy chồng...” [37, tr. 417). Nhân vật mụ Mão
là đại diện của những ngƣời phụ nữ bị hành hạ quá nhiều trở lên cam chịu, nhẫn nhục, không thể và không dám phản kháng để thay đổi số phận của mình.
Bên cạnh đó, hoàn cảnh sống đói khát, tăm tối, bế tắc, đầy giả dối, đầy tội lỗi ở cả nông thôn và thành thị đã nảy sinh ra loại nhân vật nổi loạn (nhân vật lƣu manh, trộm cắp,...) nhằm phản ứng một cách tiêu cực xã hội đen tối, bất công, vô nhân đạo đƣơng thời.
Đầu tiên phải kể đến các nhân vật là phu phen, thợ thuyền… cùng quẫn quá đâm ra phản ứng cực đoan: rƣợu chè, cờ bạc, đánh chửi vợ con, ngày càng chìm sâu vào sự bê tha bế tắc, thậm chí là tội lỗi nhƣ các nhân vật trong các truyện: Bố con lão Đen, Sau hai mươi năm, Người mẹ không con... Sau đó là những loại nhân vật cùng khổ “buôn bán đầu đường cuối chợ, kéo xe, khuân vác, cúp tóc, đốt
lửa, thợ sắt, giang hồ” [73, tr. 229]. Có biết bao ngƣời lao động chăm chỉ, cần mẫn
ở nhà quê đã phải trôi dạt ra thành phố kiếm sống, bị vắt kiệt sức lao động mà tồn tại nhƣng rốt cục càng chăm chỉ chịu khó, họ càng bị bọn thống trị lợi dụng, bòn rút đến tận xƣơng tủy. Chỉ nói riêng đến môi trƣờng thành phố Hải Phòng với những địa danh nhƣ Cầu Ca Rông, Vườn hoa đưa người, Ngõ Cấm, Sáu Kho, Hạ
Lý, chợ Con... là những khu công nghiệp Cảng, nơi tập trung đủ mọi hạng ngƣời,
muốn tồn tại đƣợc thì phải lừa lọc, chém giết lẫn nhau để mƣu sinh. Vì thế, nó “đẻ ra” những hạng ngƣời lƣu manh, trộm cắp, đĩ điếm, giang hồ. Họ đều là dân “tứ xứ” gặp nhau, đều là những cảnh “cùng đƣờng mạt lộ” bỏ quê hƣơng gia đình đi kiếm sống, muốn tồn tại đƣợc phải liều lĩnh, phải tranh giành quyết liệt, thậm chí phải triệt hạ lẫn nhau. Tiêu biểu cho loại nhân vật này phải kể đến các nhân vật nhƣ: Năm Sài Gòn, Tƣ lập lơ, Chín hiếc, Chín Huyền, Bảy Hựu... những tay trùm có oai quyền mà “các cánh chạy vỏ phải nép mình dưới một oai quyền cho ai sống được
sống, cho ai chết được chết, bảo ngồi tù phải ngồi tù” [74, tr. 383]. Trong một xã
hội mà con ngƣời “lấy quê hương và gia đình làm đề lao, anh em thân thích là tụi
đồng nghệ quỷ quyệt” [74, tr. 393] ấy đã tạo nên những tính cách tàn nhẫn, thậm chí
độc ác, thủ đoạn, vô cảm, dửng dƣng trƣớc những tội ác của đồng loại. Một xã hội đầy sự tranh giành lừa lọc, trộm cƣớp, chém giết… ấy đã không còn có chỗ sống cho những con ngƣời lƣơng thiện, nên muốn sống đƣợc thì… một là phải nhịn nhục, hai là phải lừa lọc, chém giết, trộm cƣớp lẫn nhau… mà thôi! Có những cô gái quê vì những hủ tục, những luật lệ khe khắt, lạc hậu của chế độ phong kiến đã phải bỏ
làng mà ra thành phố, để rồi bị lừa bịp, bị cƣỡng hiếp, bị đẩy vào nhà chứa… trở thành gái điếm, trở thành những bỉ vỏ (nhân vật Tám Bính trong Bỉ vỏ); hay rơi vào ổ của bọn cờ bạc và buôn lậu (nhân vật Muống trong Quán Nải), hoặc trở thành lƣu manh, trộm cƣớp (nhân vật Bảy Hựu trong Bảy Hựu)…
Ngoài hoàn cảnh, môi trƣờng sống ấy tạo nên những tính cách (nhƣ kể trên) của nhân vật, thì bản chất xấu xa của chế độ thực dân phong kiến vô nhân đạo ấy cũng đã tác động sâu sắc đến từng số phận con ngƣời. Môi trƣờng sống và bản chất xã hội đó đã khiến cho rất nhiều ngƣời muốn quay trở lại cuộc sống lƣơng thiện cũng không thể nào quay lại đƣợc. Bởi xã hội có những “ông quan công minh đến
nỗi nhiều kẻ, nhà không có mà ở, bát không có mà ăn, vợ lìa chồng, bố bỏ con, nhưng chẳng hề dám hé răng kêu nửa lời, vì kêu vào đâu? Ai nghe cho?”, thế là con
đƣờng trở thành ngƣời lƣơng thiện của họ chỉ còn là ảo tƣởng! Bọn cảnh sát thì luôn cấu kết với bọn buôn thịt bán người ở nhà nhà chứa. Bọn chủ tây, chủ ta trong các nhà máy, hầm mỏ thì bòn rút, bóc lột, thậm chí cƣỡng bức tàn nhẫn phụ nữ - kể cả phụ nữ có thai đến mức trụy thai hoặc biến họ thành những cái xác không hồn. Đó là ở thành phố, còn ở thôn quê thì bọn cƣờng hào, ác bá sau lũy tre xanh lừa lọc, lợi dụng hủ tục o ép, bóc lột dân nghèo. Chỉ một cô gái quê chửa hoang mà cả làng đƣợc ăn vạ, bọn cƣờng hào ác bá lợi dụng để phạt vạ, kiếm chác. Để lo đƣợc cái vạ ấy, ngƣời ta chỉ còn cách bán cả nhà cửa, ruộng vƣờn mà đi tha phƣơng cầu thực, phải bỏ làng đi vất vƣởng nơi đầu đƣờng xó chợ, hoặc bán mình trong các nhà chứa mạt hạng nơi thành phố. Tất cả môi trƣờng hỗn độn vô nhân đạo ấy đã hùa vào nhau để ức hiếp những con ngƣời lao động nhỏ bé, khốn khổ, đẩy họ vào những thảm cảnh khác nhau. Hiện thực cuộc sống ấy tất yếu tạo ra những con ngƣời nổi loạn, không làm chủ đƣợc lý trí, tình cảm và hành vi của mình - họ trở thành những kẻ lƣu manh, trộm cắp, gái điếm... Xây dựng những kiểu nhân vật có tính cách nhƣ vậy, một mặt Nguyên Hồng đã phản ánh sinh động và sâu sắc hiện thực đen tối trong xã hội đƣơng thời, mặt khác ông cũng cố gắng lý giải ngọn nguồn nguyên nhân đã tạo nên những loại ngƣời có tính cách ấy. Vì thế, nhân vật “nổi loạn” của nhà văn dù là ở dạng nào cũng đều là đáng thƣơng hơn đáng giận - bởi họ là sản phẩm của một xã hội, một môi trƣờng đen tối, bế tắc, không lối thoát - Đó cũng chính là ý nghĩa nhân đạo cao cả đƣợc toát ra từ những sáng tác của Nguyên Hồng.
Để thể hiện đƣợc một tính cách nhân vật một cách sống động cũng nhƣ để khẳng định môi trƣờng, hoàn cảnh sống đã tạo nên tính cách con ngƣời, Nguyên Hồng đã luôn đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt và cực độ. (Cực độ là “mức cao
nhất của một trạng thái” [149, tr. 305], nhƣ: Khốn khổ cực độ, bất hạnh cực độ, và
những thử thách cực độ để bộc lộ những tính cách (có khi là tính cách cao thƣợng, hay tính cách mềm yếu nhu nhƣợc, hoặc tính cách mạnh mẽ ngỗ ngƣợc, tính cách lƣu manh),… còn đặc biệt chính là sự “khác hẳn với những trường hợp thông thường về tính chất, chức năng hoặc mức độ” [149, tr. 383]). Việc tạo nên những
tình huống cực độ và những hoàn cảnh đặc biệt nhƣ vậy, Nguyên Hồng đã thể hiện tính cách nhân vật của mình một cách chân thực và sinh động nhất.
Khảo sát một số sáng tác của Nguyên Hồng nhƣ: Bỉ vỏ, Mợ Du, Linh hồn, Bố con lão Đen, Nhà sư nữ chùa Âm Hồn, Đây, bóng tối, Người con gái, Vực thẳm, Giọt máu, Miếng bánh, Trong cảnh khốn cùng, Con chó vàng... chúng tôi thấy, nhà
văn đã tạo ra nhiều tình huống nghệ thuật nhằm thể hiện sức chịu đựng kỳ lạ của nhân vật cũng nhƣ để khẳng định bản chất tốt đẹp của họ. Ví dụ nhƣ, khi xây dựng hình tƣợng nhân vật Tám Bính (Bỉ vỏ), tác giả đã đặt nhân vật này vào trong những tình huống hết sức đặc biệt để miêu tả quá trình từ một cô gái quê trong sáng, lƣơng thiện, bị xô đẩy vào con đƣờng tha hóa và trƣợt dài đến lƣu manh hóa. Quá trình ấy là cả một chuỗi những sự kiện, tình huống đầy bất hạnh của nhân vật: Khi là cô gái quê ngây thơ, trong sáng tin vào tình yêu, tin vào cuộc đời thì Tám Bính bị lừa dối, bị phụ bạc; khi là ngƣời mẹ với những khát khao đau đáu đƣợc làm mẹ thì Bính bị chia lìa tình mẫu tử; khi là ngƣời vợ với ƣớc muốn có một gia đình ấm cúng, bình yên thì luôn phải sống trong sự sợ hãi và luôn tự giày vò mình vì tội lỗi. Là ngƣời lúc nào cũng khao khát cuộc sống lƣơng thiện thì kết cục Bính không thể nào quay lại cuộc sống bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác bởi tội ác mà cô đã gây ra... Tám Bính chính là hiện thân của số phận vừa đau đớn, đắng cay, vừa tủi nhục, bất hạnh. Nhân vật Tám Bính thực sự đã trở thành điển hình cho loại nhân vật “chịu nạn” của Nguyên Hồng. Trong truyện ngắn Linh hồn, Nguyên Hồng cũng đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh đầy kịch tính. Nhân vật Hai mươi hai đã phải đi tù thay chồng tám tháng trong lúc bụng mang dạ chửa vì nhà đoan khám thấy có rƣợu lậu trong nhà. Nhƣng đi tù nào đã đƣợc yên,
Hai mươi hai phải đi làm cỏ vê, rồi bị cai ngục “tò mò lật áo, lật yếm, lật khăn” làm
vào tình huống cực độ hơn nữa, Hai mươi hai bị cai ngục hãm hiếp đến sảy thai rồi chết! Tình huống này làm ngƣời đọc càng tăng thêm sự xót thƣơng vô hạn với thân phận ngƣời phụ nữ và sự căm hận đối với những kẻ đểu giả, độc ác, táng tận lƣơng tâm. Đặt nhân vật vào tình huống đầy thử thách và đau khổ cực độ ấy, nhà văn nhằm khẳng định tâm hồn trong sáng của Hai mươi hai, tuy thân xác bị làm nhục nhƣng vẫn thủy chung với ngƣời chồng nghèo khổ ở quê nhà. Qua đó, nhà văn đã khắc sâu hơn nữa bản chất tàn ác, dã man mất hết tính ngƣời của lũ “mặt ngƣời dạ thú” - những kẻ bóc lột thống trị đƣơng thời.
Nguyên Hồng luôn có ý thức đặt nhân vật của mình vào những tình huống thử thách cực độ, cố xoáy sâu vào những tình huống bi thảm với những nỗi khổ bất hạnh chồng chất lên nhau. Nếu tình huống truyện của Thạch Lam đƣợc diễn ra trong khoảng khắc nào đó (nhƣ khi Gió lạnh đầu mùa về, hay Tối ba mươi đến…) thì tình huống truyện của Nguyên Hồng mỗi lúc càng thêm căng thẳng, bức bối ngột ngạt, các nhân vật phải hứng chịu những nỗi khổ tƣởng nhƣ không thể khổ hơn. Những kiểu nhân vật này của Nguyên Hồng mang một nét gì đó nhƣ kiểu nhân vật “chịu nạn”, mang màu sắc của Thiên chúa giáo. Nhân vật Bính (Bỉ vỏ), Hai mƣơi hai
(Linh hồn), những ngƣời đàn bà trong tù (Tết của tù đàn bà),... trong những lúc đau
khổ tột cùng đều hƣớng về Chúa với một niềm an ủi về sự nhẫn nhịn, sự chịu đựng của mình. Và cũng đúng nhƣ một số nhà nghiên cứu đã khẳng định: Nguyên Hồng
có thói quen đã trút lên đầu nhân vật của mình đủ mọi nỗi khổ nhục, nỗi éo le để nói cho hết cho thỏa nỗi khốn khổ của nhân vật, và cũng là để cho thỏa cái tình thương mênh mông của mình đối với những con người khốn khổ ấy.
Mặt khác, khi tạo những tình huống cực độ và đặc biệt nhƣ vậy, Nguyên Hồng đã thể hiện đƣợc bản chất tốt đẹp của con ngƣời lao động. Ta thấy nhà văn luôn tin vào bản chất tốt đẹp (giầu đức hy sinh, cao thƣợng, đầy tình nhân ái…) của họ, phát hiện ở họ tiềm tàng một bản năng mãnh liệt để hƣớng tới thiện căn bền vững. Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật đƣợc thể hiện ngay trong những hoàn cảnh nghiệt ngã và bi kịch nhất. Chẳng hạn khi Bính sa chân vào nhà chứa, khi là một bỉ
vỏ nhƣng vẫn luôn luôn khát khao cuộc sống lƣơng thiện; Mợ Du gặp lại đứa con
trong sự khao khát cháy bỏng mà xót xa của tình mẫu tử; Mụ Mão thƣờng xuyên bị chồng đánh bầm dập, thâm tím cả mình mẩy nhƣng vẫn hầu hạ chồng cơm ngày
hai bữa, vẫn chui ra rúc vào với những đứa con riêng của chồng… thì vẻ đẹp
thiêng liêng của tình mẫu tử lại ngời sáng làm cảm động lòng ngƣời.
Khảo sát các tác phẩm của Nguyên Hồng, chúng tôi thấy nhà văn đã tỏ ra rất có ý thức xây dựng hoàn cảnh, môi trƣờng sống để khắc họa tính cách nhân vật. Đó là khi nhà văn đã đặt nhân vật vào những tình huống căng thẳng, ngặt nghèo, quyết liệt; hoặc khi phải đối mặt với những điều kiện sống khắc nghiệt, phi nhân tính, đẩy con ngƣời vào bƣớc đƣờng cùng, buộc phải có những sự lựa chọn dứt