Tình hình tài sản, nguồn vốn của ngân hàng VIB chi nhánh Thanh Khê

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ Mobile Banking tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng (Trang 56 - 58)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2.5Tình hình tài sản, nguồn vốn của ngân hàng VIB chi nhánh Thanh Khê

Bảng2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn củangân hàng VIB chi nhánh Thanh Khê

giai đoạn 2017 –2019

Đơn vịtính: Triệuđồng

CHỈ TIÊU 2017 2018 2019

So sánh

2018/2017 2019/2018

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) +/- % +/- %

TÀI SẢN 2.116 100 3.156 100 4.378 100 1.040 49,1 1.222 38,7 Tiền mặt 26 1,2 36,2 1.1 45,8 1.0 10,2 39,2 9,6 26,5 Tiền gửi tại các TCTD 14 0,7 13,4 0.4 15,6 0.4 -0,6 -4,3 2,2 16,4 Cho vay khách hàng 1.345 63,6 2.204 69,8 3.253 74,3 859 63,9 1.049 47,6 Tài sản cố định 11 0,5 12,4 0.4 13,6 0.3 1,4 12,7 1,2 9,7 Tài sản có khác 720 34,0 890 28,2 1.050 24,0 170 23,6 160 18,0 NGUỒN VỐN 2.116 100 3.156 100 4.378 100 1.040 49,1 1.222 38,7 Vốn huy động 1.559 73,7 2.450 77,6 3.431 78,4 891 57,2 981 40,0 Vay từ các TCTD 260 12,3 260 8,2 260 5,9 0 0 0 0 Vốn và các quỹ 145 6,9 195 6,2 290 6,6 50 34,5 95 48,7 Nguồn vốn khác 152 7,1 251 8,0 397 9,1 99 65,1 146 58,2

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng)

Để có một cái nhìn tổng quan về sức mạnh tài chính của ngân hàng, ta tiến hành xem xét bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Thanh Khêgiai đoạn 2017-2019.

Về tài sản

Qua bảng ta thấy tổng tài sản của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Tổng tài sản của ngân hàng trong năm 2017 là 2.116 triệu đồng, năm 2018 là 3.156 triệu đồng và năm 2019 là 4.378 triệu đồng; năm 2018 so với 2017 tăng 1.040 triệu đồng hay tăng 49,1%; năm 2019 so với 2018 tăng 1.222 triệu đồng hay tăng 38,7%. Sỡ dĩ tăng như vậy là nhờ chi nhánh hoạt động có hiệu quả, sức mạnh tài chính ngày càng tăng phù hợp với hoạt động ngày một lớn hơn của ngân hàng và nhu cầu của khách hàng.

Khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng. Vì cho vay là hoạt động kinh doanh tạo ra Nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Cho vay khách hàng năm 2017 là 1.345 triệu đồngchiếm 63,6%, năm 2018 là 2.204 triệu đồng chiếm 69,8% và năm 2019 là 3.253 triệu đồng chiếm 74,3%. Năm 2018 so với năm 2017 tăng 859 triệu đồng hay tăng 63,9%; năm 2019 so với năm 2018 tăng1.049 triệu đồng hay tăng 47,6%.

Tuy nhiên hoạt động tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD) lại chiếm tỉ trọng thấp và khôngổn định qua các năm. Năm 2017 tiền gửi tại các TCTD là 14 triệu đồng chiếm 0,7%, năm 2018 giảm xuống còn 13,4 triệu đồng chiếm 0.4%, năm 2019 tăng lên 15,6 triệu đồng chiếm 0,4% . Năm 2018 so với năm 2017 giảm -0,6 triệu đồng (tương ứng-4,3%), năm 2019 so với năm 2018 tăng 2,2triệu đồng (tương ứng 16,4%). Tiền gửi tại các TCTD hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Tài sản có khác bao gồm trang thiết bị và vật liệu như máy tính, lãi và phí phải thu từ hoạt động tín dụng,… giá trị của tài sản này cũng thay đổi qua 3 năm. Cụ thể, năm 2017 là 720 triệu đồng, năm 2018 là 890 triệu đồng và năm 2019 là 1.050 triệu đồng. Năm 2018 so với năm 2017 tăng 170 triệu đồng hay tăng 23,6%; năm 2019 so với năm 2018 tăng 160 triệu đồng hay tăng18%.

Giá trị tiền mặt và tài sản cố định cũng thay đổi qua 3 năm. Tiền mặt năm 2018 so với 2017 tăng 10,2 triệu đồng (tương ứng 39,2%), năm 2019 so với 2018 tăng 9.6 triệu đồng (tương ứng 26,5%). Tài sản cố định năm 2018 so với 2017 tăng 1,4 triệu đồng (tương ứng 12,7%), năm 2019 so với 2018 tăng1,2 triệu đồng (tương ứng9,7%).

Về nguồn vốn

Nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên qua 3 năm. Năm 2017 tổng Nguồn vốn của ngân hàng là 2.116 triệu đồng, năm 2018 là 3.156 triệu đồng và năm 2019 là 4.378 triệu đồng. Năm 2018 so với 2017 tăng 1.040 triệu đồng hay tăng 49,1%; năm 2019 so với 2018 tăng 1.222 triệu đồng hay tăng 38,7%. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh cũng tăng trưởng theo chiều hướng tốt đã làm cho uy tín, hình ảnh cũng như chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao.

Trong cơ cấu nguồn vốn của VIB Thanh Khê, vốn huy động từ khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất, qua 3 năm luôn chiếm trên 70%. Có thể thấy rằng huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu song hành với nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng thương mại. Đây là nghiệp vụ tạo vốn cho tất cả các hoạt động ngân hàng. Với sự nỗ lực trong việc huy động từ khách hàng có sự gia tăng qua các năm, cụ thể năm 2017 là 1.559 triệu đồng chiếm 73,7%, năm 2018 là 2.450 triệu đồng chiếm 77,6%, năm 2019 là 3.431 triệu đồng chiếm 78,4%. Vốn huy động năm 2018 so với 2017 tăng 891 triệu đồng (tương ứng tăng 57,2%), năm 2019 so với năm 2018 tăng mạnh981 triệu đồng (tương ứng tăng40,0%).

Vốn, các quỹ và các nguồn vốn khác tăng nhưng không đáng kể qua các năm. Hoạt động vay từ TCTD lại có xu hướng giảm qua các năm. Nhìn chung, Nguồn vốn và Tài sản của VIB chi nhánh Thanh Khê đều tăng qua các năm, cho thấy rằng VIB Thanh Khê đã có những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên, trong thời gian tới, VIB Thanh Khê cần mở rộng hơn nữa để phát huy hết khả năng vốn có của mình,đem lại nguồn thu nhập ngày càng cao và phát triển cho ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Thanh Khê nói riêng và ngân hàng TMCP Quốc tếViệt Nam nóichung.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ Mobile Banking tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng (Trang 56 - 58)