Lịch sử hình thành và phát triển ngành viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng mạng điện thoại di động của sinh viên đại học Huế (Trang 39 - 42)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành viễn thông Việt Nam

Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam đến nay có thể được chia làm 04 giai đoạn gồm: Giai đoạn phục vụ, giai đoạn kinh doanh độc quyền, giai đoạn

mở cửa tạo cạnh tranh và giai đoạn chuẩn bị hội nhập quốc tế.

Giai đoạn phục vụ

Từ trước năm 1987, ngành Bưu điện Việt Nam còn rất nghèo nàn lạc hậu, hoạt động chỉ mang tính chất phục vụ cho mục đích thông tin liên lạc của Đảng và Nhà

nước. Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975, lĩnh vực thông tin và vô tuyến điện lúc này chủ yếu là để phục vụ cho

chiến tranh và cho sự quản lý điều hành của Nhà nước, phục vụ cho công cuộc xây

dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Sau khi đất nước thống nhất, hệ thống tổ chức ngành Bưu điện được chia làm 04 cấp: Tổng cục Bưu điện; Bưu điện Tỉnh Thành phố và các đặc khu trực thuộc Trung ương; Bưu điện Huyện và tương đương; Trạm bưu điện xã và tương đương. Từ sau năm 1979, Tổng cục Bưu điện vừa giữ vai trò quản lý Nhà nước vừa tổ chức các hoạt động kinh doanh bưu chính viễn thông. Theo Nghị định số 390/CP ngày 02/11/1979 của Hội đồng Chính phủ: “Ngành Bưu điện là cơ quan thông tin liên lạc của Đảng và chính quyền các cấp, đồng thời là một ngành kinh tế - kỹ thuật của nền kinh tế quốc

dân, hoạt động theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa và chế độ hạch toán

kinh tế”. Ngày 15/8/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 121- HĐBT ban hành Điều lệ Bưu chính và Viễn thông, xác định: “Mạng lưới bưu chính và viễn thông quốc

gia là mạng lưới thông tin liên lạc tập trung thống nhất trong cả nước, do Nhà nước độc quyền tổ chức và giao cho ngành Bưu điện quản lý, khai thác để phục vụ nhu cầu

truyền tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, các lực lượng vũ trang, các tổ

độ hạch toán kinh tế”. Đến năm 1990, Tổng cục Bưu điện lại được giao cho Bộ Giao

thông Vận tải và Bưu điện đảm nhận chức năng quản lý nhà nước.

Có thể nói, trong giai đoạn này vai trò của ngành bưu điện chưa được nhìn nhận đầy đủ, ngành bưu điện được xem là một ngành kinh tế kỹ thuật và hoạt động chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc của Đảng là Nhà nước, vai trò kinh doanh gần như bị che mờ hoàn toàn.

Giai đoạn công ty hoá

Ngày 7/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 115/HĐBT chuyển Tổng

cục Bưu điện thành Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, nằm trong Bộ

Giao thông vận tải và Bưu điện. Đến năm 1992, Chính phủ đã ra Nghị định số 03/CP

về việc thành lập Tổng cục Bưu điện là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng

quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông, kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu Phát thanh

Truyền hình và công nghiệp Bưu điện trong cả nước. Lúc này, hoạt động quản lý Nhà

nước về lĩnh vực viễn thông và hoạt động quản lý công tác khai thác, sản xuất kinh

doanh dịch vụ viễn thông đã được tách rời nhau. Trong giai đoạn từ 1990 đến 1995,

Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là đơn vị độc quyền phát triển

mạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.

Giai đoạn mở cửa thị trường tạo cạnh tranh

Năm1995, ngành viễn thông khởi động cạnh tranh với việc thành lập Công ty cổ

phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty Viễn thông Quân Đội

(Viettel). Cũng trong năm này, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 249/TTg về

việc thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trực thuộc Chính phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất lưu thông, sự nghiệp về Bưu

chính - Viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện trước đây. Tuy nhiên, đến năm 1996,

Tổng cục Bưu điện lại được thành lập để giữ vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu

chính viễn thông. Trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2000, mặc dù đãđược thành lập nhưng hai công ty viễn thông mới vẫn chưa có những hoạt động nào đáng kể.

VNPT vẫn là đơn vị độc quyền hoàn toàn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bưu chính

Với định hướng đúng đắn của các nhà quản lý thông qua chiến lược đầu tư vào

công nghệ hiện đại, bắt đầu từ giai đoạn này tốc độ phát triển thuê bao viễn thông Việt Nam tăng rất nhanh, đạt mức bình quân trên 30%/năm. Vào năm 1995 Việt Nam mới

chỉ có tổng cộng khoảng 720 ngàn thuê bao thìđến năm 2000 Việt Nam đãđạt trên 2,1 triệu thuê bao. Ngành viễn thông lúc này đã trở thành một ngành kinh tế trọng điểm,

có mức đóng góp ngân sách hàng đầu Việt Nam.

Trước xu thế hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin, đồng thời để nâng

ngành viễn thông lên một tầm cao mới, vào năm 2002 Chính phủ đã ra quyết định

thành lập Bộ Bưu chính viễn thông với tư cách là cơ quan của Chính phủ thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử,

internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia

trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ

sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu

chính, viễn thông và công nghệ thông tin.

Đến năm 2003, ngành viễn thông thực sự chuyển từ độc quyền công ty sang cạnh

tranh trong tất cả các loại dịch vụ. Tổng cộng có 6 công ty hạ tầng mạng được thiết lập

mạng lưới và cung cấp dịch vụ gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

(VNPT), Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông Điện lực

(EVN Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) và Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel). Trong đó VNPT, Viettel và EVN Telecom được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định nội hạt và quốc tế. Có 5 công ty được thiết lập

mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động gồm: VMS, GPC, Viettel, SPT và Hanoi Telecom. Thị trường viễn thông bắt đầu sôi động từ giai đoạn này với sự cạnh tranh

mạnh mẽ từ các doanh nghiệp viễn thông mới đối với VNPT.

Giai đoạn chuẩn bị hội nhập quốc tế

Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đặc biệt là sự

kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 23/3/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 58/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, thành lập 3 tổng công

ty viễn thông vùng và các công ty viễn thông khác thuộc tập đoàn, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ngành viễn thông Việt Nam. Dịch vụ bưu chính lúc này đã

được tách ra khỏi viễn thông. Hiện nay, việc xúc tiến tổ chức và chuẩn bị các điều kiện

hoạt động theo mô hình mới hiện nay vẫn đang được VNPT tiến hành rất khẩn trương. Như vậy, cùng với quá trìnhđổi mới mở cửa thị trường của đất nước, ngành viễn

thông Việt Nam đãđi từ một ngành chủ yếu đóng vai trò phục vụ (thời kỳ kháng chiến

phục vụ thông tin liên lạc cho chiến trường, thời kỳ trước 1986 phục vụ công tác quản lý, điều hành của Đảng và Nhà nước) sang định hướng thị trường thông qua việc thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Xa hơn nữa, để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập quốc tế, ngành viễn thông đã dần dần giảm được tình trạng độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tập dượt, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông khác trên thế giới. Có thể nói,

ngành viễn thông Việt Nam luôn luôn đồng hành với quá trình phát triển của đất nước,

mọi giai đoạn phát triển của đất nước đều có sự đóng góp không nhỏ của ngành viễn

thông Việt Nam.[9]

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng mạng điện thoại di động của sinh viên đại học Huế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)