Trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, nếu có sự tham gia của nhiều người thì đều đòi hỏi phải có kế hoạch. Kế hoạch hóa có vai trò rất to lớn. Nếu làm việc mà không có kế hoạch thì sẽ rất khó đạt được kết quả cao bởi vì “Người nào bắt tay vào giải quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung, thì người đó trong mỗi bước đi sẽ không tránh khỏi những vấp váp một cách không tựgiác” [20].
Theo Unesco kế hoạch hóa trong giáo dục là áp dụng sự phân tích hệ thống và hợp lý các quá trình phát triển giáo dục nhằm làm cho giáo dục đạt
được các kết quả và có hiệu quả phù hợp với những yêu cầu và nhiệm vụ của người học và xã hội đặt ra[37].
Kế hoạch tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học ởtrường THPT là một bản thiết kếvà hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện giảng dạy các bài học tiếng Anh bao gồm các nội dung như: Xác định mục tiêu, Thiết kế các hoạt động học tập và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động dạy học.
Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học bao gồm các bước sau:
- Đầu năm học Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng các nhóm trưởng chuyên môn nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học theo chỉ đạo của Bộ/ Sở Giáo dục và Đào tạo; khung kế hoạch năm học; Chuẩn kiến thức kỹ năng của môn Tiếng Anh cho từng khối lớp; Các nội dung giáo dục có thể tích hợp; Khả năng dạy học phân hóa với các đối tượng HS; CSVC; Năng lực của đội ngũ GV.
- Yêu cầu GV giảng dạy xây dựng kế hoạch tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh của cá nhân dựa trên những mục tiêu, mức độ năng lực đã xác định của từng khối, lớp, đối tượng HS.
Xây dựng kế hoạch phải dựa trên cơ sở chỉ đạo của ngành. Kế hoạch dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực phải phù hợp với chương trình nhà trường, đối tượng học sinh và triển khai thực hiện về các nhóm chuyên môn, thường xuyên rút kinh nghiệm đánh giá kết quả đạt được để điều chỉnh, bổ sung cho những năm học tới.
1.4.2. Xây dựng mục tiêu, chƣơng trình, nội dung tổ chức môi trƣờng thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực ngƣời học ở trƣờng THPT
Mục tiêu là một phần quan trọng, là cái đích đến cuối cùng của quá trình dạy học. Các mục tiêu được xác định phải rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi. Trong dạy học, việc xây dựng mục tiêu dựa trên những yêu cầu cần đạt về
phẩm chất, năng lực của HS, “phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. Bất cứ một hoạt động học tập nào mà không xác định mục tiêu thì sẽ không có cơ sở để lựa chọn nội dung, chương trình cũng như phương pháp giảng dạy, càng không thể đánh giá được sự tiến bộ của học sinh.
Vậy xây dựng mục tiêu tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận năng lực người học thực chất là xác định cụ thể nội dung kiến thức, các phẩm chất, năng lực cốt lõi, kỹnăng giao tiếp mà học sinh cần hình thành và đạt được sau khi hoàn thành một bài học, một hoạt động giao lưu hay một hoạt động trải nghiệm thực tế.
Chương trình dạy học là bản kế hoạch cho một hoạt động dạy học. Bản kế hoạch đó cho GV và HS biết toàn bộ nội dung cần dạy học. “Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh được thiết kế trên cơ sở hệ thống chủ điểm, chủđề có liên quan chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa và phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp theo yêu cầu cần đạt quy định cho mỗi cấp học” [8].Nội dung môn Tiếng Anh được tổ chức theo mạch tương ứng với bốn kĩ năng giao tiếp cơ bản. Bốn mặt kĩ năng này được triển khai thành hệ thống các chuẩn cần đạt đối với từng kĩ năng.
Môi trường học tập và giảng dạy là yếu tố quan trọng trong một nhà trường. Một môi trường học tập tốt sẽ có tác động lớn đến hiệu quả học tập của HS. Xây dựng chương trình tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh nghĩa là: xây dựng môi trường học tập tốt: trước hết là phải có cảnh quan sư phạm, không gian đẹp, sạch sẽ, khang trang, đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho học tập, nghiên cứu của học sinh. Môi trường dạy học tiếng Anh không chỉ trong nhà trường mà còn bên ngoài nhà trường, hay nói cách khác là “Cộng đồng học tiếng Anh” với nhiều hình thức khác nhau: để hỗ trợ cho việc dạy chính khóa, các nhà trường tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh ở nhiều khối lớp. Mở
rộng hơn, các nhà trường có thể tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh theo cụm trường. Liên kết, phối hợp với các trung tâm ngoại ngữ để giao lưu, trải nghiệm với GV bản ngữ của các trung tâm tiếng Anh. Thiết lập các mối liên kết bên ngoài nhà trường như: thành lập các cụm trường trong một quận, các câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức các hoạt động giao lưu học tập kinh nghiệm giữa các địa phương... để mở rộng môi trường phát triển các kĩ năng dạy học tiếng Anh cho cả HS và GV. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh thông qua các hoạt động ngoại khóa là một nội dung quan trọng và là một yêu cầu không thể thiếu trong dạy học và giáo dục của nhà trường. Tổ chức thực hành tiếng Anh qua hoạt động ngoại khóa, giúp HS hiện nay có thể nắm vững cấu trúc ngữ pháp, thuộc lòng nhiều từ vựng và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra nhưng hiệu quả giao tiếp chưa cao.
Thực hiện tốt sự phối hợp tổ chức các hoạt động học tập cho HS học tiếng Anh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần giúp HS có cơ hội trau dồi, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, khuyến khích HS mạnh dạn, tự tin giao lưu với GV bản ngữ giảng dạy tiếng Anh để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh của mình.
1.4.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực người học ởtrường THPT