phát triển năng lực người học.
a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp:
Đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức môi trường thực hành Tiếng Anh cho giáo viên theo tiếp cận phát triển năng lực người học nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và của giáo viên.
Để CBQL và giáo viên Tiếng Anh nắm rõ được những hoạt động cụ thể trong năm học, có được lộ trình phát triển năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, xây dựng môi trường thực hành Tiếng Anh có hiệu quả, đội ngũ giáo viên là nhân tố nòng cốt quyết định chất lượng giảng dạy do vậy cần đủ về cơ cấu số lượng, đảm bảo có trình độ chuyên môn và năng lực sư
phạm, có tâm huyết và tận tụy với nghề là tiêu chí hàng đầu. Muốn đạt được những tiêu chí trên, nhà quản lý phải có kế hoạch bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn, mở các lớp tập huấn cho Giáo viên.
b. Nội dung và cách thức thực hiện:
Đầu năm học nhà trường phải có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh cụ thể giáo viên Tiếng Anh cần được bồi dưỡng năng lực đánh giá chương trình giảng dạy để lựa chọn ngữ liệu dạy học phù hợp tạo ra môi trường học tập hiệu quả đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định của cấp học.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiếng Anh với nội dung chương trình tổ chức môi trường thực hành Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học. Kế hoạch phải cụ thể, nội dung cần tập trung bồi dưỡng các phương pháp dạy học tích cực, thời gian thực hiện phải phù hợp.
- Giáo viên Tiếng Anh sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường Thanh Xuân- Cầu Giấy đề xuất kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Đối với các trường trong cụm mỗi trường có một kế hoạch đổi mới, mỗi giáo viên có kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn theo chu kỳ, theo chuyên đề, tham gia đầy đủ và hiệu quả.
- Tổ chức tốt hội giảng hàng năm vào các dịp lễ lớn như lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, bồi dưỡng giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp thành phố để giáo viên tự nhìn nhận cách thức giảng dạy của mình, học hỏi từ đồng nghiệp từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng hoặc có trách nhiệm bồi dưỡng đồng nghiệp.
- Chỉđạo sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn hiệu quả. Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Nội dung tập trung vào thống nhất nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, PPDH từng bài, từng phần kiến thức trao đổi về nội dung, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực người học.
- Cần quản lý có hiệu quả việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên (việc bồi dưỡng thường xuyên), tạo điều kiện để giáo viên có điều kiện đi học nâng cao trình độ, tham dự các lớp tập huấn về đổi mới PPDH, KTĐG. Tổ chức cho giáo viên tham gia giao lưu học hỏi, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt là dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
c. Điều kiện thực hiện:
Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phụ trách môn Tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 cũng như chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiếng Anh trường THPT. Cụ thể: bậc 5 (C1) trở lên đối với giáo viên THPT của khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu. Sở GD-ĐT sẽ kết hợp với một tổ chức quốc tế có uy tín hoặc một trường đại học để khảo sát năng lực của toàn bộ giáo viên Tiếng Anh khi năm học đến.
- Nhà trường cần huy động các nguồn kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp dạy học tích cực cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh.
- Giáo viên Tiếng Anh cần được động viên , khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí đào tạo, thời gian, tinh thần để thực hiện bồi dưỡng vềnăng lực chuyên môn và đổi mới các hình thức dạy học tích cực.