Công tác phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc xây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức môi trường thực hành tiếng anh tại các trường THPT công lập quận cầu giấy hà nội theo tiếp cận phát triển năng lực người học (Trang 50 - 52)

hiện được mục tiêu giáo dục Hs một cách toàn diện thì cần phải đánh giá cao cả giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Thiếu đi một trong ba “chân kiềng” thì công tác giáo dục toàn diện không thể thực hiện tốt được.

1.5.3.1.Về phía gia đình: Gia đình giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giúp học sinh các hình thành những chuẩn mức đạo đức, ý thức trách nhiệm, thực hiện chức năng cơ bản của mình; Để có chức năng xã hội hóa tốt hình thành nhân cách con người, đồi hỏi phải có sự chăm sóc, dạy bảo, hướng dẫn, rèn luyện của các bậc phụ huynh giúp các em làm quen và thực hiện những chuẩn mực, nền nếp trong gia đình và ngoài xã hội.

1.5.3.2.Vềphía nhà trường

Tập trung tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cảnh quan môi trường tạo ra mội trường học tập thân thiện; tập trung đổi mới PPDH, giảm áp lực dạy học theo hình thức tiếp cận nội dung, thực hiện theo quan điểm tiếp cận năng lực; giảm áp lực về hình thức đánh giá học sinh như vậy mới có thể có môi trường học tập tích cực “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui” học sinh không cảm thấy ngại khi học Tiếng Anh. Như vậy, các em sẽ phát huy được tích cực, phát huy khảnăng, năng lực của mình trong môn học

1.5.3.3.Chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội ởđịa phương

Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường , gia đình và xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Luật Giáo dục năm 2005 tại chương VI, điều 97 nêu rõ trách nhiệm của xã hội “Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham gia, thực tập, nghiên cứu khoa học. Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Tạo điều kiện đểngười học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh. Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo

dục theo khả năng của mình”.

Việc tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh cho học sinh có thể được tổ chức thông qua các hoạt động văn hóa, ngoại khóa, trải nghiệm phối hợp với các tổ chức Đoàn thanh niên tại địa phương như: Cuộc thi Olympic tiếng Anh, Em tập làm hướng dẫn viên du lịch, hội nghị Mô hình liên hợp quốc thu nhỏ“MUN”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức môi trường thực hành tiếng anh tại các trường THPT công lập quận cầu giấy hà nội theo tiếp cận phát triển năng lực người học (Trang 50 - 52)