8. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học
a. Nhận thức về sự cần thiết của bồi dưỡng phát triển chương trình môn học
Bảng 2.5: Nhận thức về sự cần thiết của bồi dưỡng phát triển chương trình môn học
STT Mức độ cần thiết Cán bộ quản lý Giáo viên
SL % SL %
1 Rất cần thiết 12 80.0 239 69.3
2 Cần thiết 03 20.0 106 30.7
3 Không cần 0 0 0 0
(Nguồn thông qua khảo sát ở các trường THPT)
Sử dụng hệ thống câu hỏi và tổ chức khảo sát 15 cán bộ quản lý và 345 giáo viên. Kết quả (Bảng 2.5) cho thấy: hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng bồi dưỡng phát triển chương trình môn học cho giáo viên là cần thiết và rất cần thiết, cụ thể: Có 80.0% cán bộ quản lý và 69.3% giáo viên cho rằng rất cần thiết; 20.0% cán bộ quản lý và 30.7% giáo viên đánh giá ở mức độ cần thiết.
b. Nhận thức về vai trò củabồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học
Bảng 2.6: Nhận thức về vai trò của bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học
TT Vai trò của bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học Cán bộ quản lý Giáo viên SL % SL % 1
Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh
6 40.0 76 22.0
2
Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học giúp học sinh trang bị đầy đủ kiến thức, năng lực, thái độ phù hợp đảm bảo yêu cầu giáo dục và đào tạo hiện nay
5 33.3 68 19.7
3
Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn góp phần giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức trong môn học của mình
4 26.7 68 19.7
4
Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn.
4 26.7 68 19.7
5
Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.
3 20.0 67 19.4
(Nguồn thông qua khảo sát ở các trường THPT)
- Kết quả khảo sát (Bảng 2.6) cho thấy: cán bộ quản lý và giáo viên có những nhận thức khác nhau về vai trò của quản lý bồi dương năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.
+ Có 22,0% giáo viên cho rằng: Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho GV là đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học và phát triển năng lực học sinh; trong khi đó, ý kiến của đội ngũ CBQL lại chiếm đến 40,0% (Chênh lệch 18,0%);
+ Có 19,7 % giáo viên cho rằng: Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh, giúp học sinh trang bị đầy đủ kiến thức, năng lực, thái độ phù hợp yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, góp phần giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức chồng chéo trong môn học; và có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng sư phạm cho giáo viên; Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu phát triển năng lực học sinh là điều kiện tiên quyết thực hiện có hiệu quả chất lượng dạy học trong nhà trường.
- Nếu 19,7 % giáo viên cho rằng: Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực, giúp học sinh trang bị đầy đủ kiến thức, năng lực, thái độ phù hợp yêu cầu GD & ĐT hiện nay; Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học, giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức chồng chéo trong môn học; có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên: ở 2 nội dung này ý kiến của CBQL lại chiếm đến 33,3% (chênh lệch 13,6%) và có 26,7 % cán bộ quản lý cho rằng bồi dưỡng năng lực phát phát triển chương trình môn học giúp học sinh trang bị đầy đủ kiến thức, năng lực, thái độ phù hợp đảm bảo yêu cầu GD & ĐT hiện nay (nhiều hơn 7,0%).
+ Có 20,2% cán bộ quản lý khẳng định: Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lượng GD & ĐT trong nhà trường; Ý kiến giáo viên là 19,7% đồng ý với quan điểm này.
Dù có sự khác nhau trong nhận thức, nhưng nhìn chung đội ngũ CBQL và giáo viên đều đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của quản lý Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên. Đây là những thuận lợi để
các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh triển khai bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên đạt kết quả tốt.
c. Nhận thức về mức độ cần thiết các nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học
- Đánh giá mức độ cần thiết của nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Bảng số: 2.7) như sau:
Bảng 2.7: Đánh giá mức độ cần thiết của nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học
TT Các nội dung
Các mức độ (%)
CBQL Giáo viên
Rất
cần Cần Không cần Rất cần Cần Không cần
1 Bồi dưỡng kiến thức khoa học phát triển
chương trình môn học 86,6 13,4 0,0 82,9 13,0 4,1 2
Bồi dưỡng quy trình phát triển chương
Trình 93,3 6,7 0,0 44,9 50,1 5,0
3
Bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình môn học cấp độ bài giảng 93,3 6,7 0,0 61,7 38,3 0,0 4
Bồi dưỡng năng lực xây dựng các chủ
đề dạy học môn học 86,6 13,4 0,0 77,3 22,7 0,0 5
Bồi dưỡng năng lực xây dựng các chủ
đề học tập theo chương trình mới 86,6 13,4 0,0 63,1 36,9 0,0 6
Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển chương trình môn học
86,6 13,4 0,0 66,6 31,3 2,1
(Nguồn thông qua khảo sát ở các trường THPT)
- Kết quả khảo sát cho thấy:
+ Nội dung bồi dưỡng nâng cao kiến thức về khoa học chương trình, phát triển chương trình nhà trường THPT có 86,6 % CBQL các trường THPT cho là rất cần, còn lại 13,4% cho là cần; đối với đội ngũ giáo viên thì có 82,9% cho là rất cần, 13,0% cho là cần, chỉ có 4,1% cho là không cần. Nội dung này được đánh giá rất cao, rất cần trong công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên.
+ Nội dung bồi dưỡng quy trình phát triển chương trình có 93,3% CBQL các trường THPT cho là rất cần và 6,7% cho là cần; còn đối với đội ngũ giáo viên THPT thì có 44,9% cho là rất cần và 50,1% cho là cần và chỉ có 5,0% cho là không cần. Nội dung này được đánh giá là cần thiết trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THPT.
+ Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cấp độ bài giảng có 93,3% CBQL các trường THPT cho là rất cần và 6,7% cho là cần; còn đốivới đội ngũ giáo viên THPT thì có 61,7% cho là rất cần và 38,3% cho là cần. Nội dung này được đánh giá là rất cần thiết trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THPT.
+ Nội dung bồi dưỡng hình thành năng lực xây dựng các chủ đề bám sát cho giáo viên có 86,6% CBQL các trường THPT cho là rất cần và 13,4% cho là cần; còn đối với đội ngũ giáo viên THPT thì có 77,3% cho là rất cần và 22,7% cho là cần. Nội dung này được đánh giá là rất cần thiết trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THPT.
+ Nội dung bồi dưỡng hình thành năng lực xây dựng các chủ đề học tập mới cho giáo viên có 86,6% CBQL các trường THPT cho là rất cần và 13,4% cho là cần; còn đối với đội ngũ giáo viên THPT thì có 63,1% cho là rất cần và 36,9% cho là cần. Nội dung này được đánh giá là rất cần thiết trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THPT.
+ Nội dung bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho giáo viên có 86,6% CBQL các trường THPT cho là rất cần và 13,4% cho là cần; còn đối với đội ngũ giáo viên THPT thì có 66,6% cho là rất cần, 31,3% cho là cần và 2,1% cho là không cần. Nội dung này được đánh giá là cần thiết trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THPT.
- Kết quả thăm dò cho thấy đội ngũ CBQL và giáo viên đều nhận thức được việc bồi dưỡng phát triển chương trình môn học cho giáo viên là cần thiết và rất cần thiết. Đã xác định được tầm quan trọng, tính cấp thiết của quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.
2.3.1.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên
Để đánh giá mức độ thực hiệnbồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ thực hiện bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học
Mức độ đánh giá Đánh giágiáo viên của Đánh giá của cán bộ
CBQL Đánh giá chung n = 345 n = 15 n = 360 Đã làm rất tốt 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Đã làm tốt 55 16,0 2 13,4 57 15,8 Bình thường 166 48,0 5 33,3 171 47,5 Chưa tốt 124 36,0 8 53,3 132 36,7
(Nguồn thông qua khảo sát ở các trường THPT)
Kết quả khảo sát (Bảng 2.8) cho thấy không có ý kiến nào cho rằng năm 2018 - 2019 thành phố Bắc Ninh đã làm rất tốt công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; có 57 ý kiến (chiếm 15,8%) cho rằng đã làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; có 171 ý kiến (chiếm 47,5%) cho rằng công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở mức độ bình thường; có 132 ý kiến (36,7%) cho rằng thành phố triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở mức độ chưa tốt.
Những đánh giá nêu trên cho thấy việc xây dựng và tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh còn nhiều hạn chế; nhận thức của đội ngũ quản lý về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên còn những hạn chế nhất định; tổ chức bồi dưỡng đôi lúc còn hình thức, chưa chú trọng về chất lượng, chưa quan tâm đúng mức. Đây là
những nguyên nhân dẫn đến năng lực phát triển chương trình dạy học cho giáo viên ở các trường học THPT thành phố Bắc Ninh chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
2.3.2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn họccho giáo viên trường THPT