8. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng
- Một số giáo viên (nhất là những giáo viên đã có thâm niên công tác từ 25 năm trở lên), bằng lòng với kinh nghiệm và năng lực của mình; tâm lý an phận, không có nhu cầu bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nói chung, năng lực phát triển chương trình môn học theo yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT.
- Bên cạnh đó, do mức sống của giáo viên còn quá thấp, công việc hàng ngày khá căng thẳng, trong khi chếđộưu đãi, hỗ trợ giáo viên hiện nay vẫn chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Các trường chưa có chính sách mạnh trong thi đua khen thưởng, động viên giáo viên nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng. Sự thiếu động viên, khuyến khích làm cho giáo viên không tập trung cho công tác bồi dưỡng, không nhận thức đúng nhiệm vụ, quyền lợi bồi dưỡng để nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học của bản thân là góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
- Nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên. Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu thuyết trình, mang tính
hàn lâm, làm cho giáo viên không hứng thú. Nội dung bồi dưỡng chưa thể hiện được xu hướng đổi mới cách dạy và cách học, không phát huy được tính tích cực của đội ngũ giáo viên để nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu.
- Năng lực sư phạm của giảng viên tham gia giảng dạy các chuyên đề bồi dưỡng còn thiếu tính thuyết phục, chưa phát huy được tính tự học của học viên, nặng về lý thuyết, không bám sát thực tế. Mong đợi của đội ngũ giáo viên sau bồi dưỡng không được đáp ứng kịp thời. Do đó, giáo viên không tìm thấy động lực để tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học.
- Các trường THPT chưa có chế độ hỗ trợ, khen thưởng phù hợp để động viên, khích lệ giáo viên tham gia bồi dưỡng. Điều này cũng làm giảm sự nhiệt tình của giáo viên trong quá trình tham gia các lớp bồi dưỡng. Sự phối hợp với các đơn trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, chưa được thường xuyên còn mang tính thời vụ, khi cần mới phối hợp.
Kết luận chương 2
Nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Cho thấy bước đầu các trường THPT đã có nhiều cố gắng, đạt được những kết quả nhất định trong bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những hạn chế nhất định như: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá còn lệ thuộc và sự chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo. Các trường THPT chưa chủđộng trong việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, để xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên một cách chủ động và linh hoạt; Nhân thức của một số giáo viên và CBQL về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên còn hạn chế, chưa thấy hết được ý nghĩa và sự cần thiết của quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;
phương pháp tổ chức bồi dưỡng còn phụ thuộc tài liệu, nặng về thuyết trình; cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng còn phụ thuộc ngân sách Nhà nước cấp, chưa thu hút được các nguồn lực xã hội hóa, hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng và dạy học ở các trường THPT trong thành phố. Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa sát với năng lực giáo viên, chưa làm tốt công tác động viên khen thưởng; tài liệu phục vụ bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên còn rất hạn chế.
Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên nêu trên, là cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC
TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH