8. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng hoạt động bồi dưỡng năng lực
khoa học; với bộ công cụ kiểm tra, đánh giá được xây dựng chi tiết, đảm bảo tính khả thi cao.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo hướng tiếp cận năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên là thực hiện mục tiêu quan trọng trong bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp chođội ngũ giáo viên và CBQL. Nhiều giáo viên hiện nay sau khi được đào tạo, kể cả một số giáo viên có kinh nghiệm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay; chưa khẳng định được năng lực của bản thân trong nghề nghiệp và xã hội. Việc quản lý bồi dưỡng phát triển chương trình môn học cho giáo viên theo hướng tiếp cận năng lựclà hết sức cần thiết.
3.2.6. Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên
+ Nhằm phát hiện những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT; tạo không khí thi đua, động viên giáo viên và CBQL trong công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; những cá nhân, tập thể chưa thực hiện tốt cần có biện pháp uốn nắn khắc phục những hạn chế yếu kém.
+ Tăng cường công tác thi đuakhen thưởng công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên. Mục đíchđộng viên đội ngũ giáo viên và CBQL nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực phát triển chương trình môn học, gắn lợi ích kinh tế và tinh thần của đội ngũ nhà giáo và CBQL nhà trường.
- Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
+ Nội dung thi đua, khen thưởng trong bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, là xây dựng các tiêu chí thi đua khen thưởng đội ngũ giáo viên và CBQL tham gia các hoạt động bồi dưỡng; chế định động viên khen thưởng phù hợp là nguồn động viên khuyến khích giáo viên và CBQL thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
+ Hiệu trưởng các trường THPT xây tiêu chí thi đua về các mặt hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; nêu rõ nội dung, biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
+ Thành lập hội đồng thi đua khen thưởng cấp trường gồm: HT là chủ tịch, chủ tịch Công đoàn làm phó chủ tịch thường trực, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, bí thư đoàn trường, hội cựu chiến binh là thành viên (nếu có)… Hoạt động thi đua khen thưởng gắn với các tổ chức hội thi giáo viên giỏi nhân chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11); ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3), ngày thành lập quann đội nhân dân Việt Nam (22/12)…
+ Các đợt phát động thi đua cần có kế hoạch rõ ràng, nội dung cụ thể, có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; tổ chức động viên khen thưởng vật chất và
tinh thần gắn với lợi ích kinh tế; tránh tình trạng hình thức trong thi đua khen thưởng. Mức độ động viên khen thưởng, căn cứvào điều kiện kinh phí, vật chất của nhà trường để hội đồng thi đua khen thưởng quyết định mức thưởng cho phù hợp.
- Điều kiện thực hiện biện pháp:
+ Hiệu trưởng các trường THPT phải nhận thức đúngý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.
+ Các trường THPT cần thu hút các nguồn lực xã hội, nguồn lực vật chất và tinh thần dành cho công tác thi đua, khen thưởng. Trên cơ sở xây dựng một tập thể giáo viên, CBQL đoàn kết nhất trí, nêu cao tinh thần thi đua, tạo sự thống nhất trong hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.
+ Công tác thi đua khen thưởng phải cần đảm bảo tính công bằng, công khai, công minh, gắn với lợi ích kinh tế, tạo miềm tin trong tập thể giáo viên và CBQL và trên hết là sự công tâm của các cấp quản lý giáo dục.