8. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý
3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Chương trình giáo dục phổ thông mới, giúp học sinh tiếp cận với hệ thống kiến thức mới; trên cơ sở phát triển phẩm chất, năng lực và nhân cách con người; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghềđể có khảnăng thích ứng với những thay đổi của xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập.
3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
Xuất phát từ bản chất của quản lý, việc đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên phải tđảm bảo tính oàn diện, thông quacác khâu của quytrình quản lý: Lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức quá trình bồi dưỡng, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá.
Tính toàn diện trong các biện pháp đòi hỏi sự hài hoà giữa các mối quan hệ của các bên có liên quan. Từ mối quan hệ của các cấp quản lý trực tiếp và
gián tiếp đến chính quyền địa phương. Khi xây dựng các biện pháp quản lý cần xem xét các mối quan hệ để bảo đảm sự thống nhất và toàn diện trong quá trình vận hành.
Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên cần đảm bảo tính toàn diện; từ khâu tổ chức bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên, CBQL phù hợp với năng lực và yêu cầu nhiệm vụ sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ đến nội dung chương trình, phương pháp và hình thức bồi dưỡng.
3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý phải được xuất phát từ thực tiễn, thực trạng công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên. Tránh tình trạng đề xuất các biện pháp quản lý xa vời thực tiễn. Việc đề xuất các biện pháp phải trongđiều kiện thực tế cho phép tại các cơ sở giáo dục và khắc phục được những hạn chế trong công tác bồi dưỡng năng lực phát triểnchương trình môn học cho giáo viên.
Sự đổi mới trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là điều vô cùng quan trọng; các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên phải thể hiện và cụ thể hóa được mục tiêu, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Như vậy, các biện pháp quản lý đề xuất vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính thực tiễn trong quá trình thực hiện.
3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tế, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện tại các cơ sở giáo dục, phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ GV và CBQL ở cáctrường THPT.
Xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên phải đảm bảo tính khả thi;phải được kiểm chứng, khảo nghiệm để có những căn cứ khách quan, mang tính khả thi. Các biện pháp quản lý đề xuất khi áp dụng vào thực tiễn phải mang tính khả thi và hiệu quả
cao. Tính khả thi là điều kiện cần và đủ về phương pháp luận để biện pháp đề xuất trở thành hiện thực trong quản lý.
3.1.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Xuất phát từ bản chất của quản lý trong nhà trường; trong đó tập trung vào quản lý lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh và các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường; tạo môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
Tính đồng bộ của các biện pháp quản lý khi đề xuất, phải chú ý đến các yếu tốtác động vào các biện pháp như: năng lực của đội ngũCBQL, đội ngũ giáo viên, điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy học… Thực hiện tính đồng bộ của biện pháp sẽ phát huy được các thế mạnh trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên theo yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.
3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viêncác trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh