Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý bồi dưỡng năng lực phát

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý bồi dưỡng năng lực phát

+ Xác định rõ các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

+ Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên theo chuẩn;

+ Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau đợt bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

+ Xửlý các giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học.

- Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, đôi lúc còn chưa kịp thời, đánh giá chưa khách quan, chưa động viên được tập thể, cá nhân thực hiện tốt; chưa tạo được động lực thúc đẩy đội ngũ giáo viên, CBQL nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.

2.3.3. Thc trng các yếu tảnh hưởng đến vic qun lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên phát triển chương trình môn học cho giáo viên

2.3.3.1. Các yếu tố khách quan

Thông qua việc phỏng vấn 05 giáo viên và 02 phó hiệu trưởng câu hỏi:

Thày (cô) cho biết có những yếu tố khách quan nào ảnh hưởng đến việc quản lý bồi dưỡng năng lực pháttriển chương trình môn học cho giáo viên? Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất?

Cô N.T.T.H, tổ trưởng chuyên môn tổ Tổng hợp trường THPT Hoàng Quốc Việt cho biết, nhóm yếu tố khách quan gồm quan điểm chỉ đạo, công tác

kiểm tra đánh giá; cơ sở vật chất kĩ thuật… nhưng nhân tố quan trọng nhất là công tác kiểm tra đánh giá.

Thày N.V.N, Phó hiệu trưởng trường THPT Lý Thường Kiệt cũng cho rằng có các yếu tố nêu trên nhưng quan trọng nhất lại là cơ sở vật chất.

Qua các câu trả lời có thể đi đến kết luận sau:

- Thứ nhất:

Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT; cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường đều chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đánh giá của các cấp quản lý (ngành giáo dục và UBND địa phương). Nếu cấp trên chỉ đạo cụ thể, quyết liệt và tổ chức kiểm tra, đánh giá một các chính xác thì tiến độ thực hiện mới có thể đảm bảo theo đúng kế hoạch đặt ra.

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục của từng cấp học hằng năm, ngành GD&ĐT có sự chỉđạo rất cụ thể và nhấn mạnh những nội dung trọng tâm trong năm học và giao quyền tự chủ cho các đơn vị trường học trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng cho các nhà trường. Đây chính là cơ sở pháp lý để Hiệu trưởng các nhà trường đề ra biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả.

Định hướng phát triển chương trình môn học, giao quyền cho các trường THPT về bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; tăng cướng kiểm tra đánh giá thì Hiệu trưởng các trường THPT mới tổ chức thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên theo hướng tích cực.

- Thứ hai:

CSVC nhà trường là một trong các yếu tố có ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng phát triển chương trình môn học cho giáo viên. Nếu CSVC nhà trường đầy đủ từ phòng học, phòng bộ môn đảm bảo đúng chuẩn quy định; trang thiết bị dạy học đầy đủ và đảm bảo chất lượng; thư

viện điện tử đạt chuẩn theo quy định của Bộ GDĐT; các công trình phụ trợ, các nhà chức năng... đầy đủ. Sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL và giáo viên thực hiện bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phát triển chương trình môn học; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng và hiệu quả.

2.3.3.2. Các yếu tố chủ quan

Với câu hỏi: Thày (cô) nhận thấy trong các yếu tố sau, yếu tốnào có ý nghĩa quyết định đối với công tác quản lý bồi dưỡng chương trình phát triển môn học cho giáo viên? Hầu hết giáo viên đều thống nhất với các nội dung sau:

- Thứ nhất: Nhận thức của CBQL và giáo viên:

Nhận thức là một yếu tố quan trọng, quyết định thành công của đơn vị trong việc quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên. Nếu CBQL, giáo viên nhận thức đúng sẽ là cơ sởđể quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.

- Thứhai: Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý:

Quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động đạt tới mục tiêu đã định.

Vì vậy, người quản lý phải năng lực quản lý, có tầm nhìn tốt về xu thế phát triển của xã hội và lĩnh vực ngành đểxác định mục tiêu giáo dục của nhà trường, quản lý và thực thi nhiệm vụGD&ĐT một cách đúng hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

- Thứ ba: Chất lượng đội ngũ giáo viên:

Chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển chương trình môn học, để làm tốt việc phát triển chương trình thì ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ giáo viên cần phải có các kiến thức khoa học rộng, xác định đúng mục tiêu môn học, thiết kếchương trình và tổ chức thực thi

nội dung chương trình môn học một cách hiệu quả.

Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên là yếu tố có tác động trực tiếp đến quản lý phát triển chương trình môn học. Nếu đội ngũ giáo viên có năng lực tốt thì việc thực hiện phát triển chương trình thuận lợi, nhanh chóng đạt kết quả. Ngược lại nếu đội ngũ giáo viên không có năng lực thì việc rà soát nội dung chương trình, việc thiết kế sắp xếp kế hoạch giáo dục mới là một vấn đề khó khăn. Năng lực của giáo viên cũng sẽ quyết định đến việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy. Năng lực của đội ngũ giáo viên sẽ thuận lợi cho Hiệu trưởng trong quản lý bồi dưỡng phát triển triển chương trình môn học và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Năng lực của đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng trong quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để phát triển chương trình môn học theo yêu cầu đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa THPT.

- Thứtư: Chất lượng giáo dục học sinh:

Chất lượng học sinh là cũng là yếu tốtác động trực tiếp trọng trong việc phát triển chương trình môn học của giáo viên. Bất kỳ một nội dung chương trình môn học nào cũng cần phù hợp với năng lực học sinh. Vì vậy, chất lượng giáo dục học sinh là yếu tố tác động quan trọng tới quản lý bồi dưỡng năng lực

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)