Khái quát về giáo dục cấp THCS thành phố Móng Cái

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 40)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Khái quát về giáo dục cấp THCS thành phố Móng Cái

2.1.2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh

Toàn thành phố có 64 cơ sở giáo dục, trong đó 52 trường học từ cấp mầm non đến THPT gồm 19 trường Mầm non, 14 trường Tiểu học, 13 trường THCS, 03 trường TH&THCS, 01 trường THCS-THPT, 02 trường THPT; 01 trung tâm GDNN-GDTX và 11 cơ sở giáo dục mầm non tư thục. Tổng số nhóm, lớp học các cấp, các loại hình từ Mầm non đến THPT là 842 lớp, trên 2,8 vạn học sinh. Hệ thống trường lớp được đa dạng hóa cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn Thành phố; ngoài hệ thống trường công lập còn 6 trường ngoài công lập (04 trường mầm non, 01 trường Tiểu học và 01 trường THCS-THPT) và 11 lớp mầm non tư thục độc lập. Có 17 trường

có cấp THCS với 175 lớp, trên 6.800 học sinh (số liệu đầu năm học 2019-2020).

2.1.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngày càng được tăng cường, củng cố.Hiện nay toàn thành phố 100% kiên cố hóa, có 47/52 = 90,4 % trường đạt Chuẩn quốc gia, trong đó cấp THCS đạt chuẩn quốc gia là 15/17 = 88,2%, tỷ lệ kiên cố hóa 17/17=100%. Hàng năm, các trường làm tốt công tác xã hội hóa để bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường, nhiều trường có 100% lớp học gắn máy chiếu cố định phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, trong 3 năm gần đây, một số trường được đầu tư lớp học thông minh từ nguồn kinh phí của tỉnh, đồng thời, UBND Thành phố đã trang cấp 28 bục giảng thông minh cho 28 lớp học Chất lượng cao cấp THCS trên địa bàn. Từng bước xây dựng trường, lớp học thông minh, từ năm học 2019-2020 thí điểm triển khai 04 trường, trong đó có 02 trường cấp THCS.

2.1.2.3. Tình hình đội ngũ

Đến thời điểm tháng 11 năm 2019, toàn cấp học THCS trên địa bàn có 31 cán bộ quản lí, 32 nhân viên phục vụ và 314 giáo viên (thiếu 27 giáo viên theo kế hoạch). 100% cán bộ quản lí, giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó trình độ trên chuẩn đạt 78,7%.

2.1.2.4. Chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục - đào tạo đã có những chuyển biến tích cực. Phương pháp dạy học tại các nhà trường đã được đổi mới theo tinh thần phát huy tính năng động, chủ động và tích cực của người học, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông

tin vào quá trình dạy học. Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực và định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục, việc kiểm tra đánh giá đã chuyển từ đánh giá theo nội dung kiến thức, kỹ năng sang đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày càng được khẳng định, bước đầu tiếp cận các Thành phố, Thị xã lớn trong Tỉnh (Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều, Uông Bí). Hàng năm tỷ lệ hạnh kiểm tốt, khá tại các trường đều đạt từ 98% trở lên (trong đó hạnh kiểm tốt từ 76% trở lên), hạnh kiểm yếu dưới 1%; chất lượng học lực có chuyển biến tích cực, năm sau cao hơn năm trước, hàng năm tỷ lệ học sinh đạt học lực giỏi, khá từ 60 % trở lên (trong đó học lực giỏi đạt từ 15 % trở lên), tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém dưới 2.5% (kém dưới 1%). Bảng 2.1: Xếp loại hạnh kiểm của học sinh cấp THCS (2016-2019) Năm học Tổng số HS Tốt Khá Tr.bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2016-2017 5.870 4551 77,53 1215 20,70 102 1,74 02 0,03 2017-2018 6.146 4871 79,25 1184 19,26 92 1,50 00 00 2018-2019 6.422 5157 80,30 1150 17,91 107 1,67 03 0,05 (Nguồn: Phòng GD&ĐT Móng Cái, tháng 11/2019)

Bảng 2.2: Xếp loại học lực của học sinh cấp THCS (2016-2019) Năm học Số HS Giỏi Khá Tr.bình Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2016- 2017 5870 1.049 17,87 2569 43,76 2140 36,46 111 1,89 01 0,02 2017- 2018 6.146 1.104 17,96 2.747 44,70 2.217 36,07 78 1,27 0 0,00 2018- 2019 6.422 1.248 19,43 2.926 45,56 2.164 33,70 73 1,14 0 0,00

Tỷ lệ học sinh tỷ lệ chuyển lớp thẳng đạt từ 95.8%, chuyển lớp sau hè đạt 99.5% trở lên, lưu ban hàng năm dưới 1% và tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 0,5%.

Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm đều đạt từ 99,8%.

Số lượng học sinh thi đỗ vào trường Chuyên Hạ Long và các trường THPT có chất lượng ở Hà Nội tăng cao (hàng năm từ 40 đến 55 học sinh).

Nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn được lãnh đạo Thành phố, phòng GD&ĐT và các nhà trường luôn quan tâm trong nhiều năm gần đây. Từ năm học 2013- 2014 đến nay, thành phố Móng Cái được chuyển sang dự thi tại Bảng A của tỉnh (gồm thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, thị xã Đông Triều, Quảng Yên), chất lượng giáo dục mũi nhọn vẫn được duy trì và nâng cao cả về sốlượng và chất lượng giải, đặc biệt năm học 2017- 2018 đạt 82 giải trong đó 04 giải Nhất, năm học 2018-2019 đạt 81 giải, trong đó 05 giải Nhất cấp tỉnh.

Bảng 2.3: Số học sinh đạt giải trong các kì thi chọn HSG cấp Thành phố STT Năm học Số HS dự thi Số HS đạt giải Tỉ lệ Trong đó Nhất Nhì Ba KK 1 2016-2017 805 410 50,93 12 64 131 203 2 2017-2018 777 383 49,29 14 57 106 206 3 2018-2019 764 390 51,05 16 67 120 187

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Móng Cái, tháng 11/2019)

Bảng 2.4: Số học sinh đạt giải trong các kì thi chọn HSG cấp Tỉnh STT Năm học Số HS dự thi Số HS đạt giải Trong đó Nhất Nhì Ba KK 1 2016-2017 171 75 3 8 23 41 2 2017-2018 151 82 4 13 25 40 3 2018-2019 128 81 5 8 34 34

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Móng Cái, tháng 11/2019)

Hàng năm Phòng GD&ĐT tổ chức cuộc thi KHKT cấp thành phố thu hút 25 đến 30 sản phẩm/dự án dự thi và được Sở GD&ĐT lựa chọn 02 dự án/sản phẩm tham dự cấp tỉnh, 100% sản phẩm/dự án dự thi cấp tỉnh hàng năm đều đạt giải chính thức.

Phong trào TDTT, văn hóa văn nghệ triển khai rộng khắp tại các cơ sở giáo dục trực thuộc, các phong trào thi đua đã đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả tích cực. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành tổ chức, tham gia các hội thi lớn như: tuyên truyền phòng chống ma túy; tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường; tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy....tổ chức Hội thi ‘‘Họa mi vàng”, tổng phụ trách Đội giỏi các cấp; chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh thực hiện các Đề án giáo dục kĩ năng sống, học ngoại ngữ có yếu tố giáo viên người nước ngoài... qua đó, đã nâng cao phẩm chất đạo đức, kỹ năng sống, tinh thần trách nhiệm... của học sinh, góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong toàn ngành.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống cũng như quản lí hoạt động này nhằm đánh giá, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, xác định nguyên nhân của thành công cũng như chưa thành công trong một hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt tại các trường THCS tại Thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh trong công tác giáo dục hiện nay. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc đề suất các biện pháp quản lí

2.2.2. Nội dung khảo sát

Dựa trên cơ sở về lý luận, tôi xây dựng phiếu khảo sát dành cho 4 đối tượng là: Cán bộ quản lý; giáo viên; học sinh; phụ huynh học sinh. Thực trạng được đánh giá gồm 4 nội dung sau:

- Đánh giá thực trạng nhận thức về GTS cho học sinh các trường THCS tại thành phố Móng Cái.

- Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống của học sinh các trường THCS tại thành phố Móng Cái.

- Đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giáo dục GTS&KNS hiện nay: Về lập kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo các lực lượng tham gia tổ chức hoạtđộng GTS, kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS tại thành phố Móng Cái.

- Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS tại thành phố Móng Cái.

Phiếu 1: Dành cho Cán bộ quản lý gồm đủ 4 nội dung trên.

Phiếu 2: Dành cho giáo viên gồm nội dung 1, 2 và ý kiến đánh giá về thuận lợi,

khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Phiếu 3: Dành cho học sinh gồm nội dung 1 và 2.

Phiếu 4: Dành cho cha mẹ học sinh gồm nội dung 1, tầng 2 và đánh giá về sự

phối hợp và tham gia giáo dục giá trị sống của các lực lượng trong và ngoài Nhà trường cho học sinh THCS.

Đề tài tiến hành khảo sát trên 06 Trường THCS trên địa bàn Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với số lượng như sau:

STT Các trường CBQL GV CMHS HS Tổng 1 THCS Hòa Lạc 6 25 40 40 111 2 THCS KaLong 6 23 40 40 109 3 THCS Bình Ngọc 5 15 16 16 52 4 THCS Quảng Nghĩa 5 15 16 16 52 5 THCS Vĩnh Thực 4 10 8 8 30

6 TH&THCS Hải Sơn 4 10 8 8 30

7 Tổng 30 98 128 128 384

Sau khi kết thúc điều tra, sử dụng phương pháp thống kê SPSS để xử lý số liệu.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Sử dụng kết hợp phương pháp điều tra viết, quan sát, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp toán học trong nghiên cứu.

2.2.4. Phương thức x lý s liu

- Các câu hỏi điều tra được thiết kế theo 3 mức độ:

+ Mức độ phù hợp: có 3 phương án lựa chọn (rất phù hợp, tương đối phù hợp, không phù hợp)

+ Mức độ thực hiện trong môn học: có 3 phương án lựa chọn (tốt, trung bình, chưa tốt)

+ Mức độ thực hiện trong HĐ NGLL: có 3 phương án lựa chọn (tốt, trung bình, chưa tốt)

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.1. Thực trạng nhận thức về giá trị sống cho học sinh trường THCS thành phố Móng Cái, tnh Qung Ninh Móng Cái, tnh Qung Ninh

2.3.1.1. Nhận thức về khái niệm giá trị sống

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về khái niệm giá trị sống Khái niệm

giá trị sống

Mức độđánh giá

CBQL Giáo viên Cha mẹ HS Học sinh Tổng SL (%) TL SL (%) TL SL (%) TL SL (%) TL SL (%) TL

A. Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người.

0 0 3 3,1 6 4,7 12 9,4 21 5,5

B. Một thứ gì đó có giá trị khi nó được nhận thức như là sự cần thiết, là tốt, được mong đợi và có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, thái độ, hành vi của một cá nhân. 0 0 8 8,2 7 5,5 17 13,3 32 8,3 C. Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.

1 3,3 8 8,2 12 9,4 10 7,8 31 8,1

Từ bảng 2.5 trên cho thấy đánh giá của CBQL, GV, PH và HS được thể hiện như sau: Ý kiến D được đánh giá cao nhất và cũng là tổng hợp các ý kiến về khái niệm giá trị sống. Có tới 96,7% cán bộ quản lý; 80,6% giáo viên; 80,4% phụ huynh học sinh và 69,5% học sinh chọn ý kiến D. Tổng có 300/384 (chiếm 78,1%) số ý kiến chọn phương án D. Điều này cho thấy đa số CBQL, GV, PH và HS đều nhận thức đúng về giá trị sống.

Bên cạnh đó vẫn có những ý kiến đánh giá khác như 8,3% ý kiến chọn phương án B (Một thứ gì đó có giá trị khi nó được nhận thức như là sự cần thiết, là tốt, được mong đợi và có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, thái độ, hành vi của một cá nhân). 8,1% chọn phương án C (Giá trị sống là những thứđược cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày) và 5,5% ý kiến chọn phương án A (Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người); đó là các phương án lựa chọn đúng nhưng chưa đầy đủ về khái niệm giá trị sống và qua đánh giá cho thấy số lượng lựa chọn phương án này chỉ chiếm tỷ lệ thấp.

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của CBQL,GV, phụ huynh và học sinh về 12 giá trị sống

cho học sinh THCS

Tác giả đã đưa ra 12 GTS để đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV, PH, HS, kết quả thu được như sau:

a. Nhận thức về mức độ phù hợp của 12 giá trị sống đối với học sinh

Bảng 2.6. Thực trạngnhận thức về mức độ phù hợp của 12 giá trị sống cho HS THCS

STT Đối tượng khảo sát

Mức độ phù hợp

Rất phù hợp Tương đối phù hợp phù hợpKhông

SL % SL % SL %

1 Cán bộ quản lý 28 93,3 2 0,7 0 0

2 Giáo viên 82 83,7 16 16,3 0 0

3 Phụ huynh 97 75,8 31 24,2 0 0

Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng 2.6, cho thấy có tới 93,3% CBQL, 83,7% Giáo viên, 75,8% phụ huynh học sinh và 65,6% số học sinh được điều tra cho rằng hoạt động GD GTS là rất phù hợp, chỉ có 0,7% CBQL, 16,3% Giáo viên, 24,2% phụ huynh học sinh và 34,4% số học sinh cho rằng hoạt động này là tương đối phù hợp. Không có ý kiến nào cho rằng không phù hợp.

Khi được hỏi về điều này một số người đã đưa ra quan điểm là việc tổ chức hoạt động GD GTS với 12 giá trị sống cho học sinh trong nhà trường THCS là cần thiết và phù hợp vì những lí do cơ bản sau:

- Đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí của các em HS là lứa tuổi mới lớn, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài do vậy các em rất khó chống chọi lại các tệ nạn xã hội như game online, bỏ nhà đi bụi, đánh nhau, chửi bậy…

- Việc trang bị những giá trị sống cần thiết giúp các em phát triển nhân cách toàn diện, hình thành những chuẩn mực xã hội, lối sống lành mạnh, thái độ đúng đắn để trở thành người công dân tốt, học sinh tốt, người con hiếu thảo trong gia đình, người bạn biết chia sẻ giúp đỡ trong học tập cũng như trong cuộc sống… và có những hành động, hành vi ứng xử có văn hóa trong cuộc sống

b. Nhận thức về mức độ thực hiện 12 giá trị sống trong môn học và trong HD NGLL cho học sinh THCS

Bảng 2.7 cho thấy kết quả đánh giá về mức độ thực hiện 12 giá trị sống trong môn học và trong HĐ NGLL được thể hiện như sau:

+) Đánh giá về mức độ thực hiện trong môn học: Ở mức độ thực hiện tốt CBQL đánh giá 40%, mức độ trung bình 46,7%, mức độ trung bình được đánh giá cao hơn và có 13,3% CBQL đánh giá mức độ thực hiện 12 giá trị sống trong môn học được thực hiện chưa tốt; mức độ trung bình được đánh giá cao hơn so với 2 mức độ còn lại. Đối với GV thì đánh giá cao nhất ở mức độ tốt là 54,1%, thấp hơn là mức độ trung bình là 38,8% và chỉ có 7,1% ở mức độ chưa tốt. PH và HS đều đánh giá việc thực hiện trong môn học ở mức tốt cao hơn, PH với 48,4%; HS với 53,1%, mức độ trung bình ở PH là 35,2% và HS

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)