7. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tổ chức hoạtđộng
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
GV có vai trò quyết định nói chung trong đó có GVCN lớp trong giáo dục GTS cho học sinh, sự thành công của các hoạt động giáo dục GTS phần lớn phụ thuộc vào cách thức triển khai, tổ chức, gây hứng thú học tập cho HS của GV. GV tích hợp “dạy chữ” với “dạy người”, kết hợp mục tiêu, nội dung bài học với rèn luyện GTS cho HS mang tính quyết định tới thành công của hoạt động quan trọng này.
Bồi dưỡng cho GV kỹ năng để tổ chức hoạt động GD GTS trong môn học và trong những hoạt động trải nghiệm hướng tới 2 nhóm đối tượng: GV các bộ môn nói chung và GVCN, GVTPT đội.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
Xác định trách nhiệm, vai trò quyết định của GVBM, GVCN, GVTPT Đội trong giáo dục GTS cho học sinh.
Với đội ngũ GVBM:
- Tập huấn kĩ năng dạy học liên môn, kĩ năng tích hợp mục tiêu, nội dung bài dạy với đặc điểm lịch sử, văn hoá... của địa phương, kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học lồng ghép với rèn luyện các GTS có ghi trong kế hoạch của năm học
- Tập huấn kĩ năng KTĐG dựa trên năng lực học sinh thay vì kiểm tra kiến thức như trước.
- Tập huấn kĩ năng tổ chức các giờ học ở các không gian khác nhau (ngoài lớp học).
- Tập huấn kĩ năng “nghiên cứu bài học”.
- Tập huấn các phương pháp dạy học thông qua trải nghiệm như: đóng vai, làm việc nhóm, giải quyết vấn đềvà tư duy sáng tạo…
* Với đội ngũ GVCN, GVTPT Đội:
Tập huấn phương pháp khảo sát, phân loại học sinh theo các tiêu chí, như học lực, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách, sở trường, hứng thú, thói quen... làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục.
Tập huấn các kỹ năng về thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, giáo dục cá biệt, tư vấn, tham vấn cho học sinh.
Tập huấn phương pháp đánh giá trong giáo dục nói chung, trong giáo dục GTS nói riêng.
3.2.2.3. Cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp
* Đối với cán bộ quản lý
Hiệu trưởng cần xử lý một cách bình đẳng giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục GTS, không xem nhẹ chức năng nào, có như vậy thì Hiệu trưởng nhà trường mới có những định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình đào tạo của nhà trường.
* Đối với giáo viên
Thực tế, mỗi giáo viên trong nhà trường được đào tạo ởđại học theo một chuyên môn nhất định, nặng về tri thức khoa học, khảnăng và kinh nghiệm giáo dục còn hạn chế, vì vậy cần bồi dưỡng cho họnăng lực tổ chức các hoạt động giáo dục.
Thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm, lãnh đạo nhà trường tổ chức cho giáo viên nhân viên học tập và thảo luận thực hiện các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, qua đó mọi người thấy được vai trò của hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trong nhà trường. Thông qua các hội nghị bồi dưỡng chuyên đề, tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau kinh nghiệm công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý giáo dục một tập thể học sinh, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả giáo dục giá trị sống cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và cá tính, sở thích của học sinh; biết cách giáo dục khéo léo; nhạy cảm, tinh tế trong ứng xử với học sinh và cha mẹ học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh. Vì vậy người cán bộ quản lý phải biết đánh giá đúng năng lực cán bộ giáo viên để lựa chọn, sắp xếp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm sao cho phù hợp, đồng thời phải bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có biện pháp chỉ đạo sát sao, thống nhất trong đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ chung của Nhà trường.
Hoạt động giáo dục giá trị sống là hết sức cần thiết trong các nhà trường hiện nay, song hoạt động này còn triển khai chưa thực sự hiệu quảtrong nhà trường, nên nhà quản lý muốn chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hoạt động, hiệu quả hoạt động này, ngoài việc tập huấn, trao đổi, tọa đàm để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức kỹnăng tổ chức, cần phải chỉđạo từ GV bộ môn, GVCN lớp, BCH đoàn trường, GV tổ chức HĐ NGLL, làm điểm, rút kinh nghiệm sau đó chỉ đạo thực hiện đại trà, tránh trường hợp để GV tự tìm hiểu, thử nghiệm, hiệu quả hoạt động sẽ không cao.
* Đối với học sinh
Hiện nay học sinh nhận thức được về vị trí, vai trò của hoạt động GD GTS đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của các em. Song thực tế hiện nay vẫn cần tuyên truyền hơn nữa để giúp các em hiểu sâu sắc hơn yêu cầu của xã hội ngày nay là đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ mà phải có hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống… Hoạt động GD GTS có thể trang bị vốn sống cho các em đáp ứng với đòi hỏi của xã hội
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng văn hóa nhà trường hướng tới GTS cho học sinh trường THCS
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Tạo được môi trường rèn luyện, văn hóa khi tham gia các hoạt động GTS thường xuyên cho học sinh toàn trường. Tạo sự thích thú, hấp dẫn, lôi cuốn cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục GTS. Qua các hoạt động đó, các em có nhận thức tốt về các giá trị sống, biết vận dụng, ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống. Từđó phát triển phẩm chất cá nhân, hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp ở các em.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
- Xây dựng các quy định để hình thành văn hóa ứng xử, giao tiếp,thái độ đúng đắn khi tham gia hoạt động GD GTS cho học sinh và giáo viên trong trường
- Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm môi trường tạo sự hấp dẫn cho các em khi tham gia hoạt động.
- Tạo cơ hội cho học sinh tham gia trải nghiệm các tình huống, các hoạt động GD giá trị sống, các hoạt động tham quan thực địa.
- Khai thác sử dụng hiệu quả, phù hợp, bảo đảm tốt nguồn lực cơ sở vật chất , các phương tiện tài liệu, tiết kiệm tài chính của nhà trường. Đồng thời huy động sự tham gia đóng góp, ủng hộ, tài trợ giáo dục của phụhuynh, các cơ quan, doanh nghiệp trong việc tổ chức các HĐ GD GTS
3.2.3.3. Cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp
- Xây dựng những quy định bắt buộc, tự nguyện và những quy chếkhen thưởng dành cho cả giáo viên và học sinh khi tham gia các hoạt động GD GTS. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học và giáo dục GTS cần tổ chức các hoạt động để tạo động lực cho tư duy phát triển. Các hoạt động phải thường xuyên được thay đổi hình thức hoạt động phong phú như các trò chơi, hoạt động phân vai, hoạt động nhóm, hoạt động vẽ, hát, múa, câu đố... Từ các hoạt động này giúp các em thích đến lớp, đến trường, với tinh thần “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thích tham gia các hoạt động, qua các hoạt động dần dần hình thành tình cảm, thái độ, hành vi đúng đắn ở các em đồng thời cũng tạo cho các em những mối quan hệ gần gũi thân thiện giữa các em với nhau và giữa các em với thầy cô, tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Với các giờ học trên lớp của các bộ môn: Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học, đặt câu hỏi tích hợp phù hợp với nội dung bài học, tăng cường cho các em liên hệ thực tế, luôn luôn đổi mới trong cách truyền tải kiến thức. Đối với các giờ sinh hoạt tập thể hoặc sinh hoạt lớp: Giáo viên cần đổi mới hình thức hoạt động, linh hoạt trong sử dụng phương pháp để triển khai nội dung GD GTS, tăng cường hoạt động tập thể gắn liền với hoạt động thực tiễn. GV có thể sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động để gây hấp dẫn cho HS trong hoạt động như: Phương pháp trò chơi, Phương pháp đóng vai, Phương pháp dạy học nhóm… qua những hoạt động chung như: thảo luận nhóm, thông qua các tình huống giả định, các trò chơi, thi văn nghệ... sẽ giúp các em trải nghiệm những giá trị sống và rèn luyện một số kỹnăng cần thiết.
- Đối với các hoạt động GD nói chung và HĐ NGLL nói riêng cần làm cho các hoạt động trở nên sinh động, thiết thực, gần gũi, không cứng nhắc máy móc nhằm phát huy ưu thế của các hoạt động GD đối với học sinh vào GD GTS.
- Có kế hoạch dành kinh phí mua bổ sung, sữa chữa thiết bị phục vụ hoạt động GD nói chung và hoạt động GD GTS nói riêng. Tuyên truyền tốt vềHĐ GD GTS tới phụ huynh và các lực lượng ngoài xã hội để họ thấy được ý nghĩa và mục đích tốt đẹp, cần thiết của hoạt động, từ đó CBQL, GV kêu gọi phụ huynh, người hảo tâm giúp đỡ, tài trợ, ủng hộ, hỗ trợ hoạt động…
Trong quá trình thực hiện nhà quản lý phải luôn tôn trọng, đề cao trách nhiệm đối với PH cũng như các lực lượng bên ngoài cùng với sự minh bạch về tài chính sẽ tiếp thêm lòng nhiệt huyết của GV, sự nhiệt tình của PH khiến học không tiếc thời gian, công sức, tiền bạc giúp đỡ nhà trường. Thông qua các HĐ không chỉ để GD GTS cho HS mà còn nảy sinh những tình cảm trong sáng gắn kết tình thầy trò, làm cầu nối vững chắc giữa nhà trường, cha mẹ HS và các lực lượng ngoài XH.
3.2.4. Biện pháp 4: Chủđộng hợp tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức HĐ GD GTS cho học sinh
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Các lực lượng trong Nhà trường, các thày cô giáo, các hoạt động dạy học trong môn học, hoạt động ngoại khoá trong trường có vai trò quyết định trong giáo dục GTS cho học sinh. Nhưng công tác giáo dục này phải được duy trì, củng cố, phát triển trong
gia đình, ngoài xã hội, vì các em còn là con em trong gia đình, công dân trong xã hội. Những gì các em học được trong trường không phải chỉđể thực hành trong trường, mà chủ yếu là để các em thể hiện mình là con ngoan trong gia đình và quan trọng hơn thể hiện mình là một công dân trưởng thành, có trách nhiệm với xã hội và có đủnăng lực để thực hiện trách nhiệm ấy.
Tổ chức, thiết lập mối liên hệ giữa nhà trường với CMHS, các tổ chức chính trị xã hội thành một mạng lưới, phối hợp chặt chẽ, hài hoà trong mọi hoạt động giáo dục GTS cho học sinh là một trong những điều kiện quyết định thành công của công tác này.
Việc phối hợp các lực lượng này sẽ tạo một môi trường giáo dục thống nhất, tác động liên tục tới nhận thức và hành động của các em, củng cố, duy trì, phát triển và áp dụng có hiệu quả những GTS đã được rèn luyện trong Trường.
Tạo dựng mối liên hệ này còn có tác dụng xác định trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, mà không khoán trắng cho nhà trường.
Trong quá trình phối hợp của nhà trường, cộng đồng trách nhiệm của nhà trường với các lực lượng này sẽ tạo nên một sức mạnh mới, hoạt động giáo dục có hiệu quả hơn, và cũng chính trong sự phối hợp đó mỗi tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm hơn với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
3.2.4.2 Nội dung biện pháp
- Thành lập hội cha mẹ học sinh.
- Thiết lập các kênh liên hệ, đảm bảo thông suốt 2 chiều trong quá trình tổ chức các hoạt động GD GTS
- Đối với các tổ chức chính trị- xã hội và xã hội thiết lập mạng lưới với các tổ chức này.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động và cơ chế phối hợp
3.2.4.3. Cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp
* Đối với CMHS
Hàng năm nhà trường tổ chức Đại hội CMHS các lớp và Đại hội CMHS toàn trường, qua đó thành lập được Ban đại diện CMHS từng lớp và Ban đại diện của toàn trường. Trong Đại hội sẽ thông qua kế hoạch hoạt động, cơ chế phối hợp giữa GVCN, BGH với Ban đại diện.
Nhà trường cùng ban đại diện CMHS xác định các kênh liên hệ, như nhắn tin, email, sổ liên lạc....
Nhà trường qui định các hoạt động có sự tham gia của Ban đại diện CMHS: họp hội đồng sư phạm của trường, tham gia các hoạt động của giáo viên (nghỉ hè, tham quan, lễ hội...), tạo mọi điều kiện để CMHS có trách nhiệm trong giáo dục con em mình, trong đó có giáo dục GTS.
Đối với các tổ chức chính trị - xã hội cả xã hội có trong địa phương
Mời đại diện các tổ chức này tham gia mạng lưới những đối tác của nhà trường trong giáo dục GTS cho HS. Mạng lưới này có chung một mục đích và trách nhiệm cao cả là hợp sức giáo dục những công dân gương mẫu của địa phương mình. Nhà trường chủ động giới thiệu những GTS mà nhà trường sẽ giáo dục cho HS và nêu những công việc mà mạng lưới này có khả năng phối hợp.
Thiết lập và thống nhất cơ chế phối hợp trong một mạng lưới, đồng thời xác định trách nhiệm của các tổ chức này trong việc phối hợp giáo dục GTS cho học sinh. Thành lập ban chỉđạo hoạt động giáo dục GTS trong đó có đại diện các tổ chức trong nhà trường, CMHS và các đoàn thể xã hội (có qui chế làm việc, lịch tiếp khách, địa điểm làm việc tại trường...).
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn các trường THCS thành phố Móng cái, tỉnh Quảng Ninh. Mỗi biện pháp có vị trí vai trò khác nhau, thể hiện sự độc lập tương đối nhưng giữa các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, tất cả tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm mục đích nâng cao chất lượng và tác động toàn diện lên đối tượng quản lí là hoạt động giáo dục GTS.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống xuyên suốt trong năm học theo chủ đề và lồng ghép vào môn học
Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục GTS trong môn học và hoạt động trải nghiệm
Biện pháp 3: Xây dựng văn hóa, tạo điều kiện để tổ chức hoạt động GD GTS cho học sinh các trường THCS
Biện pháp 4: Chủ động hợp tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức HĐ GD GTS cho học sinh
Bốn biện pháp bao quát hết các chức năng quản lí, và nếu được thực hiện một cách đồng bộ sẽ tạo ra một hệ thống lớn, trong đó Nhà trường với hạt nhân là một tập thể sư phạm gương mẫu, với các GV có phẩm chất đạo đức, giỏi về chuyên môn, thành thạo trong nghiệp vụ là nòng cốt, là hệ thống chính trong giáo dục GTS cho học sinh các trường THCS.
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của biện pháp quản lý đề xuất
3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm
3.4.1.1. Mục tiêu khảo nghiệm
Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất tác giả khảo sát, lấy ý kiến của CBQL, GV, CMHS nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của biện pháp. Từđó, có cơ sở áp dụng, triển khai các biện pháp đã đề xuất trong việc quản lý hoạt động GD GTS ở các